Một số hạn chế trongxây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng (Trang 76 - 80)

8. Bố cục của luận văn

3.3. Một số hạn chế trongxây dựng nhân vật

3.3.1. Một số hạn chế trong thể hiện không gian, bối cảnh trong mối quan hệ với tính cách nhân vật quan hệ với tính cách nhân vật

Nếu Sống trong sợ hãi đã tạo ra đƣợc một hoàn cảnh độc đáo, “dở khóc dở cƣời” - hai ngƣời vợ của Tải cùng chuyển dạ một lúc trong cùng một nhà hộ sinh - thì cũng chính những chi tiết không hợp lý trong chuyển biến tâm

trạng giữa hai ngƣời đàn bà này, càng làm phô thêm những sự bất hợp lý của phim. Một bên là hình ảnh của Thuận, ngƣời thuộc “gia đình cách mạng”, luôn yêu thƣơngvới ngƣời vợ hai, ngay cả trong lúc cô đang chuyển dạ. Trái ngƣợc lại, là hình ảnh cô Út, một cô gái quê miền Nam, lúc nào cũng trong tâm trạng giận hờn, ghen tức và luôn sẵn sàng tuôn ra những lời thô lỗ.

Trong việc dàn dựng để diễn viên bộc lộ tính cách nhân vật, trong

Những đứa con của làng đối với đạo diễn Nguyễn Đức việt, việc nhấn nhá

thêm một số chi tiết, hoặc kéo dài thêm ít giây để diễn viên bộc lộ diễn xuất nội tâm thì cảm xúc của ngƣời xem sẽ khác và hiệu quả diễn xuất sẽ cao hơn. Chẳng hạn nhƣ cảnh quân giặc giẫm lên ổ trứng, hay cảnh nhân vật Bè van lậy con gà, hoặc cảnh nhân vật Bƣởi khóc tức tƣởi trong chòi canh...

Trong cách xây dựng nhân vật, nhân vật ông Thập đƣợc xây dựng có phần xơ cứng, cƣờng điệu, khi ông chỉ thay đổi cách nghĩ khi nhận ra cái xấu chứ không bị cái tốt, ngƣời tốt cảm hóa. Ngoài ra, nhân vật Đông cũng đƣợc xây dựng với sự phát triển tâm lý, hành động còn đơn giản. Và một điểm trừ khác trong xây dựng nhân vật là hóa trang, do đó ngƣời xem chƣa thấy sự già nua, khắc khổ trên gƣơng mặt, đôi tay ông Thập, hay vết sẹo trên má nhân vật Bè…

Còn hạn chế khác về xây dựng nhân vật trong Những đứa con của làng. Ví dụ nhƣ vị trƣởng làng già chỉ chịu thay đổi suy nghĩ khi biết đƣợc sự thật về việc tên chủ tịch xã ăn chặn tiền làm cầu của dân, tức là chỉ khi ông nhận ra cái xấu chứ không phải vì ông đƣợc cảm hóa bởi những cái tốt, những con ngƣời tốt. Hay nhƣ khi nhân vật đứa con của tên phản bội do Trần Bảo Sơn đóng đƣợc cho là ngƣời xóa bỏ sự hận thù và hàn gắn nỗi đau, nhƣng lại chẳng có bất cứ việc làm gì ấn tƣợng ngoại trừ việc bày tỏ ý định bỏ tiền ra xây nốt chiếc cầu còn dang dở để đƣợc bốc mộ cha mình sang nơi khác, điều đó cho thấy sự vị kỷ chứ không vì lợi ích cộng đồng của anh ta.

Sống trong sợ hãi có cách xây dựng nhân vật mới lạ, nhƣng cái cách nhân vật yêu nhau (một số cảnh phòng the) tƣởng chừng phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý nhân vật, thể hiện sự căng thẳng, rối loạn, ức chế của nhân vật Tải trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt là cách anh giải tỏa nỗi ám ảnh và căng thẳng của mình, nhƣng thực tế vẫn là sự lạm dụng để ký thác vào đó một số ý tƣởng “câu khách” của đạo diễn, trong khi tâm lý nhân vật có thể đƣợc trau chuốt, làm kỹhơn qua những hoàn cảnh đạt hiệu quả không kém, nơi nhân vật Tải thể hiện sự căng thẳng, rối loạn, ức chế ấy.

Phim Sống trong sợ hãi của Bùi Thạc Chuyên đã cố gắng khiến ngƣời xem phải hiểu thông điệp của phim thông qua tính cách nhân vật. Đó là nỗi lo sợ luôn thƣờng trực ở ngƣời lính ngụy cũ: áp lực từ chính quyền, hoàn cảnh hôn nhân éo le, sợ mìn nổ... Khán giả biết có nhiều thứ đáng sợ nhƣng lại không thực sự có cảm giác sợ hãi. Tuy đã cốgắng thể hiện cảm giác hồi hộp cho những thao tác gỡ mìn của nhân vật nhƣng những cảnh ấy vẫn thiếu kịch tính nên chƣa thể tạo đƣợc một không khí cần có cho phim.

Bối cảnh phim Sống trong sợ hãi là vào thời điểm đất nƣớc Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn lịch sử, với bao nhiêu đổi thay sau tháng tƣ năm 1975. Nhƣng trong phim, ngƣời xem không tìm thấy đƣợc sự hoảng loạn hay những cảnh khó nghèo mà ngƣời dân đang phải đƣơng đầu. Theo nhƣ cốt truyện, nguyên nhân chính dẫn đến việc Tải, và những ngƣời khác, bất chấp mọi nguy hiểm trong cuộc sống, để đi đào bom mìn bán phế liệu, là vì họ đang đứng trƣớc thảm cảnh nghèo đói. Tuy vậy, ngƣời xem thấy các nhân vật đều có quần áo rất tƣơm tất, đặc biệt nhân vật chính là Tải. Những lần xuất hiện liên tiếp nhau, Tải thƣờng mặc những chiếc áo mới, không hề toát lên vẻ khó nghèo; với thân hình vạm vỡ, Tải không gợi hình ảnh của một ngƣời đang đứng trƣớc cảnh chết đói để phải lao mình vào công việc đào bom mìn tột cùng nguy hiểm. Nếu nhìn lại lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này, những

ngày sau năm 1975, miền Trung và miền Nam Việt Nam đã phải gánh chịu cảnh nghèo đói, cảnh “khoai mì, cơm độn” dai dẳng, kéo dài mãi cho đến khi xóa bao cấp, thì hình ảnh “gạo trắng nƣớc trong” là không đúng sự thật.

Dù có những thành công nhƣng Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng là những bộ phim chƣa sáng tạo thêm đƣợc không gian bối cảnh và

không gian nhân vật thực sự hiệu quả. Không gian trong phim chƣa thuyết phục đƣợc ngƣời xem rằng đây chính là môi trƣờng dành cho nhân vật. Những gì mà khán giả thấy phần nhiều là một môi trƣờng “do các nhà làm phim tạo ra”, điều này có thể lý giải do thực tế làm phim của chúng ta nhƣng cũng đồng thời do cách mà những nhà làm phim chọn lọc, xử lý chất liệu từ văn học.

3.3.2. Một số hạn chế khác

Mặt khác, trong cách làm việc và sử dụng diễn viên, nếu Huy Cƣờng, Thúy Hằng... đƣợc sử dụng phù hợp thì việc sử dụng Trần Bảo Sơn đã chƣa phát huy hết sức diễn của diễn viên có lối diễn khá hiện đại, kết hợp tốt phong cách Đông - Tây này.

Ngoài ra, việc thể hiện tính ẩn dụ, biểu tƣợng sẽ hiệu quả hơn nếu trong một số trƣờng đoạn, ngôn ngữ điện ảnh đƣợc thể hiện bằng các thủ pháp đúng và phù hợp hơn với nguyên tắc sáng tạo và diễn biến tâm lý nhân vật. Chẳng hạn nhƣ khi thể hiện, nhấn nhá tiếng thở của cặp Tùy - Bƣởi trong yêu đƣơng và tiếng thở của nhân vật Bè khi cõng Bƣởi vƣợt ra ngoài con đò lên bờ khi cô định tự tử… Nếu áp dụng tốt hơn ngôn ngữ điện ảnh thì những trƣờng đoạn nhƣ cảnh nhân vật Đông núp trong lòng con đò của Bƣởi, hay cảnh cậu bé Nam núp trong chiếc quan tài của ông Thập cũng có thể đạt đƣợc hiệu quả nghệ thuật cao hơn.

Một trong vấn đề tạo nên sự thành công và hiệu quả trong xây dựng nhân vật là mối quan hệ trong việc đồng sáng tạo giữa đạo diễn và biên kịch.

Nhƣng điều đặt ra với cả biên kịch và đạo diễn là phải làm sao để việc xây dựng nhân vật, cho dù có theo công thức thì vẫn phải giàu sức sống trong phim. Điều này đòi hỏi ngƣời nghệ sỹ sáng tác phải tập trung chăm chút cho các nhân vật trong bộ phim của mình, phải tìm những chi tiết đặc sắc để xây dựng tính cách, tâm lý, hành động, nguyên nhân tạo nên mâu thuẫn, xung đột của nhân vật.

Ngoài các thành phần biên kịch, đạo diễn, diễn viên, sự hạn chế của xây dựng nhân vật trong hai phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của

làng còn bởi vai trò của nhân vật chƣa đƣợc các thành phần còn lại của đoàn

phim nhƣ quay phim, phục trang… Chẳng hạn,trong phim Những đứa con của làng, cách tạo hình nhân vật có phần hơi cƣờng điệu (ngƣời xem băn

khoăn khônghiểu tại sao nhân vật Bè - một chàng trai tốt bụng, vì thƣơng dân làng đã tự mình làm cây cầu phao qua sông để mọi ngƣời đi lại dễ dàng - lại đƣợc tạodựng với một hình ảnh khá “lập dị” và ngốc nghếch…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)