Kỹ thuật nuôi cấy

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN GIỐNG pps (Trang 50)

VI. NHÂN GIỐNG INVITRO VÀ CÁC ĐẠC ĐIỂM KHÔNG DI TRUYỀN (EPIGENETIC)

a) Kỹ thuật nuôi cấy

Nuôi cấy hạt phấn: Nuôi cấy hạt phấn thành công đầu tiên vào năm 1950 đối với hạt phấn cây khoả tử ở đáy ống phấn và tế bào sinh sản tạo thành mô sẹo.

Guha Maheshawari ( 1964, Ấn Độ) đã nuôi cấy thành công hạt phấn cây bí tử tạo phôi và từ các phôi này đã cho cây con hoàn chỉnh.

Đặc biệt năm 1968, Nizecki và Ocno đã nuôi cấy thành công hạt phấn lúa, thu được cây đơn bội, tạo ra một khả năng ứng dụng rất lớn cho công tác chọn tạo giống lúa.

Có 3 phương thức nuôi cấy hạt phấn sau đây:

1. Nuôi cấy hạt phấn trưởng thành trên môi trường nửa cứng. Callus và cây con được phát sinh trực tiếp từ túi phấn.

2. Nuôi cấy túi phấn trong môi trường nước, hạt phấn giải phóng ra ngoài, phôi cây con tái sinh từ hạt phấn.

3. Nuôi cấy hạt phấn non.

Kết quả thu được qua nuôi cấy túi phấn có thể là: mô sẹo, phôi, cây con. Nhiều khi trên cùng một thí nghiệm nuôi cấy một loại hạt phấn có thể thu đ ược cả ba loại. Kết quả phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của hạt phấn và trạng thái sinh lý của cây cho phấn. Nhìn chung tỷ lệ hạt phấn, túi phấn cho kết quả rất thấp, khoảng 1-2% số hạt phấn, túi phấn được cấy. Dĩ nhiên là tỷ lệ này phụ thuộc vào bản chất kiểu gene và các chất điều hoà sinh trưởng được bổ sung vào môi trường, nhất là nhóm cytokinin BA, zeatin, kinetin, hoặc nguồn carbon cung cấp, glucoza, maltosa

v.v...

Những môi trường chính sử dụng cho nuôi cấy túi phấn và phấn được tập hợp trong hai nhóm (xem phần phụ lục)

Nhóm 1: Bao gồm muối khoáng, vitamin và đường. Thành phần môi trường này dùng chung cho cả hai giai đoạn: tạo mô sẹo và tái sinh cây con.

Nhóm 2: Ngoài những thành phần trên, môi trường phải được bổ sung thêm các chất điều hoà sinh trưởng auxin, cytokinin với một tỷ lệ thích hợp, hoặc than hoạt tính và các axit amin khác như: glutamin, serin và asparagin. Những loài thực vật sử dụng môi trường nhóm 1 là: thuốc lá và cây họ cà độc dược.

Những thực vật sử dụng môi trường nhóm hai là: lúa, lúa mì. Các phấn và túi phấn ở cây này tạo mô sẹo sau đó mới tái sinh cây đơn bội, hoặc 2n.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN GIỐNG pps (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)