Điều kiện đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành Quỹ dự phòng nhằm khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 72 - 82)

9. Kết cấu luận văn

3.3. Điều kiện cho hình thành quỹ dự phòng

3.3.2. Điều kiện đủ

Phải có lượng vốn sẵn có và Quỹ luôn tìm kiếm các đối tác tiềm năng để phát triển ngày càng lớn mạnh: Từ năm 2013 đến nay Bộ Công Thương có các khoản thu hợp pháp theo quy định của pháp luật như khoản thu bán form xuất xứ hàng hóa (mẫu C/O) cho các doanh nghiệp kê khai xuất sứ hàng hóa xuất khẩu để hưởng ưu đãi tại 63 tỉnh thành. Hàng năm với số lượng mẫu C/O bán ra khoảng 550.000 bộ mẫu C/0 do đó nguồn doanh thu từ bán mẫu C/0 rất lớn (Sau khi trừ thuế, khoản thu này hàng năm là trên 22 tỷ đồng) .

Quỹ dự phòng sẽ tìm kiếm các đối tác là:

Những cá nhân quan tâm đến nghiên cứu khoa học có mong muốn đóng góp tự nguyện, tài trợ, hỗ trợ bằng cách cho vay đối với các đề tài nghiên cứu mà các cá nhân thấy có hiệu quả, cần có sự hỗ trợ để thúc đẩy nhanh tiên độ.

Huy động vốn dựa trên sự ủng hộ, đóng góp, hỗ trợ bằng cách cho vay vốn từ các tập đoàn, đơn vị thành viên thuộc Bộ Công Thương như Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hàng năm đã trích khoản kinh phí từ 5 đến 10 tỉ đồng từ doanh thu để hỗ trợ Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam và một số đơn vị thành viên có tiềm lực khoa học công nghệ (các đơn vị mà Tập đoàn không chiếm cổ phần chi phối). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ đầu tư cho các kết quả nghiên cứu từ nguồn kinh phí trích lập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn và mang lại hiệu quả kinh tế. Xin hỗ trợ cho vay từ các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ từ các tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương ví dụ hiện nay Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam.

Triền khai mô hình hợp tác công-tư trong lĩnh vực KH&CN thông qua việc hợp tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ mở ra các cơ hội thu hút các nguồn lực khác ngoài NSNN. Nghiên cứu và xây dựng cơ cấu đóng góp cụ

thể của các nguồn lực trong quá trình hợp tác công-tư, đồng tài trợ để thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Khi Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và mua công nghệ hay những thứ họ cần. Giúp liên kết được giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học với các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp là đơn vị tiếp nhận kết quả nghiên cứu và chuyển giao, vì vậy doanh nghiệp cũng mong muốn kết quả thực hiện đúng tiến độ cho nên Doanh nghiệp sẵn sàng hợp tác cùng với Quỹ đóng góp vốn để hỗ trợ cho chủ nhiệm đề tài thực hiện đúng tiến độ đạt kết quả như hợp đồng để kịp thời chuyển giao được kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp và tạo ra được sản phẩm mới, kịp thời đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Quỹ dự phòng hoạt động theo nguyên tắc cho vay không lấy lãi và bảo lãnh vốn vay bằng uy tín của cơ quan có thẩm quyền nhằm hỗ trợ cho các nhiệm vụ đề tài bị chậm kinh phí. Các nguồn vốn từ các cá nhân, huy động vốn từ các tập đoàn, tổng công ty, các tổ chức KH&CN thuộc Bộ Công Thương, các doanh nghiệp sẽ không có lãi suất.

Phải có đội ngũ quản lý quỹ chủ yếu là kiêm nhiệm nhưng lại cần có kinh nghiệm chuyên môn cao và am hiểu về khoa học và công nghệ cũng như tài chính nên việc đào tạo, bồi dưỡng là hết sức cần thiết, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kinh nghiệm khoa học. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ trực tiếp tham gia hoạch định chính sách KH&CN nhằm nâng cao trình độ, tư duy đổi mới, sáng tạo và cập nhật kỹ năng quản lý KH&CN tiên tiến, hiện đại của khu vực và thế giới, làm đầu tàu dẫn dắt, định hướng hoạt động nghiên cứu - triển khai, quản lý được thử thách và đánh giá việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện, truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó.

Tiểu kết chƣơng 3

Nội dung nghiên cứu cho thấy cơ chế tài chính hiện hành trong việc phân bổ kinh phí chưa gắn với các yêu cầu cụ thể về sản phẩm, nhiệm vụ. Trong một số trường hợp, khi ngân sách nhà nước chưa cấp vốn kịp thời cho hoạt động của các tổ chức nghiên cứu KH&CN thì vốn của Quỹ dự phòng là nguồn vốn rất quan trọng để triển khai và hoàn thành công trình nghiên cứu. Để tạo thuận lợi cho các tổ chức KH&CN tiếp cận được nguồn vốn ngoài ngân sách thì cần thiết được Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thành lập Quỹ dự phòng vì mục đích hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thuộc Bộ công Thương thực hiện nghiên cứu, chuyển giao,thương mại hóa kết quả nghiên cứu là hết sức quan trọng bởi vì đây là một loại Quỹ tương đối phù hợp đồng thời kích thích được việc khai thác các nguồn nội lực ở trong cơ quan cùng đầu tư phát triển KH&CN. Bên cạnh đó cần thiết được sự đồng ý từ Bộ Công Thương ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ dự phòng, quyết định bộ máy tổ chức của Quỹ để điều hành Quỹ hoạt động một cách hiệu quả. Điều cận đủ là Bộ Công Thương là đơn vị cung cấp nguồn vốn mồi ban đầu để hình thành Quỹ, bảo đảm hoạt động của Quỹ luôn công khai, minh bạch nguồn đóng góp cũng như chi của Quỹ để các đối tác tiềm năng tin tưởng ủng hộ, cho vay vốn một cách tự nguyện để Quỹ phát triển ngày càng lớn mạnh

KẾT LUẬN

Kinh nghiệm thực tiễn phát triển hoạt động KH&CN tại Việt Nam trong các năm qua đã chỉ ra rằng để phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất, cần thiết phải ưu tiên, tập trung đầu tư trước một bước cho KH&CN. Đối với nguồn lực tài chính đầu tư cho KH&CN, có thể khẳng định nguồn lực từ NSNN vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm tới 65-70% tổng mức đầu tư toàn xã hội cho KH&CN. Đặc biệt trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù trong điều kiện NSNN còn khó khăn, điều này đã thể hiện chính sách nhất quán của Nhà nước, ưu tiên cho phát triển KH&CN, xác định KH&CN là quốc sách.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, cùng với cả nước, ngành Công Thương đứng trước những cơ hội và vận hội thuận lợi mới để phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Trong bối cảnh đó, hoạt động khoa học và công nghệ của ngành Công Thương đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với tình hình mới. Các nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của ngành trong những năm qua luôn gắn với sản xuất, góp phần giải quyết các đòi hỏi thực tế, yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất trong cơ chế thị trường, thúc đẩy đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại tuy nhiên nội dung nghiên cứu cũng cho thấy ngành Công Thương cần tiếp tục đổi mới, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN trong Bộ Công Thương, gắn hoạt động KH&CN với thị trường, tiến tới các tổ chức KH&CN mang tính ứng dụng hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Trong điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, nguồn lực đầu tư cho KH&CN còn thấp, quyền tự chủ về tài chính bị hạn chế hoặc phải tuân thủ theo các ràng buộc khác của pháp luật như quyền tự chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN bị hạn chế trong khuôn khổ, phân bổ NSNN cho các tổ chức KH&CN chưa gắn với các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể về sản phẩm KH&CN cần thực hiện; thủ tục thanh toán, tạm ứng kinh phí phát sinh nhiều thủ tục và thời gian đối với các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy một số nhiệm vụ chậm tiến độ phải gia hạn, điều chỉnh thời gian thực hiện một phần là do thủ tục hành chính rườm rà trong quá trình cấp kinh phí dẫn đến kinh phí về chậm gây cản trở cho các nhà khoa học, dẫn đến chất lượng đề tài ảnh hưởng, chậm tiến độ hoàn thành nhiệm vụ KH&CN

Việc khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học là việc ưu tiên phát triển nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho KH&CN để phát triển KH&CN tại Bộ Công Thương. Đây chính là tiềm năng rất lớn, cần phải có chính sách động viên, thu hút, khuyến khích nguồn lực này đầu tư cho phát triển KH&CN.

Để khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí cần hình thành Quỹ dự phòng với đặc trưng cơ bản là Quỹ không cấp phát kinh phí mà chỉ cho vay theo nguyên tắc hoàn trả không lấy lãi sau khi kinh phí các đề tài được NSNN cấp.

Đánh giá chung là nội dung nghiên cứu đã đáp ứng, giải quyết cơ bản các vấn đề hạn chế, phát sinh trong quá trình cấp phát kinh phí. Tuy vậy do điều kiện có hạn, đề tài chưa bao quát được tất cả các hạn chế trong cấp phát kinh phí giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2016, đặc biệt những vấn đề về hình thành, vận hành Quỹ cần có nhiều nghiên cứu bổ sung sau khi Quỹ đi vào hoạt động. Hy vọng những nội dung này sẽ được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, làm rõ và có những đề xuất kiến nghị phù hợp trong nghiên cứu tiếp theo

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt:

1. Phạm Thị Lan Anh (2014), Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính với NCKH trong các trường 0đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Học Viện Tài chính).

2. Ban Chấp hành trung ương (2012), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 Hội nghị lần thứ 6 .

3. Bộ Công Thương (2013), Quyết định số 5540/QĐ-BCT ngày 06 tháng 8 năm 2013 về việc phê duyệt chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ ngành Công Thương giai đoạn 2011-2020.

4. Bộ Công Thương (2014), Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

5. Bộ Công Thương (2015), Quyết định số 12798/QĐ-BCT, ngày 23 tháng 11 năm 2015 quy định về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

6. Bộ Công Thương (2016), Thông tư số 37/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2014/TT-BCT.

7. Bộ Công Thương (2016), Tài liệu báo cáo tổng kết hoạt động khoa học công nghệ ngành Công Thương.

8. Bộ khoa học và công nghệ (2014), Công văn số 344/BKHCN-KHTH ngày 24/01/2014 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước.

9. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), công văn số 4877/BKHCN-KHTH ngày 30/12/2014 về việc hướng dẫn nội dung kế hoạch và dự toán ngân sách Khoa học và công nghệ năm 2015 của các Bộ, ngành.

10. Bộ Khoa học và công nghệ (2017), Thông tư 01/2017/TT-BKHCN ngày 12 tháng 01 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của nghị định số 54//2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ của Tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

11. Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài Chính (2015), Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

12. Bộ Tài Chính (2014), Quyết định 3042/QĐ-BTC ngày 28/11/2014 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015 .

13. Bộ Tài Chính - Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dụ toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

14. Bộ Tài Chính- Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 quy định xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ.

15. Bộ Tài Chính- Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH &CN có sử dụng NSNN.

16. Bộ Tài Chính- Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ.

17. Chính phủ (2007), Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

18. Chính phủ (2005), Nghị định 96/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP.

19. Chính phủ (2016), Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 Quy định cơ chế tự chủ của Tổ chức khoa học và công nghệ công lập .

20. Chính phủ (2005), Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

21. Chính phủ (2014), Nghị định 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về cơ chế đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.

22. Chính phủ (2014), Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 về hoạt động thông tin khoa học công nghệ.

23. Chính phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập .

24. Vũ Cao Đàm (1997), Bài giảng xã hội học, Khoa học và Công nghệ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

25.Vũ Cao Đàm (2002), Đâu là giới hạn của việc xóa bỏ cơ chế “ xin- cho” trong hoạt động khoa học, tạp chí Hoạt động Khoa học, số 10/2002.

26.Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật .

27. Nguyễn Trường Giang (2015), Đổi mới cơ chế quản lý-Thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, được truy lục từ http://tapchitaichinh.vn/nghien- cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/doi-moi-co-che-quan-ly-thuc-day-phat- trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-65213.html.

28. Kim Thị Diệp Hà (2014), Đổi mới phương thức quản lý tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ( Nghiên cứu trường hợp trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

29. Ngô Thị Kim Oanh (2006), Những khó khăn trong việc hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

30. Quốc Hội (2002), Luật ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002.

31. Quốc Hội (2013), Luật Khoa học và công nghệ năm 2013.

32. Quốc Hội (2015), Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015.

33. Đào Thanh Trường (2012), Bài giảng xã hội học, Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Alvin Toffer (1991), Thăng trầm quyền lực, tập 1, Nhà xuất bản Thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành Quỹ dự phòng nhằm khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)