Đánh giá chung thực trạng việc cấp phát kinh phí và tiến độ thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành Quỹ dự phòng nhằm khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 56 - 61)

9. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá chung thực trạng việc cấp phát kinh phí và tiến độ thực hiện

hiện các đề tài nghiên cứu khoa học tại Bộ Công Thƣơng

Hàng năm, việc phân bổ ngân sách đối với lĩnh vực KH&CN của Bộ Công Thương được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ KH&CN và Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

Việc ban hành Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của liên Bộ Tài chính-Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã mang lại nhiều thay đổi tích cực trong việc lập dự toán và cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, từ phương thức cấp theo đầu biên chế hiện nay sang cấp theo nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Quy định này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tạo điều kiện để tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy tính chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục được hướng dẫn cụ thể như vấn đề phân bổ kinh phí hỗ trợ giữa các Viện trực thuộc Bộ và các Viện thuộc Tập đoàn, Tổng công ty 90, 91; các nội dung áp dụng riêng cho các tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược chính sách; cách tính thời gian quy đổi thực hiện nhiệm vụ và đối tượng là thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ; các nội dung liên quan đến khoản thu và cách chi lương.v.v…

Công tác thẩm định về phân bổ ngân sách của Bộ Tài chính trong những năm vừa qua thường chậm so với thời gian quy định trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, theo đó việc giao dự toán cho các đơn vị bị muộn và tỷ lệ sử dụng ngân sách trong năm đối với các đề tài, dự án không đảm bảo theo tiến độ thời gian về nội dung và dự toán kinh phí đã phê duyệt khi tuyển chọn đơn vị thực hiện.

Để thực hiện việc đánh giá hệ lụy của việc chậm tiến độ các đề tài dự án nghiên cứu, tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu một số nhà quản lý của Vụ KH&CN . Kết quả phỏng vấn sâu được trình bày như sau :

Câu hỏi : Thưa ông, hệ lụy của việc chậm tiến độ của các dự án nghiên cứu là gì?

Tiến sĩ, trƣởng phòng phòng kế hoạch tổng hợp Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công thƣơng cho rằng: Chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân khiến các dự án phải điều chỉnh vốn, gây khó khăn cho công tác cân đối nguồn vốn thực hiện, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu quả của việc nghiên cứu KH&CN. Bởi vì thời gian làm thay đổi giá cả nguyên liệu, lao động cũng như các yếu tố khác, thêm nữa kéo dài thời gian thì các dự án sẽ bị chậm đưa vào sử dụng và làm thay đổi hiệu quả của dự án gây l ng phí rất lớn. Bên cạnh đó, do nguồn vốn ngân sách cấp hàng năm đối với lĩnh vực khoa học công nghệ cho Bộ Công Thương chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nên số lượng dự án cũng như mức độ đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế, cần có sự quan tâm hơn của Nhà nước đối với lĩnh vực này.

2.4.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2011 đến 2016, các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương đã tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao: nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tập đoàn, Tổng công ty. Các kết quả nghiên cứu khoa học đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và hoạch định chính sách. Nhiều đề tài nghiên cứu sản phẩm mới mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao, nghiên cứu ứng dụng đóng góp hiệu quả vào sản xuất kinh doanh. Việc phát triển sản phẩm mới, nghiên

cứu công thức, quy trình công nghệ sản xuất, kiểu dáng bao bì, sử dụng các nguyên liệu mới…để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm được đặc biệt quan tâm. Tỷ trọng các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ứng dụng và phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh ngày càng cao.

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thể hiện bởi hàng trăm kết quả nghiên cứu nổi bật cấp quốc gia, cấp Bộ, cấp Tập đoàn; số lượng công bố từ các đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Công Thương những năm gần đây tăng mạnh, từ 3 bài báo quốc tế năm 2011 đến 12 bài báo quốc tế năm 2015 và 15 bài năm 2016.

2.4.2. Hạn chế

Ngoài những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại tình trạng đầu tư ở một số khâu, một số bộ phận còn thiếu đồng bộ nên chưa phát huy được hết hiệu quả của công nghệ mới; tình trạng đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ ở một số viện vẫn chưa đều; các tổng công ty vẫn chưa dành sự quan tâm thích đáng cho đầu tư phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học dẫn đến các nhiệm vụ KH&CN triển khai chậm, mặt khác do tiến độ cấp kinh phí chậm, nhỏ giọt, thủ tục giải ngân phức tạp, làm ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác, mặc dù quy định các tổ chức nghiên cứu Khoa học xây dựng kế hoạch nhiệm vụ nghiên cứu dài hạn nhưng kinh phí lai cấp hàng năm và nhiều khi còn cấp thiếu do đó làm giảm tính chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động nghiên cứu của tổ chức KH&CN. Các quy định thủ tục hành chính quá rườm rà, không sát thực tế đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nghiên cứu có thể dẫn đến những rủi ro trong nghiên cứu, phải lặp lại công viêc khảo sát và thực nghiệm, điều này dẫn đến phá sản các kế hoạch tài chính trước đó, thậm trí dẫn đến mất tính mới của đề tài vì đã lạc hậu.

Để thực hiện việc đánh giá về thủ tục giải ngân các đề tài, dự án, tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu một số chuyên viên chính, chuyên viên của phòng kế toán Văn phòng Bộ Công Thương là nơi kiểm tra, giám sát tài chính, thanh quyết toán về thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Kết quả phỏng vấn sâu được trình bày như sau :

Câu hỏi : Có ý kiến cho rằng, cơ chế tài chính dành cho Khoa học và Công nghệ còn “ Khó” và “ Vướng” đặc biệt là thủ tục giải ngân phức tạp?

Thạc sỹ, Chuyên viên chính phòng Kế toán Văn phòng Bộ Công Thƣơng cho rằng : Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn các dự án KH&CN chậm trễ. Trước tiên là theo thói quen, đầu năm giải ngân chậm, cuối năm mới dồn lực triển khai, dẫn đến năm nào cũng phải chuyển nguồn vốn đầu tư công sang năm sau. Quy định của Luật ngân sách, năm ngân sách đòi hỏi các khoản chi phải được quyết toán trước 31/12 hàng năm trong khi thủ tục giao vốn còn rất rườm rà. Thậm trí nửa năm sau, vốn chưa được giao vì vậy việc hoàn chỉnh các chứng từ quyết toán như hóa đơn, chứng từ chi tiêu của tổ chức KH&CN đôi khi là một việc khó khăn không thực hiện đúng hạn được, chính những thủ tục hành chính quá rườm rà, không sát thực tế đ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nghiên cứu vì đôi khi thời gian hoàn thiện chứng từ còn lớn hơn cả thời gian nghiên cứu

Tiểu kết chƣơng 2

Trong giai đoạn 2011 - 2016, kinh phí của Nhà nước đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương đã tăng khá mạnh, có sự tăng trưởng mạnh về kinh phí sự nghiệp khoa học của Bộ là do các Chương trình, Đề án được Chính phủ phê duyệt và giao Bộ Công Thương chủ trì được triển khai thực hiện. Công tác quản lý khoa học và công nghệ bao gồm các hoạt động hướng dẫn và tổ chức xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm và 5 năm, quản lý quá trình thực hiện và tổ chức đánh giá, nghiệm thu được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, khách quan, đảm bảo tính khoa học, đáp ứng các yêu cầu phục vụ phát triển của ngành, các đề tài về cơ bản thực hiện theo đúng tiến độ được phê duyệt. Tuy nhiên còn một số nhiệm vụ chậm tiến độ phải gia hạn, điều chỉnh thời gian thực hiện một phần là do

+ Thủ tục hành chính rườm rà trong quá trình cấp kinh phí gây cản trở cho các nhà khoa học bởi từ khi họ có ý tưởng cho đến lúc nhận được kinh phí thì nhiều đề tài đã không còn phù hợp với thực tiễn. Đây là vấn đề nhức nhối đối với giới khoa học. Chính bởi vì phải mất một khoảng thời gian rất lâu thì các kế hoạch mới được xét duyệt cấp kinh phí.

+ Khi đến thời điểm được cấp kinh phí thì các nguồn kinh phí này không còn phù hợp với công việc của đề tài buộc các nhà khoa học phải điều chỉnh lại nhưng quy trình thủ tục lại vô cùng phức tạp và tốn rất nhiều thời gian làm chậm tiến độ khiến các dự án phải điều chỉnh vốn, gây khó khăn cho công tác cân đối nguồn vốn thực hiện.

+ Đến giai đoạn giải ngân vốn các dự án KH&CN tiếp tục chậm trễ vì việc hoàn chỉnh các chứng từ quyết toán như hóa đơn, chứng từ chi tiêu của tổ chức KH&CN đôi khi là một việc khó khăn không thực hiện đúng hạn được

+ Khi chậm tiến độ phải gia hạn về mặt thời gian là nguyên nhân khiến các dự án phải điều chỉnh vốn, gây khó khăn cho công tác cân đối nguồn vốn thực hiện, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu quả của việc nghiên cứu KH&CN. Bởi vì thời gian làm thay đổi giá cả nguyên liệu, lao động cũng như các yếu tố khác, thêm nữa kéo dài thời gian thì các dự án sẽ bị chậm đưa vào sử dụng và làm thay đổi hiệu quả của dự án gây lãng phí

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH QUỸ DỰ PHÒNG NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC CẤP PHÁT

KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình thành Quỹ dự phòng nhằm khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)