9. Kết cấu luận văn
3.1. Nhu cầu bức thiết của việc thành lập quỹ dự phòng
3.2.2. Nguồn vốn hình thành quỹ dự phòng
Các khoản thu hợp pháp theo quy định của pháp luật như khoản thu bán form xuất xứ hàng hóa (mẫu C/O) cho các doanh nghiệp kê khai xuất sứ hàng hóa xuất khẩu để hưởng ưu đãi tại 63 tỉnh thành. Hàng năm với số lượng mẫu C/O bán ra khoảng 550.000 bộ mẫu C/0 (giá từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng cho một bộ ( tờ) form) do đó nguồn doanh thu từ bán mẫu C/0 rất lớn . Hiện nay nguồn thu này chủ yếu trích lập quỹ phúc lợi của cơ quan. Nếu được sự đồng ý và nhất trí từ Bộ Công Thương cho phép hình thành quỹ (Nguồn vốn của quỹ hình thành từ lợi nhuận trước thuế của việc bán mẫu CO) thì kiến nghị Bộ Công Thương dùng nguồn thu này trích lập Quỹ dự phòng . Đây là một trong những nguồn hỗ trợ quỹ tương đối khả thi.
Trích từ 5% Kinh phí quản lý chung trích từ dự toán kinh phí sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ do các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ (các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ) chủ trì (nhưng không vượt mức trích tối đa theo chế độ hiện hành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong năm 2016 chi phí quản lý KH&CN được cấp gần 9.000 triệu đồng ).
Các khoản đóng góp tự nguyện, tài trợ, hỗ trợ bằng cách cho vay của một số đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương để thành lập Quỹ để hỗ trợ các đơn vị thành viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, ví dụ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hàng năm đã trích khoản kinh phí từ 5 đến 10 tỉ đồng từ doanh thu để hỗ trợ Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam và một số đơn vị thành viên có tiềm lực khoa học công nghệ (các đơn vị mà Tập đoàn không chiếm cổ phần chi phối). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ đầu tư cho các kết quả nghiên cứu từ nguồn kinh phí trích lập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn và mang lại hiệu quả kinh tế.
Nguồn vốn hình thành từ việc xin hỗ trợ cho vay từ các quỹ khác Quỹ phát triển khoa học và công nghệ từ các tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương ví dụ hiện nay Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam thì Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được chỉ đạo thành lập ngay từ các đơn vị thành viên, điều này đã được Tập đoàn khẳng định “Nguồn vốn của quỹ hình thành từ lợi nhuận trước thuế của các công ty con của Vinacomin được xác lập cùng với việc xây dựng và quyết định kế hoạch phối hợp sản xuất kinh doanh của Tập đoàn. Mức trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ không quá 10% tổng lợi nhuận trước thuế hàng năm của các công ty con, trong đó phân bổ cho Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tập trung của tập đoàn là 60% và để lại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của đơn vị là 40%”.