5. Cấu trúc của luận văn
3.5. Ng-ời kể chuyện trong kết cấu không gian và thời gian
3.5.2. Kết cấu thời gian
Thời gian trong tác phẩm tự sự khác với thời gian khách quan ngoài đời sống. Thời gian ấy có thể không đi theo trật tự tuyến tính, mà đảo ng-ợc, ng-ng đọng hay xảy lặp, mang đậm dấu ấn chủ quan của tác giả và ng-ời kể chuyện. 3.5.2.1. Thời gian quá khứ
Thời gian quá khứ thể hiện qua những cụm từ nh- "ngày ấy", "lại thấy", "nhớ lại", "hôm ấy"… trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn.
Đó là những ngày ở An Lâm trong hồi ức của Tr-ờng (Ngày mới). Chàng nhớ những ‚khi còn đi học ở làng, chàng thường cùng với anh em bạn ra đứng dựa vào thành cầu để nhìn xe hoả đi qua‛. ‚Chàng lại nhớ bấy giờ nhìn các ng-ời đi trên tàu một cách thèm thuồng, bởi họ đang đi tới những tỉnh thành xa lạ mà chàng hằng ao -ớc được để chân đến‛ [130;413]. Thời gian quá khứ thể hiện
niềm khát khao của Tr-ờng đ-ợc sống lại những ngày tháng vô lo, vô nghĩ, khác hẳn với cảnh ngộ khốn đốn vì áo cơm của chàng hiện tại.
Có lúc, chàng nghĩ về Xuân. ý nghĩ ấy cũng đ-ợc đặt trong quá khứ. Xuân chính là con ng-ời chịu ảnh h-ởng của hoàn cảnh. Tr-ờng còn nhớ, tr-ớc kia, khi còn ở quê, Xuân tự coi mình thuộc hẳn về gia đình. Chàng là ng-ời có trách nhiệm, đồng thời cũng mang theo niềm kì vọng của mẹ chàng và của cả nhà. Xuân không ‚nghĩ ngợi tính toán cho t-ơng lai của chàng mà chỉ tính toán những việc ích lợi chung cho gia đình chàng‛ [130;400]. Lúc ấy, đối với chàng, đời sống thật giản dị và yên lặng.
Vậy mà khi lên Hà Nội, tiếp xúc với những bạn bè cùng sở, b-ớc vào ‚một xã hội ăn chơi và xa hoa‛ [130;400], đầy lạc thú nh-ng cũng đầy ích kỉ, Xuân đã ngay lập tức bị lôi kéo vào vòng truỵ lạc. Những ngày tháng truỵ lạc khiến cho chàng trai cao th-ợng, đầy trách nhiệm với gia đình ngày nào trở nên thay đổi. Tr-ờng nhận thấy sự thay đổi ấy bắt đầu từ dáng vẻ bên ngoài. Đó là cái dáng mệt nhọc, chán nản sau những đêm say s-a. Nét mặt Xuân ‚cau có, hai vầng mắt thâm quầng bởi thức khuya nhiều‛ [130;403]. Đôi mắt ‚trước kia nhanh nhẹn, bây giờ trở nên lờ đờ, và thỉnh thoảng yên hẳn lại, như đang say đắm trong một hình ảnh nào‛ [130;403]. Cuộc đời truỵ lạc quả thực đã cuốn con ng-ời theo sự sa sút cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhân vật Xuân đối với chúng ta vừa đáng giận, vừa đáng th-ơng. Thời gian quá khứ đã khiến cho Tr-ờng một khoảng lùi để có cái nhìn toàn diện hơn về anh trai của chàng, đồng thời không ngớt niềm th-ơng cảm.
Thời gian quá khứ không có ngày, tháng, năm cụ thể mà chỉ đ-ợc ng-ời kể chuyện ghi lại bằng những hành động, những kỷ niệm. Có lúc, Duy nhớ đến ‚cậu bé Duy quên cả về nhà, ngồi thơ thẩn bên bờ ruộng để lắng nghe tiếng ếch nhái nh- tiếng của imlặng lên cao dần trong tâm hồn‛ [128;602], hay có lần, cậu bé ‚ra vườn chanh đứng khóc, nhìn qua luỹ tre, mải ngắm làn hơi trắng lan trên mặt n-ớc rồi nguôi dần và quên khóc‛ [128;577]. Ng-ời kể chuyện
viết về nỗi nhớ của Duy không chỉ rõ đó là năm nào, tháng nào, mà đánh dấu thời gian chính bằng cử chỉ của nhân vật: ‚ngồi thơ thẩn bên bờ ruộng‛, ‚ngắm làn hơi trắng lan trên mặt nước‛. Đó là hành động của một đứa trẻ đã sớm có tâm hồn yêu thiên nhiên, một tâm hồn lãng mạn đến kỳ lạ. Đứa trẻ ấy báo hiệu một chàng trai luôn quan tâm tới đồng quê và cuộc sống ng-ời nông dân lúc tr-ởng thành, cho dù có chuyển đến thành thị xa xôi và sống những tháng ngày truỵ lạc.
Dũng (Đôi bạn) nhớ về Tạo cũng ở thời điểm quá khứ. Tạo ốm nặng vì sốt rét rừng, vì cả bệnh ho lao. Đối với cái chết, Tạo không sợ, cũng không buồn gì cả. Trong thư gửi cho Dũng, anh viết: ‚hình như lúc này tôi thấy đất mát lắm, giá nhắm mắt nằm xuống, bốn bề đất mát mẻ, rồi chẳng biết gì nữa, cũng hay hay‛ [80;127]. Thái độ đối với cái chết của Tạo chỉ là muốn an ủi cho mọi ng-ời bớt đau buồn. Dũng hiểu rõ điều đó.
Ng-ời kể chuyện kể lại, cảnh Tạo chết tiếp tục xuất hiện trong trí nhớ của Dũng. Đó là một sự thảm hại và đáng th-ơng! ‚Trong buồng tối mờ mờ nên đứng một lúc lâu Dũng mới nhận rõ nét mặt của Tạo. Tạo gầy đi nhiều lắm: hai bên má lõm sâu vào và mấy vết râu mọc đen ở mép, ở cằm làm cho vẻ mặt Tạo thành ra dữ tợn và đau khổ. Dũng nghĩ đến hai con mắt nay đã nhắm hẳn, hai con mắt tr-ớc kia lúc nào cũng tự nhiên t-ơi c-ời, hình nh- được mở ra nhìn đời, mở ra thâu lấy ánh nắng mặt trời là đủ vui rồi‛ [80;131]. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Việc so sánh đôi mắt của Tạo tr-ớc và sau khi chết để lại nỗi ám ảnh đối với sự ra đi ở trong lòng Dũng. Phải vậy mà, khi đứng bên quan tài của Tạo, chàng bỗng nghĩ đến Loan, khi mình chết đi, nàng sẽ ‚đứng bên mồ, dưới ánh nắng, tà áo trắng của nàng phấp phới trước gió‛ [80;134]. Không những thế, đôi mắt ấy tạo cho ng-ời đọc thấy đ-ợc sự vô nghĩa của việc ra đi không lí t-ởng, liều mình nh- chẳng có mà nhân vật đã dấn thân vào. Tạo đối với Dũng đã sống cái kiếp khổ hạnh, ‚cảnh đời của Tạo buồn hơn cái chết của Tạo, cái chết đ-ờng chết chợ, khốn nạn hơn cái chết
của một kẻ ăn mày‛ [80;132]. Nghĩ đến Tạo trong quá khứ, Dũng lại càng buồn nản hơn với ý nghĩ phiêu l-u của mình. Thời quá khứ đã khiến nhân vật phải nhìn nhận lại cảnh ngộ hiện tại với đầy nỗi xót xa.
Thời gian quá khứ cũng đã xuất hiện khi những chuyện mê tín choán ngợp hết cả tâm hồn của nhân vật trong truyện Con trâu (Trần Tiêu). Vợ bác xã Chính đi xem bói về, rồi nghe theo lời bói toán, chuyển ngôi mộ thân sinh ra bác xã sang một h-ớng khác, để nhà làm ăn khấm khá hơn lên. Bác gái tin vào lời khấn của thím Em khi bốc mộ và đ-ợc phù hộ. Bác nói với chồng: ‚Thím Em (...) đội thúng hài cốt ông cụ nhà thím ta từ làng Vọng Cách về nhà. Thế mà từ đấy về làng xa hàng ba bốn thôi đ-ờng. Thím ta kể rằng lúc thấy nặng trĩu nh- thúng đá, lúc nhẹ bẫng nh- thúng bông. Biết là ông bà ông vải thiêng, thím ta vừa đi vừa khấn (...). Thím ta khấn thế mà rồi cái thúng thím ta đội trên đầu bỗng nhẹ hẳn đi. Thím ta bảo y nh- thể có ng-ời dìu dắt, về đến nhà chẳng biết mỏi chân mỏi gối gì nữa‛ [130;725]. Không rõ lời kể kia có thực hay chỉ là sự bịa đặt. Nh-ng việc đặt trong quá khứ đã khiến cho câu chuyện càng trở nên linh thiêng. Những hủ tục mê tín xuyên suốt tiểu thuyết thôn quê liên tiếp đày đoạ ng-ời nông dân tới con đ-ờng khốn khổ, khốn nạn.
Thời quá khứ chủ yếu là thời bé thơ, cách khá xa với hiện tại, thể hiện sự phủ nhận hiện tại của các nhân vật trong trang văn Tự lực văn đoàn. Khi cả Duy, Thơ trong Con đ-ờng sáng, Tr-ờng trong Ngày mới… đều nhớ về thời thơ ấu thì cái quá khứ ấy đã mang một sắc thái riêng biệt trong tiểu thuyết Tự lực. Thời ấu thơ cũng đã xuất hiện rất nhiều trong văn ch-ơng lãng mạn Pháp. Tự lực văn đoàn đã kế thừa ảnh h-ởng từ văn học châu Âu trong lối miêu tả thời gian quá khứ ắp đầy trong lời ng-ời kể chuyện nh- thế.