Ng-ời kể chuyện phiêu l-u

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 50 - 52)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Hình bóng ng-ời trí thức tân học qua hình t-ợng ng-ời kể chuyện

2.3.2. Ng-ời kể chuyện phiêu l-u

Không chỉ đề cao ái tình, ham thích phiêu l-u cũng là một tính chất đặc tr-ng của ng-ời kể chuyện t- sản, chịu ảnh h-ởng từ triết lý hành động của A. Gide - một văn sỹ đ-ợc các nhà văn lãng mạn yêu thích.

Trong Tiêu Sơn tráng sỹ, ta bắt gặp một cuộc phiêu l-u của các nhân vật chính Phạm Thái, Nhị N-ơng, Quang Ngọc. Những con ng-ời đầy mộng t-ởng và khát vọng ấy cho rằng "hành động là phận sự của chúng ta", còn "sự sống chết không nên để trí nghĩ quá". Những ý nghĩ ấy cũng xuất phát từ quan niệm ‘‘hành động để hành động’’ của Khái Hưng, chịu ảnh hưởng bởi văn ch-ơng lãng mạn Pháp.

Trong Đôi bạn, ng-ời kể chuyện phiêu l-u cũng đã ghi lại những chuyến đi xa của khách giang hồ lãng tử, với t- cách thay nhân vật Dũng kể lại. Hình bóng ng-ời trí thức tân học ham thích phiêu l-u thể hiện rõ nét trong hình ảnh Dũng. Bởi xét ra, nhân vật Dũng cũng chỉ là hình bóng của Nhất Linh mà thôi. Nhất Linh xây dựng Dũng từ một câu chuyện có thật. Năm 1954, trong mục Gia đình văn nghệ, báo Ph-ơng Đông phỏng vấn Nhất Linh: ‚Dũng có thật không?‛. Nhất Linh nói: ‚Tôi ‚tạo‛ Dũng sau khi đọc một tin toà án: một nhà cách mạng bị xử đày Côn Đảo, trong đời anh ấy có vài điểm hay hay, tôi lấy làm mẫu để ‚dựng‛ Dũng‛. Tại sao nhà văn lại thích viết về nhân vật này đến vậy? Dũng có mặt trong rất nhiều tiểu thuyết của ông. Từ Đoạn tuyệt (1935), Thế rồi một buổi chiều (1936) đến Đôi bạn (1938), ta đều thấy có tên Dũng - ng-ời khách phiêu l-u. Ngay trong phần mở đầu của Đôi bạn - Nhặt lá bàng, Nhất Linh cũng viết: ‚bao nhiêu nỗi băn khoăn ngấm ngầm mà anh Dũng phải chịu bấy lâu, tất cả những nỗi đau khổ của đời anh như thấm lọt vào hồn tôi‛ [80;22]. Dũng quả là một nguồn cảm hứng say s-a đối với cây bút Tự lực văn đoàn ấy. Vì nỗi băn khoăn của Dũng là băn khoăn của Nhất Linh, của những con ng-ời mà ‚những nỗi đau khổ lại là những nỗi vui độc nhất (...) bấy lâu‛ [80;18]. Nhất Linh viết về Dũng khi mang trong mình một niềm cô đơn chan

chứa. Nên nhân vật của ông mang tâm trạng cô độc rõ rệt của con ng-ời cá nhân.

Đôi bạn của Nhất Linh đầy rẫy sự ra đi. Sự kiện Ph-ơng bị bắt vì ‚tình nghi là cô dự vào mấy cuộc phiến động‛ [80;29], sau đó ít lâu đ-ợc tha là tình tiết đầu tiên mở màn cho chủ đề của truyện về những con ng-ời mê man theo hành động.

Tiếp đó, Thái rủ ng-ời đi cùng mình. Cận, con cụ chánh có ý muốn đi theo. Nh-ng có lẽ, cảm động nhất là cái chết của Tạo - một khách chinh phu khác của truyện. Tạo ốm nặng vì sốt rét rừng, vì bệnh ho lao. Đối với cái chết, Tạo không sợ, cũng không buồn gì cả. Trong th- gửi cho Dũng, anh viết: ‚hình như lúc này tôi thấy đất mát lắm, giá nhắm mắt nằm xuống, bốn bề đất mát mẻ, rồi chẳng biết gì nữa, cũng hay hay‛ [80;127].

Để rồi, theo gót Ph-ơng, Thái, Tạo, Dũng và Trúc cũng quyết định ra đi. Hơn ai hết, đối với Dũng, ra đi là một sự giằng xé khó khăn. Nếu chàng đi, có nghĩa chàng sẽ phải bỏ lại gia đình chàng - điều ấy Dũng chẳng tiếc. Nh-ng còn Loan - ng-ời con gái mà chàng ch-a một lần thổ lộ tình yêu, vẫn đang một lòng yêu chàng tha thiết? Dũng d-ờng nh- không nỡ. Lúc quyết định sẽ dứt áo ra đi, chàng vẫn còn băn khoăn: ‚Dũng đ-a mắt nhìn ra cánh đồng lúa và nhớ đến cái ý muốn ngày tr-ớc lấy Loan làm vợ rồi hai ng-ời về ở đây (...) Sao nay lại bỏ đi, bỏ hết cả. Loan đáng lẽ đ-ợc sung s-ớng vì mình, rồi đây có lẽ sẽ gặp bao nhiêu khổ sở. Mà nh- thế vì lẽ gì?‛ [80;179]. Điều đó chứng minh phiêu l-u cũng là sự lựa chọn giằng xé trong lòng Dũng, khi chàng vẫn một lòng yêu Loan.

Đối mặt với sự ra đi, Trúc d-ờng nh- thấy dễ dàng hơn Dũng. Gặp Hà đứng trong sân đ-ơng sửa soạn gánh hàng, Trúc thốt nhiên nhắc đến chuyện mình sẽ đi. ‚Cận hỏi Trúc:

- Đi đâu thế mà đến chào cẩn thận nh- vậy?

- Đi xa. Đi hẳn không ở Quỳnh Nê nữa. Tôi mới thôi việc đ-ợc hai hôm nay‛ [80;180].

Còn Hà thì ‚nói nh- mình nói với mình: - Đi nh- thế thích quá nhỉ‛ [80;181].

Thái độ vui mừng chân thật của ng-ời con gái mà Trúc có chút ít cảm tình khiến chàng cảm thấy ngạc nhiên ‚đến khó chịu‛ [80;181]. ‚Ra đến ngoài, nghĩ lại, Trúc không ngờ cuộc từ biệt lại giản dị đến vậy. Trúc thấy lòng mình thản nhiên nh- không và chàng vui vẻ nhận ra ch-a yêu Hà quá nặng nh- chàng t-ởng‛ [80;183].

Để rồi sau đó, cả Trúc và Dũng đều dấn thân vào cuộc đời phiêu l-u. Ng-ời kể chuyện miêu tả, lánh ở Hà Nội đ-ợc hai hôm, Trúc và Dũng gặp Minh. ‚Minh có tỏ ý lo ngại vì trốn về phía Lạng Sơn đ-ờng đi rất khó khăn, nguy hiểm, nh-ng Dũng và Trúc không cần đắn đo, không muốn nghĩ tr-ớc đến kết quả của cuộc trốn tránh. Ba ng-ời lấy vé đi Lạng Sơn rồi thuê ngựa về nhà ng-ời nhận cái trách nhiệm đ-a lối sang Tàu. ở đây, nghỉ chân ít lâu cho khoẻ rồi sớm mai sẽ ăn mặc trá hình làm ng-ời Thổ lên ngựa đi luôn bốn, năm ngày‛ [80;185]. Câu văn toàn là hành động - một thứ hành động miên man, liên tiếp. ‚Lấy vé‛, ‚thuê ngựa‛, ‚ăn mặc trá hình‛ khiến cho Dũng, Trúc chẳng khác nào những kị sĩ đời xưa trong truyện kiếm hiệp ph-ơng Tây. Song ý nghĩa, mục đích, lí t-ởng hoàn toàn không đ-ợc phản ánh rõ. Nhất Linh thi vị về chuyến phiêu l-u giang hồ nh- là một niềm vui, một sở thích. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi với các số đếm ‚hai ngày‛, ‚bốn, năm ngày‛ [80;185], họ đã xê dịch đ-ợc từ ấp Quỳnh Nê đến Hà Nội, rồi đến Lạng Sơn. Thậm chí, họ đang tìm đ-ờng trốn sang Tàu. Câu chuyện phiêu l-u chắc chắn sẽ là sự dịch chuyển xa xôi, đến những chân trời khác nữa mà những khách chinh phu ấy muốn khám phá, chứ không đơn thuần chỉ là đi Trung Quốc. Các địa danh liên tiếp đ-ợc nhắc đến không mang tính cụ thể, mà chỉ là t-ợng tr-ng. Ng-ời kể chuyện trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn say mê đến kỳ lạ khi viết về khách phiêu l-u giã nhà theo tiếng gọi của đam mê hành động nh- thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)