9. Kết cấu luận văn
2.1. Giới thiệu về Bộ Công Thương
2.1.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Bộ Công Thương
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, cùng với cả nước, ngành Công Thương đứng trước những cơ hội và vận hội thuận lợi mới để phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Những thắng lợi về ngoại giao, an ninh, quốc phòng; những chuyển biến mạnh mẽ về cải cách hành chính và luật pháp; sự tham gia ngày càng sâu rộng vào hội nhập quốc tế đã góp phần củng cố và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong khi công nghệ của các ngành công nghiệp nước ta phần lớn còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu nguồn nguyên liệu cũng đặt ra cho nền sản xuất trong nước những bài toán khó cần tìm lời giải đáp. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới với nhiều bất ổn, kéo theo sự biến động của nguyên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất trong nước, khả năng tiêu thụ của các sản phẩm xuất khẩu, đồng thời, thiên tai hạn hán, bão lụt, dịch bệnh xẩy ra ở nhiều nơi làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Thêm vào đó, thị trường thế giới xuất hiện những biến động khó lường; các nước phát triển có xu hướng gia tăng việc áp đặt các rào cản kỹ thuật khi các biện pháp thuế quan bị hạn chế, lạm dụng các biện pháp tự vệ như chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển.
Trong bối cảnh đó, hoạt động khoa học và công nghệ của ngành Công Thương đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với tình hình mới. Các nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của ngành trong những năm qua luôn gắn với sản xuất, góp phần giải quyết các đòi hỏi thực tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất trong cơ chế thị trường, đồng thời hướng tới việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nhập ngoại; thúc đẩy đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại, chế tạo các thiết bị, dây chuyền sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành; chú trọng phát huy hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tạo mạng lưới sâu rộng; phát huy sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài ngành, một số cơ quan
nước ngoài, tổ chức quốc tế để nghiên cứu, trao đổi thông tin hoặc nhận chuyển giao công nghệ, cụ thể:
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ đã được phê duyệt; thực hiện rà soát, lựa chọn những nội dung ưu tiên của các Chương trình nhằm tạo ra sự đột phá, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ trong ngành Công Thương.
- Phối hợp tổ chức xây dựng đề xuất đặt hàng, hình thành cụm nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng tâm, có quy mô lớn, gắn kết với các chương trình, dự án đầu tư của ngành, của doanh nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm thương mại có giá trị gia tăng cao. Trước mắt, tập trung nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất đặt hàng một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia có quy mô lớn, chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ nhằm giải quyết một cách tập trung, đồng bộ các vấn đề khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp: hỗ trợ, cơ khí chế tạo, khai thác chế biến dầu khí, chế biến sâu khoáng sản, năng lượng, công nghiệp môi trường.v.v…
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý các nhiệm vụ cấp quốc gia theo hướng tinh gọn, đơn giản hoá thủ tục từ khâu đề xuất đặt hàng đến phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện; tăng cường trao đổi thông tin, kiểm soát đề xuất đặt hàng, tổ chức thực hiện đối với các nhiệm vụ thuộc chương trình khoa học và công nghệ quốc gia do hai Bộ quản lý để hạn chế trùng lặp, dàn trải, đảm bảo tiến độ và nâng cao hiệu quả, tính khả thi.
- Đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc ngành Công Thương trong việc đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giao Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý như: Chương trình Sản phẩm quốc gia, Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình năng suất chất lượng, Chương trình tìm kiếm chuyển giao công nghệ với nước ngoài.v.v…
- Lựa chọn xây dựng và phát triển từ 03 đến 05 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Công Thương thành tổ chức khoa học và công nghệ mạnh, đủ khả năng giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia thuộc ngành Công Thương.
- Tăng cường phối hợp xây dựng, triển khai các Chương trình, đề án trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ trong công nghiệp; xây dựng, thực hiện các hàng rào kỹ thuật trong thương mại phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành Công Thương; công tác quản lý chất lượng sản phẩm xăng dầu, khí, thép.v.v…; thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch trong quản lý sản phẩm hàng hóa của ngành; bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngành Công Thương.
- Ưu tiên việc bố trí kinh phí để thực hiện hiện các chương trình khoa học và công nghệ giao cho Bộ Công Thương chủ trì, đặc biệt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ cấp bách phát sinh, các nhiệm vụ đột xuất đáp ứng yêu cầu của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
- Tăng cường phối hợp trong hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Công Thương, đặc biệt trong nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sinh học trong chế biến, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí chế tạo, khai thác chế biến dầu khí, chế biến sâu khoáng sản, tiết kiệm và phát triển năng lượng mới, phát triển ngành công nghiệp môi trường.v.v…
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên phương tiện truyền thông pháp luật về khoa học và công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật thuộc ngành Công Thương trong phạm vi toàn quốc; tăng cường phối hợp trong công tác thông tin và thống kê khoa học và công nghệ; tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ trong ngành Công Thương. [7]
2.2. Thực trạng của việc cấp phát kinh phí ngân sách nhà nƣớc cho các đề tài nghiên cứu khoa học