Đạo diễn với công tác diễn xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng (Trang 56 - 57)

8. Bố cục của luận văn

3.1. Cách chọn, sử dụng diễn viên

3.1.1. Đạo diễn với công tác diễn xuất

Công tác chỉ đạo diễn viên của đạo diễn căn cứ chủ yếu trên hai điều: thứ nhất là sự hiểu biết sâu sắc các nhân vật mà kịch bản mô tả, thứ hai là sự biểu hiện sâu sắc bản chất con ngƣời. Cách diễn xuất của diễn viên trong phim cần đảm bảo hai vấn đề này. Một đạo diễn giỏi không có thể không có ý niệm kỹ thuật gì về diễn xuất.Nếu họ biết quan sát con ngƣời thì họ có thể giải đáp mọi câu hỏi mà diễn viên nêu ra và có thể nêu lên đủ loại gợi ý.

Ngoài con mắt xác định ngoại hình của diễn viên phù hợp với nhân vật, ngƣời đạo diễn muốn chỉ đạo tốt diễn viên trƣớc tiên phải chọn đƣợc diễn viên giỏi, hoặc chí ít, dù là một diễn viên không chuyên chƣa từng một lần diễn xuất trƣớc ống kính máy quay, thì ngƣời đạo diễn cũng phải có cái nhìn sắc bén để nhận diện ra tiềm năng diễn xuất giỏi bên trong họ. Nhƣng dù là ai, thì điều này cũng đều đòi hỏi khá nhiều cuộc gặp gỡ và nói chuyện về mọi mặt: Chính trị, xã hội, cá nhân, gia đình, về tuổi thơ, về những khoảnh đời gian khó… Điều này, một cách gián tiếp giúp đạo diễn nắm bắt đƣợc tiềm năng của diễn viên mình định lựa chọn có phù hợp hay không, bởi qua những tiếp xúc này, ngƣời diễn viên sẽ bộc lộ ra những phần giấu kín trong con ngƣời xã hội của họ, có đôi khi, ngƣời đạo diễn lại có thể sử dụng chính tính dễ bị tổn thƣơng của một diễn viên nào đó để phục vụ cho mục đích làm việc trong cảnh quay khi bấm máy trên phim trƣờng.

Với phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng, có thể thấy vấn đề thực trạng đôi lúc không phải là tính cách diễn viên có thích hợp với nhân vật hay không, mà ở chỗ họ có thích hợp với đạo diễn của phim hay không. Bởi đa số các diễn viên đều ƣớc muốn và cố gắng không ngừng để có

thể hòa mình, nhập vào đời sống và tâm tƣ nhân vật, vì thế yếu tố ngoại hình diễn viên vẫn đƣợc ƣu tiên hàng đầu, cho nên việc tổ chức tuyển chọn diễn viên đƣơng nhiên trở thành một công đoạn quan trọng mang tính quyết định lớn trong thành công của một bộ phim.

Nghệ thuật chọn lựa diễn viên của đạo diễn Những đứa con của làng

là Nguyễn Đức Việt khá khác biệt. Điều này thể hiện khá rõ trong những diễn viên mà anh lựa chọn, đặc biệt là sự yêu thích những diễn viên tay ngang. Và trong đó thì sự lựa chọn những diễn viên tay ngang đã mang đến cách diễn xuất mới mẻ dành cho khán giả mà không làm mất đi cái hồn của tác phẩm. Cách thể hiện của Trần Bảo Sơn trong vai Đông trong Những đứa con của làng đã minh chứng cho điều đó.

Vai trò của đạo diễn trong mối quan hệ với diễn viên thành công hay không tùy thuộc vào rất nhiều khả năng phân vai của đạo diễn dành cho diễn viên. Ngƣời đạo diễn sẽ không chỉ am hiểu về nhân vật mà họ còn phải am hiểu chính diễn viên mà họ lựa chọn, để từ đó tạo ra cho diễn viên một cảm hứng diễn xuất mới, phát huy đƣợc hết khả năng biểu hiện của ngƣời diễn viên đó. Thế nên việc lựa chọn những diễn viên phụ không hề đơn giản nhƣ chúng ta tƣởng, không phải chỉ là chọn cho đủ thành phần mà ngƣợc lại chọn diễn viên phụ còn kì công và mất thời gian hơn rất nhiều. Bởi một lẽ rất hiển nhiên rằng, những việc nhỏ tốt thì sẽ giải quyết việc lớn tốt, diễn xuất của diễn viên chính có tốt hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều ở không khí diễn xuất trong phim, mà không khí diễn xuất ấy muốn có đƣợc thì phải từ những diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)