Xây dựng nhân vậttrong mối quan hệ tam giác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng (Trang 37 - 42)

8. Bố cục của luận văn

2.2. Cách xây dựng mối quan hệ tam giác, cảnh nóng và lời thoại

2.2.1. Xây dựng nhân vậttrong mối quan hệ tam giác

Có thể nói, việc lựa chọn nhân vật xét cho cùng là một công việc mà nó bao hàm rất nhiều thứ liên quan với nhau - chọn nhân vật phù hợp để truyền tải nội dung, chọn số lƣợng nhân vật để đảm bảo thời lƣợng phim, chọn cách dựng sao cho nhân vật trở nên sắc nét,…

Không phải ngẫu nhiên mà hệ thống nhân vật trong Những đứa con của làng cũng đƣợc xây dựng tạo hiệu quả cả về nội dung và nghệ thuật.

Trong đó, một trong những nhân vật chính diện, trong mối quan hệ tam giác, đƣợc xây dựng tạo đƣợc sự ƣa thích nhất là nhân vật Bè, một ngƣời khùng nhƣng tốt bụng, không ăn ốc nhƣng đổ vỏ (tuy rằng motif này không mới),

một kiểu dã tràng xe cát, tự cứu mình trƣớc khi trời cứu, là một biểu tƣợng của “cây cầu nối những bờ vui”…

Trong số các nhân vật chính, trƣờng hợp nhân vật Đông thuộc loại nhân vật có diễn biến tâm lý phức tạp. Kiểu nhân vật nhƣ Đông, trên thực tế đã giúp nhà biên kịch dễ dàng hơn khi viết kịch bản. Còn kiểu phối hợp cặp đôi nhân vật Đông - Bƣởi trong phim này (một cặp nhân vật hoàn toàn đối lập) rất hay đƣợc sử dụng trong các phim hài, phim phiêu lƣu hay phim tình cảm. Mục đích tất nhiên là để tạo ra các tình huống hài hƣớc, nhƣng đồng thời cũng là để tính cách cặp nhân vật đó tiếp tục bộc lộ trong quá trình giao tiếp. Theo đó, trong các thủ pháp xây dựng nhân vật, điều quan trọng là đạo diễn Nguyễn Đức Việt đã xác định rõ tính cách của nhân vật Đông và đã xây dựng tính cách nhân vật này không giống với tính cách của nhân vật chính là ông Thập. Trái lại họ có thể không cùng chung mục đích. Trong đời sống thực, những ngƣời tính tình trái ngƣợc nhau thƣờng mâu thuẫn, cản trở nhau cho đến khi không thể ở gần nhau đƣợc nữa. Trong điện ảnh, những ngƣời tính tình trái ngƣợc nhau cũng có va chạm, nhƣng kết cục thƣờng là có tình cảm mặn nồng với nhau (kết thúc có hậu) ở cuối phim.

Trong phim Những đứa con của làng, mối quan hệ tam giác chính là

mối quan hệ đa phƣơng, nhiều chiều kích của các nhân vật là Thập, Bƣởi, Bè trong một tam giác mà mỗi nhân vật trong số họ là một đỉnh của tam giác đó. Họ phải xử lý các mối quan hệ cả trong và ngoài tam giác của các mối quan hệ ấy, giữa cái riêng và cái chung, giữa ngƣời thân và ngƣời dƣng, giữa trong gia đình và ngoài cộng đồng, vừa trong tam giác và vừa ngoài tam giác. Mối quan hệ đa phƣơng, cách ứng xử của các nhân vật trong tam giác ấy sẽ biến tam giác thành cân, vuông hoặc nhọn. Chẳng hạn, ông Thập vừa là bố của Bƣởi vừa phải xử lý mối quan hệ con gái mình, với Bè (trong tam giác) lại vừa phải ứng xử với dân làng (ngoài tam giác). Bƣởi là con gái ông Thập,

phải xử lý mối quan hệ với bố mình và với Bè - ngƣời yêu mình; Bè phải ứng xử với Bƣởi (trong tam giác) vừa phải ứng xử với ông Thập, vừa phải ứng xử với dân làng (ngoài tam giác)…

Tƣơng tự nhƣ vậy, trong Sống trong sợ hãi, mỗi nhân vật nhƣ Tải, Ba Thuận và Năm Đực là mỗi đỉnh của một tam giác mà sự co giãn của các đoạn dài từ đỉnh này tới đỉnh kia phụ thuộc vào sự phức tạp ít hay nhiều, hoặc sự phát triển, diễn biến tâm lý theo các chiều kích khác nhau trong chính mỗi nhân vật của tam giác, của bên trong hặc bên ngoài tam giác ấy. Ngoài ra, trong Sống trong sợ hãi còn phải kể đến mối hệ tam giác giữa Tải và hai

ngƣời vợ; và là ngƣời điều phối cũng nhƣ nhân vật trung tâm của mối quan hệ này, sự tiến triển tâm lý của Tải trong tam giác nhọn và cân (vợ cả - chồng - vợ hai) theo lộ trình (từ đơn giản đến phức tạp, từ bình yên đến đỉnh điểm, từ cao trào trở về thoái trào…) còn có sự khác biệt lớn, vì những tính cách và ứng xử của mối quan hệ (nhất là quan hệ phòng the) giữa vợ chồng, những ngƣời thân trong gia đình với chính ngƣời thân khác (trong tam giác) và với các nhân vật khác trong cộng đồng (ngoài tam giác)…Trong mối quan hệ này, cũng phải kể đến tâm lý đa chiều của Tải (buồn vui lẫn lộn, lo lắng, khó xử, từ thoái trào đến cao trào…) trƣớc tình huống hy hữu khi hai ngƣời vợ của anh cùng chuyển dạ một lúc trong cùng một nhà hộ sinh.

Tuy nhiên, mối quan hệ của các nhân vật trong nhiều tam giác ấy không chỉ thuần túy theo hình dung về việc tạo nên các hình dạng khác nhau của tam giác trong toán học. Ở đây, mối quan hệ tam giác đƣợc xem nhƣ mối quan hệ tay ba, khi điều quan trọng nhất chính là, trong sự gắn bó hữu cơ, nhân quả, chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, chính cái riêng trong tính cách, cách vƣợt qua éo le, trắc trở của cuộc sống và sự ứng xử nhân ái, giàu tình ngƣời của mỗi nhân vật làm nên cái chung về hình dạngcủamối quan hệ tam giác đó.

Thể hiện các nhân vật Tải, Ba Thuận, Năm Đực và Tải, hai ngƣời vợ của Tải (trong Sống trong sợ hãi) và ông Thập, Bƣởi, Bè (trong Những đứa con của làng) trong mối quan hệ tam giác, các đạo diễn đã tạo nên sức hấp dẫn

cho phim, thông qua sự dích dắc, nhiều chiều, phi đơn tuyến khi thể hiện tính cách, số phận các nhân chính của bộ phim.

Qua các nhân vật trong mối quan hệ tam giác đó, đạo diễn đặt ra và giải quyết vấn đề không chỉ tạo nên những hậu quả nặng nề, chiến tranh còn là nguyên nhân đẩy con ngƣời rơi vào những tình cảnh tréo ngoe, ngang trái. Khi thể hiện vấn đề này, nhiều đạo diễn xƣa và nay đều chọn tình yêu là mảnh đất màu mỡ để khai thác đến tận cùng. Không nằm ngoài xu hƣớng đó, các đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, Nguyễn Đức Việt cũng chọn các mối quan hệ tay ba (không phải tình yêu tay ba) để làm nổi bật hoàn cảnh éo le và sự vƣợt qua các khúc cua nhiều trắc trở trong số phận của các nhân vật. Trong phim về chiến tranh và hậu chiến Sống trong sợ hãi đã xuất hiện mối quan hệ tam giác nhƣ thế. Song, điểm mới của phim này là tác giả lại khai thác cái mô tip quen thuộc ấy ở hoàn cảnh mới, nhân vật mới. Đó là hoàn cảnh nhân vật ngƣời lính ngụy, kẻ thù của cách mạng với khó khăn trong cuộc sống riêng...

Ngoài ra, các nhà làm phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng cũng đã áp dụng thủ pháp xây dựng tính cách nhân vật trong một bộ phim có kết thúc bất ngờ. Bởi vì một bộ phim với cái kết bất ngờ thì chú trọng nhiều đến sức mạnh của câu chuyện hơn là tâm lý nhân vật chính. Tất cả kết cấu của câu chuyệndựa vào những gì chờ đợi ngƣời xem trong đoạn kết phim. Thậm chí, có thể nói rằng nhân vật chính dƣờng nhƣ đƣợc điều khiển theo thủ pháp kết cấu phim phù hợp để phục vụ câu chuyện mà nhà làm phim muốn kể cho khán giả.

Việc xây dựng nhân vật Tải trong Sống trong sợ hãi và Bè, Đông trong

phim Người đàn bà mộng du của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân. Trong phim này, anh kỹ sƣ Phiên là nhân vật mà gần nhƣ xuất hiện ở phần cuối thì lại đƣợc đƣa lên đầu. Điểm xuất hiện của nhân vật trong phim góp phần thể hiện vai trò, tầm quan trọng của nhân vật đó. Nhân vật Phiên không chỉ quan trọng đối với bộ phim, mà đó là nhân vật có tầm quan trọng đáng kể với cuộc đời nhân vật chính Quỳ. Cách mà đạo diễn Nguyễn Thanh Vân giới thiệu đƣợc tiết chế hợp lý với vai trò của từng nhân vật trong phim giúp khán giả dễ tiếp cận với nội dung, câu chuyện trở nên mạch lạch, rõ ràng.

Giống nhƣ Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng về mặt đề tài, phim Người đàn bà mộng du là dòng hồi ức về chiến tranh, đề tài không mới của điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, thời bão lửa ấy vẫn có chất riêng, không đi theo lối mòn qua cách thể hiện của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân và cộng sự. Phim gợi cảm giác xúc động trong khán giả từ đầu đến cuối bởi sự lay động của trực giác, nhất là với lớp ngƣời đi qua cuộc chiến ấy. Trƣớc cái chết của đồng đội, chứng kiến cảnh ngƣời thƣơng binh vật vã bên giƣờng bệnh..., giọt nƣớc mắt của Quỳ nhƣ lặn vào trong; ban ngày cô là con ngƣời của thực tại và khi đêm về, Quỳ lại là ngƣời lính nhƣ một bản năng.

Nếu trong Sống trong sợ hãi, nhân vật Tải luôn mặc cảm về quá khứ từng là lính ngụy, thì trong Người đàn bà mộng du, dù ở hai chiến tuyến khác

nhau, qua khứ cũng là một vấn đề lớn của nhân vật Quỳ. Từ một bác sĩ, Quỳ khoác lên mình chiếc áo bệnh nhân mắc bệnh mộng du. Một quá khứ khắc khoải nhƣ thế đã và sẽ còn trong Quỳ và mỗi ngƣời bƣớc qua cuộc chiến. Rồi tính cách đối lập giữa Phiên và Hòa, ngƣời lao vào chiến đấu để đi tìm hạnh phúc còn ngƣời kia sống mà lại muốn mình chết đi. Sự xuất hiện của Phiên, típ ngƣời ích kỷ, bất cần, khiến mạch phim nhuần nhị và chất đời thƣờng hơn.

Cũng có thể so sánh cách xây dựng hệ thống nhân vậttrong Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng với phim Cỏ lau, khi đạo diễn Vƣơng

Đức đã tôn trọng gần nhƣ tuyệt đối về số lƣợng nhân vật xuất hiện trong nguyên tác văn học Cỏ lau. Tuy nhiên từng nhân vật lại có đôi chút khác biệt trong tính cách, hành xử. Cũng có nhân vật đƣợc lƣợc bỏ đi là Hệ và Hiềm, bởi thực sự hai nhân vật này không nằm trong trục mâu thuẫn chính của cốt truyện. Những nhân vật lần lƣợt đƣợc đạo diễn giới thiệu ở những thƣớc phim hợp lý, chứa đựng dụng ý riêng để làm tôn lên vai trò của nhân vật đó. Quảng, Thai, cha của Lực, Huệ hay Phi đều đƣợc đạo diễn cố gắng đƣa lên màn ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)