9. Kết cấu luận văn
2.3. Tình hình phân bổ và sử dụng chi ngân sách sự nghiệp KH&CN của ngành
2.3.1. Tình hình phân bổ
Kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm được bố trí cho Bộ Công Thương để thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm độc lập và nhiệm vụ Hợp tác nghiên cứu theo Nghị định thư ký với nước ngoài: Bộ KH&CN chủ trì thẩm định, phê duyệt, quản lý và tổ chức nghiệm thu. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ này được giao qua Bộ Công Thương; Bộ Công Thương phối hợp trong việc đề xuất nội dung và quản lý trong quá trình thực hiện.
- Nhiệm vụ KH&CN thuộc 10 Chương trình/Đề án được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì bao gồm : Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020; Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 tầm nhìn 2025; Đề án Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025; Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025; Đề án phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp đến năm 2020; Chương trình KH&CN về phát triển công nghiệp hoá dược đến năm 2020; Đề án thực thi hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại; Chương trình nâng cao năng suất chất lượng hàng hóa công nghiệp; Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.
- Các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, bao gồm: đề tài nghiên cứu và phát triển, dự án sản xuất thử nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hợp tác quốc tế, thông tin KH&CN, tăng cường trang thiết bị và sửa chữa xây dựng nhỏ cho các viện trực thuộc Bộ. Trong đó, tỉ trọng kinh phí chi cho đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất thử nghiệm chiếm khoảng 50-55%, chi lương và hoạt động bộ máy của các viện thuộc Bộ khoảng 20% và 25-30% chi cho các nhiệm vụ còn lại. Trong tổng kinh phí sự nghiệp khoa học cấp Bộ hàng năm, kinh phí dành cho 24 viện nghiên cứu chiếm khoảng gần 80%, còn lại trên 20% dành cho hoạt động nghiên cứu của các trường, cục, vụ, trung tâm và các doanh nghiệp.
Những nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đề xuất và thực hiện được dựa trên các định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Chính phủ và Bộ Công Thương, trong đó tập trung vào các định hướng lớn trong phát triển ngành thương mại, công nghiệp như tăng cường quản lý thực hiện quy hoạch ngành công nghiệp, giải pháp quản lý, liên kết phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ phù hợp với tiến trình tái cơ cấu ngành công nghiệp đến năm 2020, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng đối với ngành công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam, nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp nước ngoài trong ngành công nghiệp hỗ trợ; phát triển mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, phát triển thị trường trong nước, nghiên cứu các định chế thương mại quốc tế, phát triển hệ thống logistics, phát triển thương mại bền vững...
Bảng 2.2. Cơ cấu chi cho hoạt động KH&CN của Bộ Công Thƣơng từ nguồn sự nghiệp khoa học giai đoạn 2011-2016
TT Nhiệm vụ KH&CN Kinh phí SNKH triệu đồng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ 128,660 146,410 138,540 147,040 148,890 163,008 Trong đó: Đề tài + Dự án SXTN 64,550 69,160 66,970 68,430 72,000 98,090 2. Nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia(*) 113,140 135,070 168,600 157,390 211,930 200,514 Tổng 241,800 281,480 307,140 304,430 360,820 363.520
(*) Bao gồm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của các Chương trình, Đề án được Thủ tướng
Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì thực hiện.