Các yếu tố ảnh hƣởng đến đánh giá hoàn thành công việc của tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên tại ngân hàng techcombank (Trang 40 - 43)

9. Kết cấu của Luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đánh giá hoàn thành công việc của tổ chức

1.4.1. Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan bao gồm các yếu tố bên trong doanh nghiệp: ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, sứ mệnh, chiến lược, các chính sách của tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và chất lượng của đội ngũ nhân sự trong tổ chức.

- Đặc điểm của hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức: đặc thù của ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức là yếu tố ảnh hưởng đến quy mô, tần suất và mức độ triểu khai công tác đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên trong tổ chức. - Sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp: quyết định đến chính sách của doanh

nghiệp nói chung và các chính sách đánh giá nói riêng, trong đó mục tiêu đánh giá cần được xác định trên mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

- Chiến lược và chính sách nhân sự trong tổ chức cần mềm dẻo, linh hoạt, rõ ràng, được xem như kim chỉ nam hướng dẫn, ảnh hưởng quan trọng trong hành xử công việc của các nhà quản lý doanh nghiệp.

- Văn hóa doanh nghiệp: Bầu không khí làm việc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, đến sự thỏa mãn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trong công tác đánh giá hoàn thành công việc, văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến hành vi ứng xử, kết quả thực hiện công việc của nhân viên vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có phương pháp và cách thức đánh giá phù hợp.

- Ban lãnh đạo doanh nghiệp: tư duy quản trị và năng lực lãnh đạo điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng tới khả năng huy động các nguồn lực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn quyết định đến cách thức tạo động lực, đánh giá thành tích và đãi ngộ nhân sự trong tổ chức.

- Năng lực của người đánh giá và người được đánh giá: Năng lực của người đánh giá ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu cũng như các phương pháp đánh giá đảm bảo phù hợp với mục tiêu và môi trường của tổ chức. Sự hiểu biết và sự nhìn nhận của người được đánh giá đối với mục tiêu và ý nghĩa của công tác đánh giá trong tổ chức cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đánh giá. Do vậy, thông thường để đảm bảo chất lượng đánh giá hoàn thành công việc trong tổ chức, người đánh giá cần được huấn luyện về các kỹ năng và phương pháp đánh giá chuyên nghiệp, người được đánh giá cần được trao đổi trước về mục tiêu và yêu cầu đánh giá.

1.4.2. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan bao gồm các yêu tố thuộc ngoài doanh nghiệp: đối thủ cạnh tranh, các yếu tố kinh tế, văn hóa- xã hội, chính trị, pháp luật…có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung và cách thức triển khai công tác đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên.

- Đối thủ cạnh tranh: cạnh tranh về tài nguyên chất xám giữa các tổ chức đòi hỏi mỗi tổ chức cần phải có chính sách giữ chân nhân tài bằng cách lãnh đạo, động viên, thăng tiến, lương thưởng hợp lý, tạo ra bầu không khí văn hóa gắn bó giữa các nhân viên, cải tiến môi trường làm việc, các chế độ phúc lợi hấp đẫn…Từ đó, đòi hỏi kết quả đánh giá hoàn thành công việc cần phải minh bạch, công bằng, có sự ghi nhận và phản ánh trung thực hiệu quả công việc cũng như năng lực của nhân viên, phục vụ cho công tác đãi ngộ và các công tác nhân sự khác trong tổ chức.

- Các yếu tố kinh tế: các yếu tố kinh tế thị trường liên quan đến vấn đề sử dụng lao động, các vấn đề mở cửa hội nhập của nền kinh tế, đòi hỏi các tiêu chuẩn việc đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên cần toàn diện và thiết thực hơn.

- Các yếu tố chính trị- pháp luật: Luật Lao động và thực thi Luật Lao động trong các tổ chức, vai trò quản lý của Nhà nước trong các tổ chức nói chung ảnh hưởng tới công việc đánh giá hoàn thành công việc trong tổ chức.

- Các yếu tố văn hóa- xã hội: các yếu tố về dân số, việc làm, chuẩn mực xã hội, lối sống, lối suy nghĩ…ảnh hưởng đến tư duy và quan điểm của các nhà quản lý/lãnh đạo trong cách thức đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên.

- Các yếu tố kỹ thuật- công nghệ: sự phát triển của công nghệ giúp các tổ chức cần ít nhân lực nhưng sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc sắp xếp lại lao động và đào tạo các kỹ năng mới cho người lao động trong tổ chức..bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới khả năng ứng dụng các phương pháp đánh giá, biểu mẫu đánh giá trong công tác đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên trong tổ chức.

Chƣơng 2: THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TECHCOMBANK

Mục tiêu của chương này là mô tả và phân tích thực tiễn đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên tại Techcombank trên cơ sở so sánh với lý luận chung về đánh giá hoàn thành công việc, người viết đóng góp các quan điểm của mình nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá hoàn thành công việc nhân viên tại Techcombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá hoàn thành công việc của nhân viên tại ngân hàng techcombank (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)