Công tác tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành Quỹ dự phòng nhằm khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 43 - 46)

9. Kết cấu luận văn

2.1. Giới thiệu về Bộ Công Thương

2.2.1. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ

Thực hiện những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ- CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã chỉ đạo hoạt động khoa học và công nghệ của ngành theo hướng đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chuyển đổi mô hình phù hợp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả nghiên cứu, triển khai của các tổ chức khoa học và công nghệ; đồng thời, hoạt động khoa học và công nghệ phải gắn với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích thực hiện các chương trình, đề án khoa học, công nghệ nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường; phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập ngoại; đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại, chế tạo các thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong cơ chế thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành.

Kế hoạch khoa học công nghệ 5 năm và hàng năm của Bộ Công Thương đều được xây dựng và phê duyệt trên cơ sở các nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20- NQ/TW, Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Công Thương giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 5540/QĐ-BCT ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương; góp phần thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành, cung cấp luận cứ khoa học

cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới.

Giai đoạn 2011-2016, công tác tổ chức xây dựng, đặt hàng nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, Bộ Công Thương đã tiến hành theo đúng các quy định hiện hành nhằm đảm bảo sự phát triển tổng thể trong mọi lĩnh vực, có chú trọng đến các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực mũi nhọn và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành có liên quan như Bộ KH&CN, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường. Cụ thể:

2.2.1.1. Đối với các nhiệm vụ cấp Bộ:

Việc quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong giai đoạn 2011-2016 được chia thành 02 mốc thời điểm. Giai đoạn 2011- 2014, Bộ Công Thương áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008, trong đó công tác quản lý khoa học và công nghệ được thực hiện theo một trong các quy trình thuộc hệ thống quản lý này (Quy trình - QT.26). Giai đoạn 2014-2016 ghi nhận nhiều sự thay đổi mang tính tích cực trong các văn bản chính sách liên quan đến hoạt động khoa học công nghệ nói chung với việc Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Đáp ứng các thay đổi trong các chính sách quản lý khoa học công nghệ được quy định trong Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 quy định về quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Việc tổ chức xác định nhiệm vụ, xây dựng đầu bài được giao cho Vụ KH&CN làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị, cá nhân có đủ các tiêu chí để triển khai. Việc xác định các nhiệm vụ để đưa vào kế hoạch được xét chọn thông qua các hội đồng tư vấn, xét chọn trong từng lĩnh vực chuyên môn, thành viên tham gia các hội đồng bao gồm các nhà quản lý, các nhà khoa học có học vị, học hàm phù hợp với các lĩnh vực tham gia tư vấn. Các nhiệm vụ sau khi được đưa vào kế hoạch, đã được Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ KH&CN, Bộ Tài

chính xem xét và đi đến thống nhất để phê duyệt. Các nhiệm vụ được phê duyệt thực hiện hàng năm đều đảm bảo tính khoa học, gắn liền với nhu cầu thực tiễn và hướng tới mục tiêu tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân (hầu hết các nhiệm vụ được xuất phát từ đề xuất của các đơn vị, doanh nghiệp). Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ, Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra tiến độ để sớm phát hiện những phát sinh trong quá trình thực hiện đồng thời có biện pháp sử lý để đảm bảo hạn chế lãnh phí, giảm thất thoát và thực hiện theo đúng nội dung, mục tiêu đã đặt ra.

2.2.1.2. Đối với các nhiệm vụ thực hiện Đề án, Chương trình được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì thực hiện

Hiện nay Bộ Công Thương đang chủ trì thực hiện 10 Đề án, Chương trình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để thực hiện Quyết định của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã tiến hành thành lập Ban điều hành để thực hiện triển khai đối với từng đề án, chương trình và do Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban, Vụ trưởng Vụ KH&CN hoặc tương đương làm Phó ban, đồng thời Bộ cũng đã ra Quyết định thành lập tổ giúp việc các Ban điều hành. Các Chương trình, Đề án này được quản lý tương đương như một Chương trình KH&CN cấp nhà nước, do vậy để tổ chức thực hiện, trên cơ sở quy định của Bộ KH&CN về việc tuyển chọn, xét chọn, giao trực tiếp các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiện vụ KH&CN cấp nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành các Quy chế tuyển chọn, xét chọn, giao trực tiếp các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm tham gia Chương trình/Đề án. Các quy định về đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ KH&CN này cũng được Bộ Công Thương thực hiện theo quy định tại các thông tư liên quan của Bộ KH&CN về đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ cấp nhà nước.Trong quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện theo đúng tiến độ, theo định kỳ Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra việc triển khai nhiệm vụ, thông qua việc kiểm tra định kỳ đã có những xử lý kịp thời nhằm hạn chế những sai phạm trong quá trình thực hiện. Các Ban điều hành đều có báo cáo định kỳ, báo cáo giai đoạn hoặc các

báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, những khó khăn vướng mắc, các vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết.Nhìn chung, cho đến nay, các văn bản phục vụ quản lý triển khai các Chương trình/Đề án do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện đã đi vào nề nếp theo đúng các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành Quỹ dự phòng nhằm khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)