Các phương pháp đứa DNA vào cơ thể và tế bào khác

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN GIỐNG pps (Trang 66 - 67)

II. ỨNG DỤNG TẾ BÀO TRẦN

a) Các phương pháp đứa DNA vào cơ thể và tế bào khác

1) Xử lý trực tiếp với dung dịch DNA: Phương pháp này được Ledoux và Hep áp dụng đối với hạt hoặc mầm cây. Hiệu quả không cao và không chắc chắn. Tần số 10-5- 10-7. Ngẫu nhiên 10-6. Một số tác giả đã cải tiến bằng cách xử lý DNA

+ protamin (một thành phần của protein histon trong nhiễm sắc thể) đưa được tần số biến nạp đạt 29,4% ở ngô. Đây là một kết quả bất ngờ vượt quá sức tưởng tượng. Phải kiểm tra lại.

Một số công trình sử dụng DNA dạng plasmid trộn với hạt phấn để thụ phấn nhân tạo và hy vọng đồng thời thu được kết quả biến nạp.

Nhìn chung kỹ thuật xử lý trực tiếp với DNA không được phổ cập vì kém hiệu quả và khó lặp lại. Tuy nhiên nó được một số phòng thí nghiệm thực hiện trong thời kỳ sơ khai của kỹ thuật DNA tái tổ hợp vào những năm đầu của thập niên 70.

2) Sử dụng các vector tự nhiên: Chúng ta biết trong tự nhiên vẫn xảy ra hiện tượng biến nạp gene ở nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như:

 Thực khuẩn (Phage) khi bám vào thành tế bào thì chỉ đưa DNA vào tế bào chủ, ở đó DNA genom của thực khuẩn biểu hiện và tổng hợp thực khuẩn mới.

 Siêu vi khuẩn - virus (ví dụ SV40). Cấu tạo gồm acid nucleic và protein (tương đương với nhiễm sắc thể) thâm nhập vào tế bào vật chủ và sử dụng bộ máy sinh tổng hợp acid nucleic và protein để tạo ra virus mới.

 Plasmid: Trong tế bào của giới động vật và giới thực vật đều tồn tại các thể plasmid, đó là các vùng DNA tự sinh sản độc lập. Ở vi khuẩn. thực vật và động vật plasmid liên quan tới yếu tố giới tính của tế bào, đến khả năng chống chịu các loại kháng sinh....

Đặc điểm quan trọng của plasmid là chúng có thể liên kết vào nhiễm sắc thể nhưng cũng có thể tồn tại bên ngoài nhiễm sắc thể một cách độc lập.

Ngày nay người ta đang sử dụng nhiều loại vector có nguồn gốc tự nhiên khác nhau, kể cả nhân tạo ho àn toàn để đưa DNA lạ vào tế bào. Ví dụ: thực khuẩn virus SV40, plasmid pBR 322, virus khảm xuplơ CMV, plasmid Ti của vi khuẩn đất Agrobacterium tumerfaciens... Các loại plasmid đều được thiết kế có mang gene chọn lọc kháng kháng sinh như penicillin, tetracyclin, steptomycin, hygocillin, kanamycin...

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN GIỐNG pps (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)