9. Kết cấu luận văn
1.2. Cấp phát kinh phí
1.2.3. Chậm cấp phát kinh phí và những hệ lụy ảnh hưởng đến tiến độ
chi tiết như hóa đơn, các thủ tục chuyển số dư kinh phí chưa thanh toán trong thời gian thực hiện nhiệm vụ KH&CN sang năm sau để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phải làm các thủ tục chuyển số dư kinh phí làm mất thời gian của cả tổ chức KH&CN
1.2.3. Chậm cấp phát kinh phí và những hệ lụy ảnh hưởng đến tiến độ các đề tài đề tài
Do nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm đối với lĩnh vực khoa học công nghệ cho Bộ Công Thương chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nên số lượng dự án cũng như mức độ đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế. Ở một vài Viện nghiên cứu chuyên ngành, đặc biệt là Viện thuộc Tổng Công ty, các thiết bị nghiên cứu bị xuống cấp và lạc hậu về công nghệ, cũ về kỹ thuật, không thích hợp và không theo kịp sự phát triển của thực tiễn. Các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu KH&CN. Hiện nay, các Viện thuộc Tập đoàn, Tổng Công ty 91 không được thụ hưởng các dự án đầu
tư chiều sâu từ nguồn ngân sách nhà nước, trong khi đầu tư từ các tổng công ty lại hết sức eo hẹp.
Phần lớn các Viện nghiên cứu đều thiếu hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu quy mô pilot, quy mô sản xuất thử nghiệm. Đây là giai đoạn nghiên cứu rất quan trọng để khẳng định công nghệ và đánh giá khả năng phát triển công nghệ ra thị trường. Việc thiếu hệ thống thiết bị thí nghiệm quy mô pilot, cùng với tỉ lệ hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước thấp (không quá 30% tổng kinh phí) và tính rủi ro cao của giai đoạn nghiên cứu quy mô pilot là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tỉ lệ kết quả nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm được chuyển giao, áp dụng vào sản xuất thấp. Điều kiện trang thiết bị phục vụ nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động khoa học và công nghệ. Những Viện nghiên cứu có kết quả hoạt động tốt đều là những đơn vị được đầu tư trang thiết bị tốt, có và làm chủ được các phần mềm đánh giá, thiết kế chuyên ngành mạnh, hiện đại. Ngược lại, những đơn vị có đội ngũ cán bộ yếu, thiết bị nghiên cứu lạc hậu đều không đủ năng thực thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ lớn, không giải quyết được các vấn đề khó khăn về công nghệ của doanh nghiệp, do đó, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động.
Công tác thẩm định về phân bổ ngân sách của Bộ Tài chính trong những năm vừa qua thường chậm so với thời gian quy định trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, theo đó việc giao dự toán cho các đơn vị bị muộn và tỷ lệ sử dụng ngân sách trong năm đối với các đề tài, dự án không đảm bảo theo tiến độ thời gian về nội dung và dự toán kinh phí đã phê duyệt khi tuyển chọn đơn vị thực hiện. Sự chậm trễ trong việc cấp phát kinh phí này đã và có khả năng làm mất tính mới của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các ý tưởng nghiên cứu do phải chờ kinh phí mà đắp chiếu, nhiều sản phẩm KH&CN mang tính chất thời vụ đòi hỏi việc cung ứng các sản phẩm này đúng lúc, đúng thời điểm và kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhưng do không có vốn cho nên các sản phẩm khoa học bị chậm tiến độ dẫn đến không kịp kết nối với nhu cầu của thị trường, người nghiên cứu không kịp đáp ứng người có nhu cầu sử dụng kết quả nghiên cứu.
Thời gian cho một phát minh mới của khoa học ra đời thay thế cho phát minh cũ có xu hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng. Tuy nhiên việc không thực hiện phân bổ kinh phí NSNN đối với các nhiệm vụ KH&CN phê duyệt mới khi không xác định được nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện dẫn đến các nhiệm vụ được phê duyệt mà không được xem xét cấp kinh phí trong năm và sẽ được đưa vào năm sau để cấp kinh phí dẫn đến các ý tưởng đó không còn mới, có khả năng sẽ bị một phát minh mới ra đời thay thế
Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN quy định: Khi tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước được cấp có thẩm quyền điều chỉnh tăng thêm trên 50% so với mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 94/2006/ND-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ hoặc khi thay đổi phương thức xác định dự toán kinh phí của đề tài, dự án thì liên BTC- BKHCN sẽ xem xét điều chỉnh, sửa đổi bổ sung định mức phân bổ ngân sách đối với các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước cho phù hợp.[15, tr9] Đến nay tiền lương cơ bản đã tăng lên 233% (1.050/450 nghìn đồng) và từ 1/7/2013 tiền lương cơ bản đã tăng lên 255% (1.150/450 nghìn đồng). Vì vậy các định mức phân bổ dự toán quy định đã lạc hậu, gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị cũng như trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Việc phân bổ dự toán kinh phí cho các đề tài, dự án KH&CN giai đoạn 2011-2015 căn cứ vào thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN tức là vẫn căn cứ vào số lượng các chuyên đề để xác định nhu cầu kinh phí, dẫn đến việc để được tăng kinh phí thì phải tăng số lượng chuyên đề. BKHCN vẫn chưa xây dựng được một hệ thống khung định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công, vật tư, thiết bị áp dụng cho đề tài, đề án để trên cơ sở đó Bộ Tài chính có căn cứ ban hành các định mức tài chính vì vậy vẫn thiếu một hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật-tài chính phục vụ cho việc xây dựng dự toán, phân bổ dự toán kinh phí và nghiệm thu, đánh giá sản phẩm KH&CN dẫn đến tình trạng không đủ căn cứ cần thiết khi giao dự toán, phải hợp lý hóa các thủ tục khi nghiệm thu đề tài, dự án KH&CN. Đồng thời do thiếu hệ thống khung
định mức này nên việc xây dựng dự toán và sử dụng kinh phí NSNN cho KH&CN chưa tiếp cận theo hướng tính đủ chi phí dẫn đến tình trạng bố trí chi NSNN hàng năm cho KH&CN trong một số trường họp không thực sự căn cứ theo hiệu quả hoạt động, năng lực, nhu cầu thực tế và khả năng thực hiện (tìm nhiệm vụ để phân bổ hết kinh phí, phân bổ dự toán cho một số nhiệm vụ KH&CN chưa đủ cơ sở..) nên dẫn đến kinh phí chờ nhiệm vụ (Trong năm phải trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ để bổ sung kinh phí nhiều lần) đặc biệt là số kinh phí chuyển nguồn lớn không tạo động lực thúc đẩy các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học khai thác các nguồn lực ngoài NSNN, còn tư tưởng trông chờ vào NSNN
Việc xây dựng dự toán chi hàng năm cho hoạt động KH&CN chưa căn cứ vào nhiệm vụ, quyết định thực hiện đề tài, dự án của cơ quan có thẩm quyền (chưa rõ nội dung nghiên cứu, kinh phí thực hiện) nên trong năm phải thưc hiện tuyển chọn đề tài, dự án cũng như phân bổ kinh phí nhiều lần cho hết số dự toán được giao. Bên cạnh đó, do nguồn NSNN lại được xác định và phân bổ trước khi các cơ quan KH&CN xác định được nhiệm vụ và nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN, dẫn đến thực tế là việc phân bổ kinh phí trong một số trường hợp không căn cứ vào nhiệm vụ, phải chờ nhiêm vụ và có một số trường hợp phải tìm nhiệm vụ để sử dụng hết kinh phí NSNN đã được phân bổ vì vậy trong một số trường hợp việc sử dụng NSNN cho KH&CN chưa hiệu quả, còn tình trạng các đề tài, dự án chậm được triển khai, kinh phí được sử dụng không sát với mục đích, không khuyến kích được chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì nâng cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN, kết quả không đạt được yêu cầu đặt ra.
Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ sẽ phải bồi hoàn kinh phí và sẽ không được quyền tham gia đăng kí tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ KH&CN các năm tiếp theo làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các tổ chức chủ trì cũng như các nhà khoa học dẫn đến không thúc đẩy được trách nhiệm cũng như nỗ lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các nhà khoa học và các tổ chức KH&CN.
Đối với năm 2016 việc phân bổ dự toán kinh phí cho các đề tài, dự án KH&CN căn cứ thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của liên Bộ Tài chính-Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước[13]; Thông tư liên tịch số 59/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 ghi nhận những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu góp phần từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khoa học, giải phóng sức sáng tạo của các tổ chức và nhà khoa học, từng bước đưa các quy định về tài chính trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp hơn với thực tế.