NHÂN GIỐNG INVITRO VÀ VIỆC SỬ DỤNG GIỐNG ƯU THẾ LA

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN GIỐNG pps (Trang 43 - 44)

Trong chăn nuôi, việc sử dụng giống vật nuôi mang ưu thế lai ở thế hệ Fl đã trở thành biện pháp tăng năng suất quan trọng bậc nhất.

Ở ngành trồng trọt, giống ưu thế lai mới chỉ được ứng dụng ở một số đối tượng như ngô, cà chua, lúa, cải dầu, bắp cải, hành tây, măng tây, đ ặc biệt là các giống hoa…

Sử dụng ưu thế lai không những làm tăng năng suất từ 20-40%, mà giống lai còn có đặc điểm là rất đồng đều so với giống bố mẹ. Tính đồng đều của giống là tiền đề quan trọng cho sản xuất theo phương thức công nghiệp.

Ở xúp lơ chẳng hạn, phương thức sản xuất công nghiệp đòi hỏi phải thu hoạch toàn bộ diện tích bằng cơ giới vào một thời điểm. Điều này chỉ thực hiện được khá sử dụng giống ưu thế lai F1. Nếu dùng giống thuần chủng loại tốt thì vẫn phải thu hoạch làm 4-5 lần. Muốn sử dụng giống ưu thế lai F1, nhất định phải có giống bố mẹ thuần chủng. Nếu bảo quản giống thuần chủng theo phương thức tự phối thì không đảm bảo vì ở các giống rau họ Brassicaceae thường xuất hiện hiện

tượng bất tự thụ. Vì vậy phương pháp nhân giống và bảo quản giống trong ống nghiệm đối với một số giống rau và giống hoa có một giá trị kinh tế cao.

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải nghiên cứu các qui trình nhân giống invitro tối ưu cho từng loại cây trồng và cải tiến qui trình đó để giảm tới mức tối đa các tốn kém về nhân công lao động trong các công đoạn nuôi cấy và đưa cây con ra ngoài đất.

Đánh giá ưu thế lai:

Kê (mile): lá thứ năm thể hiện ưu thế lai rõ nhất. Petunia (mào gà): lá mầm thể hiện ưu thế lai tốt nhất. Nuôi cấy invitro cho phép đánh giá sớm ưu thế lai.

Ví dụ: Trong chọn giống cây lâu năm như cao su, nuôi cấy invitro cho phép đánh giá sức sống của cây trước 5 năm. Cây cao su phát triển theo một chu kỳ nhất định không phụ thuộc vào mùa.

Nhân giống cao su bằng phương pháp ghép So sánh sức sống của N. synvestris đồng hợp tử 1. Cây đồng hợp tử do tự thụ 9 thế hệ (T).

2. Cây lai giữa 2 dòng đồng hợp tử nhận bằng phương pháp đơn bội (Hi x Hj)

3. Cây đồng hợp tử thế hệ 1 bằng phương pháp đơn bội (Ho ). Ờ điều kiện tự nhiên T (Hi x Hj) Ho

Ở nuôi cấy invitro T (Hi x Hj) Ho

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN GIỐNG pps (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)