Tình hình giải ngân kinh phí của các đề tài, số lượng đề tài đã hoàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành Quỹ dự phòng nhằm khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 49 - 56)

9. Kết cấu luận văn

2.3. Tình hình phân bổ và sử dụng chi ngân sách sự nghiệp KH&CN của ngành

2.3.2. Tình hình giải ngân kinh phí của các đề tài, số lượng đề tài đã hoàn thành

thành đúng hạn, chưa hoàn thành đúng hạn, quá hạn và không hoàn thành

Trong giai đoạn 2011-2015 và năm 2016 việc phân giao kế hoạch đầu tư cho các dự án được thực hiện theo đúng quy định về quản lý đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước. Các đề tài về cơ bản thực hiện theo đúng tiến độ được phê duyệt , tuy nhiên còn một số nhiệm vụ chậm tiến độ phải gia hạn, điều chỉnh thơi gian thực hiện như sau:

Bảng 2.3. Số lƣợng các nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia và cấp Bộ giai đoạn 2011-2016

(Nguồn: Vụ KH&CN Bộ Công Thương )

Nhiệm vụ KHCN 2011 2012 2013 2014 2015 2016 I.Tổng số nhiệm vụ trong năm 504 491 648 547 501 408 1.Cấp quốc gia 122 118 174 207 179 97 2.Cấp Bộ, trong đó: 382 373 474 340 322 311 - Đề tài, dự án KHCN 281 275 351 266 260 247 - Nhiệm vụ khác (thông tin, tăng cường trang thiết bị, sửa chữa xây dựng nhỏ ...) 101 98 123 74 62 64 II. Số lƣợng nhiệm vụ giải ngân 504 491 648 547 501 408 1.Số lƣợng nghiệm thu 409 330 520 364 404 306 2.Số lƣợng nhiệm vụ gia hạn 10 9 9 9 15 20 3.Số lƣợng nhiệm vụ dừng thực hiện 0 0 0 0 4 7

2.3.2.1. Tiến độ thực hiện năm 2011

Về tình hình phân bổ và kết quả thực hiện ngân sách cho hoạt động KH&CN năm 2011, Bộ Công Thương đã được phân bổ tổng cộng 241,800 triệu đồng, trong đó:

- Các nhiệm vụ cấp Quốc gia: 113,140 triệu đồng, trong đó các dự án khoa học công nghệ 33,942 triệu đồng; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình, đề án do Bộ Công Thương chủ trì: 79,198 triệu đồng;

- Các nhiệm vụ cấp Bộ: 128,660 triệu đồng (gồm quỹ lương và hoạt động bộ máy 27,018 triệu đồng và các nhiệm vụ cấp Bộ: 101,642 triệu đồng

Có 504 nhiệm vụ được phê duyệt thực hiện trong năm 2011 bao gồm 122 nhiệm vụ cấp Quốc gia và 382 nhiệm vụ cấp Bộ ( trong đó: đề tài, dự án KHCN 281 nhiệm vụ; các nhiệm vụ khác 101 nhiệm vụ)

Về kết quả thực hiện các nhiệm vụ: các nhiệm vụ được thực hiện trong năm 2011 đã giải ngân 504; số lượng nhiệm vụ đã tiến hành nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và đã hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán là 409 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ gia hạn về mặt thời gian gồm 10 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ dừng thực hiện là 0

2.3.2.2. Tiến độ thực hiện năm 2012

Về tình hình phân bổ và kết quả thực hiện ngân sách cho hoạt động KH&CN năm 2012, Bộ Công Thương đã được phân bổ tổng cộng 281,480 triệu đồng, trong đó:

- Các nhiệm vụ cấp Quốc gia: 135,070 triệu đồng, trong đó các dự án khoa học công nghệ 40,521 triệu đồng; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Chương trình, đề án do Bộ Công Thương chủ trì: 94,549 triệu đồng; - Các nhiệm vụ cấp Bộ: 146,410 triệu đồng (gồm quỹ lương và hoạt động bộ máy 30,746 triệu đồng và các nhiệm vụ cấp Bộ: 115,664 triệu đồng

Có 491 nhiệm vụ được phê duyệt thực hiện trong năm 2012 bao gồm 118 nhiệm vụ cấp Quốc gia và 373 nhiệm vụ cấp Bộ ( trong đó: đề tài, dự án KHCN 275 nhiệm vụ; các nhiệm vụ khác 98 nhiệm vụ)

Về kết quả thực hiện: các nhiệm vụ được thực hiện trong năm 2012 đã giải ngân 491 nhiệm vụ; đã tiến hành nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và đã hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán là 330 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ gia hạn về mặt thời gian gồm 09 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ dừng thực hiện là 0

2.3.2.3. Tiến độ thực hiện năm 2013

Về tình hình phân bổ và kết quả thực hiện ngân sách cho hoạt động KH&CN năm 2013, Bộ Công Thương đã được phân bổ tổng cộng 307,140 triệu đồng, trong đó:

- Các nhiệm vụ cấp Quốc gia: 168,600 triệu đồng, trong đó các dự án khoa học công nghệ 50,580 triệu đồng; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuốc các Chương trình, đề án do Bộ Công Thương chủ trì: 118,020 triệu đồng; - Các nhiệm vụ cấp Bộ: 138,540 triệu đồng (gồm quỹ lương và hoạt động bộ máy 30,750 triệu đồng và các nhiệm vụ cấp Bộ: 107,790 triệu đồng

Có 648 nhiệm vụ được phê duyệt thực hiện trong năm 2013 bao gồm 174 nhiệm vụ cấp Quốc gia và 474 nhiệm vụ cấp Bộ ( trong đó: đề tài, dự án KHCN 275 nhiệm vụ; các nhiệm vụ khác123 nhiệm vụ)

Về kết quả thực hiện: các nhiệm vụ được thực hiện trong năm 2013 đã giải ngân 648 nhiệm vụ; đã tiến hành nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và đã hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán là 520 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ gia hạn về mặt thời gian gồm 09 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ dừng thực hiện là 0

2.3.2.4. Tiến độ thực hiện năm 2014

Về tình hình phân bổ và kết quả thực hiện ngân sách cho hoạt động KH&CN năm 2014, Bộ Công Thương đã được phân bổ tổng cộng 304,430 triệu đồng, trong đó:

- Các nhiệm vụ cấp Quốc gia: 157,390 triệu đồng, trong đó các dự án khoa học công nghệ 47,210 triệu đồng; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuốc các Chương trình, đề án do Bộ Công Thương chủ trì: 110,180 triệu đồng;

- Các nhiệm vụ cấp Bộ: 147,040 triệu đồng (gồm quỹ lương và hoạt động bộ máy 32,340 triệu đồng và các nhiệm vụ cấp Bộ: 114,700 triệu đồng

Có 547 nhiệm vụ được phê duyệt thực hiện trong năm 2014 bao gồm 207 nhiệm vụ cấp Quốc gia và 340 nhiệm vụ cấp Bộ ( trong đó: đề tài, dự án KHCN 266 nhiệm vụ; các nhiệm vụ khác 74 nhiệm vụ)

Về kết quả thực hiện: các nhiệm vụ được thực hiện trong năm 2014 đã giải ngân 547 nhiệm vụ; đã tiến hành nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và đã hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán là 364 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ gia hạn về mặt thời gian gồm 09 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ dừng thực hiện là 0

2.3.2.5. Tiến độ thực hiện năm 2015

Về tình hình phân bổ và kết quả thực hiện ngân sách cho hoạt động KH&CN năm 2015, Bộ Công Thương đã được phân bổ tổng cộng 360,820 triệu đồng, trong đó:

- Các nhiệm vụ cấp Quốc gia: 211,930 triệu đồng, trong đó các dự án khoa học công nghệ 63,579 triệu đồng; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuốc các Chương trình, đề án do Bộ Công Thương chủ trì: 148,351 triệu đồng; - Các nhiệm vụ cấp Bộ: 148,890 triệu đồng (gồm quỹ lương và hoạt động bộ máy 32,755 triệu đồng và các nhiệm vụ cấp Bộ: 116,135 triệu đồng

Có 501 nhiệm vụ được phê duyệt thực hiện trong năm 2015 bao gồm 179 nhiệm vụ cấp Quốc gia và 322 nhiệm vụ cấp Bộ ( trong đó: đề tài, dự án KHCN 260 nhiệm vụ; các nhiệm vụ khác 62 nhiệm vụ)

Về kết quả thực hiện: các nhiệm vụ được thực hiện trong năm 2015 đã giải ngân 501 nhiệm vụ; đã tiến hành nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và đã hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán là 404 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ gia hạn về mặt thời gian gồm 15 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ dừng thực hiện là 4

2.3.2.6. Tiến độ thực hiện năm 2016

Về tình hình phân bổ và kết quả thực hiện ngân sách cho hoạt động KH&CN năm 2016, Bộ Công Thương đã được phân bổ tổng cộng 363,520 triệu đồng, trong đó:

- Các nhiệm vụ cấp Quốc gia: 200.514 triệu đồng, trong đó các dự án khoa học công nghệ 59,243 triệu đồng; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuốc các Chương trình, đề án do Bộ Công Thương chủ trì: 141,271 triệu đồng; - Các nhiệm vụ cấp Bộ: 163,006 triệu đồng (gồm quỹ lương và hoạt động bộ máy 34.100 triệu đồng và các nhiệm vụ cấp Bộ: 128,906 triệu đồng

Có 408 nhiệm vụ được phê duyệt thực hiện trong năm 2016 bao gồm 97 nhiệm vụ cấp Quốc gia và 311 nhiệm vụ cấp Bộ ( trong đó: đề tài, dự án KHCN 247 nhiệm vụ; các nhiệm vụ khác 64 nhiệm vụ)

Về kết quả thực hiện: các nhiệm vụ được thực hiện trong năm 2016 đã giải ngân 408 nhiệm vụ; đã tiến hành nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và đã hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán là 306 nhiệm vụ; Số lượng nhiệm vụ gia hạn về mặt thời gian gồm 20 nhiệm vụ ( trong đó cấp Bộ 6 nhiệm vụ và cấp Quốc gia 13 nhiệm vụ); Số lượng nhiệm vụ dừng thực hiện là 7 nhiệm vụ xin dừng thực hiện do một số lý do trong quá trình triển khai. Bộ Công Thương đã tiến hành xử lý, thu hồi ngân sách thực hiện của các nhiệm vụ trên theo quy định hiện hành.

Trong giai đoạn 2011-2016, ngoài việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ cấp Quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì quả lý như đề tài, dự án SXTN độc lập, các nhiệm vụ theo Nghị định tư ký với nước ngoài, các nhiệm vụ thuộc các chương trình KH&CN trong điểm (Chương trình KC/KX), Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì thực hiện một số chương trình, đề án phát triển, trong đó, các chương trình KH&CN được quản lý tương đương như các chương trình KH&CN cấp Quốc gia. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia được các Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính quan tâm bố trí cao hơn hẳn kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, đáp ứng yêu cầu để thực hiện các nhiệm vụ thuộc các chương trình, đề án, từ 113, 140 triệu đồng năm 2011 lên đến 211,930 triệu đồng năm 2015 (Trong số 10 Chương trình, đề án nêu trên, 03 đề án đã kết thúc vào năm 2015) và Trong năm 2016 kinh phí cấp là 200.514 triệu đồng (kinh phí các nhiệm vụ cấp Quốc gia giảm so

với năm 2015 là do trong năm 2016 có 03 chương trình, đề án đã kết thúc giai đoạn thực hiện đó là Đề án phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công nghiệp; Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020; Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020).

Để thực hiện việc nhận định về tình hình cấp phát kinh phí cho Bộ Công Thương, tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu một số nhà quản lý của Vụ KH&CN . Kết quả phỏng vấn sâu được trình bày như sau :

Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng, ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, cấp kinh phí nhỏ giọt, thủ tục tài chính còn nhiều vướng mắc, Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Tiến sĩ, Phó vụ trƣởng Vụ khoa học và Công nghệ Bộ Công Thƣơng cho rằng: Hàng năm lượng chương trình, dự án và các nhiệm vụ giao cho Bộ Công Thương ngày một nhiều, nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm đối với lĩnh vực khoa học công nghệ cho Bộ Công Thương chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nên số lượng dự án cũng như mức độ đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế. Các viện vẫn gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng và hình thành nguồn vốn lưu động phục vụ cho hoạt động kinh doanh, chuyển giao công nghệ. Nguồn vốn lưu động thấp, khả năng huy động vốn hạn chế, l i suất ngân hàng cao là những khó khăn, thách thức đối với các viện trong việc triển khai các hoạt động sản xuất, dịch vụ về khoa học công nghệ. Các viện hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng không thể sử dụng tài sản để thế chấp vay vốn để thực hiên các hợp đồng kinh tế lớn, mặt khác vốn là một trong những yếu tố then chốt, quyết định thành bại đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, những thất bại trong nghiên cứu dẫn tới phải lặp lại công việc khảo sát và thực nghiệm với số lần ngoài dự kiến và điều này dẫn đến phá sản các kế hoạch tài chính theo dự toán. Một số viện thuộc các Tổng công ty như Viện Luyện kim đen, Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo,.v.v... trong thời

gian dài không được đầu tư trang thiết bị, cơ sở nhà xưởng, phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu đ quá cũ và lạc hậu. Vì vậy, các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu và đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện nước ta hội nhập ngày càng sâu vào khu vực và thế giới. Trong một số trường hợp, do không đủ năng lực về trang thiết bị nên một số viện nghiên cứu của ngành không thể đáp ứng hoặc không được các doanh nghiệp tin cây giao giải quyết các vấn đề công nghệ nảy sinh, từ đó làm cho mối liên kết giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp trở nên thiếu khăng khít và làm giảm vai trò của viện nghiên cứu trong việc giải quyết các vấn đề công nghệ của ngành. Hầu hết các thiết bị được đầu tư cho nghiên cứu chứ không phải để phục vụ sản xuất kinh doanh nên nếu không có kinh phí cho cán bộ nghiên cứu, không có kinh phí cho bảo dưỡng sửa chữa thiết bị thì việc duy trì hoạt động của phòng thí nghiệm gặp nhiều khó khăn: các kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học sau khi trừ các chi phí trực tiếp thì mới chỉ đủ để trả lương cơ bản và đóng bảo hiểm x hội cho các cán bộ nhân viên trong thời gian khoảng 6-7 tháng. Việc thu hút nhân tài và tuyển dụng cán bộ nghiên cứu cho phòng thí nghiệm khó khăn

Công tác thẩm định về phân bổ ngân sách của Bộ Tài chính trong những năm vừa qua thường chậm so với thời gian quy định trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo đó, việc giao dự toán cho các đơn vị bị muộn và tỷ lệ sử dụng ngân sách trong năm đối với các đề tài, dự án không đảm bảo theo tiến độ thời gian về nội dung và dự toán kinh phí đ phê duyệt khi tuyển chọn đơn vị thực hiện dẫn đến triển khai đề tài chậm, các định mức chi quá cụ thể và cứng nhắc, chậm thay đổi nên rất dễ lạc hậu sau một thời gian áp dụng sẽ cản trở việc giải ngân để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN được giao, các quy định cứng không cho phép bất cứ một sự linh hoạt nào so với dự toán ban đầu, trong nhiều trường hợp cũng khiến cho việc xử lý các chi phí phát sinh găp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu KHCN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành Quỹ dự phòng nhằm khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)