IV. TỒN TẠI CỦA KỸ THUẬT PROTOPLAST
b, Bảo quản ngừng sinh trưởng tạm thời được áp dụng cho nhiều loại cây,
nhưng chủ yếu đối với cây có hạt không bảo quản lâu dài ở nhiệt độ và ẩm độ thấp.
Mẫu đưa vào bảo quản bao gồm phôi, mô, tế bào và trước khi đưa vào bảo quản chúng phải chịu xử lý qua một số công đoạn:
- Tiền sinh trưởng: xử lý với 5-10% proline và 3-6% manitol.
- Chất chống đông gồm có: dung dịch DMSO nồng độ 1M có thêm dung dịch glycerol 1M và Sucrose 2M.
- Bảo quản: ở nhiệt độ - 196oC - Phá băng: ở nhiệt độ 40oC - Phục hồi sinh trưởng.
Trong quá trình bảo quản, mẫu được để ở nhiệt độ - 196oC, các quá trình trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển ngừng hoạt động. Hết thời hạn bảo quản (có thể 20- 30 năm), mẫu được lấy ra phục hồi sinh trưởng và nuôi cấy tạo thành cây con hoàn chỉnh.
Cả hai giải pháp bảo quản bằng sinh trưởng chậm cũng như đông lạnh đều có những hạn chế khó khăn chung ở các khía cạnh sau:
- Chưa có những đánh giá đầy đủ về mối tương tác giữa các yếu tố môi trường (thành phần dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy, chất ức chế sinh trưởng, nhiệt độ, cường độ và chất lượng ánh sáng sử dụng) do vậy còn gặp rất nhiều khó khăn cho việc áp dụng công nghệ này trên quy mô lớn và đối với nhiều loại cây trồng khác nhau.
- Chưa xác định được khoảng thời gian tối đa một cách an toàn trong quá trình bảo quản bằng sinh trưởng chậm cho từng loại cây trồng.
Vấn đề quan trọng và chung cho cả hai hình thức bảo quản đó là sự xuất hiện các biến dị sinh dưỡng và thiếu các biện pháp để kiểm tra chúng. Trong khi đó những kiến thức hiểu biết liên quan đến sự ổn định và di truyền của các hình thức bảo quản nói chung chưa được nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầy đủ.