5. Cấu trúc của luận văn
3.2. Điểm nhìn
3.2.2. Điểm nhìn bên tron g các cung bậc "cảm giác"
Các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn không giỏi phân tích tâm lý, mà lại là phân tích tâm hồn. Với điểm nhìn bên trong, ng-ời kể chuyện "toàn tri" đã diễn tả đa dạng các cung bậc cảm giác khác nhau của nhân vật.
Tr-ớc hết, đó là cảm giác trong tình yêu. Dũng (Đôi bạn) thấy tình yêu của chàng nh- ánh sao trên bầu trời xa. ‘‘Dũng thấy rằng tình yêu của chàng nh- một
ngôi sao nhỏ ở một góc trời chỉ riêng đẹp, riêng quý đối với chàng, chính vì chàng đã chọn nó và không cho ai biết’’ [80;82]. Cảm giác về tình yêu của Dũng là cái đẹp của tình yêu thầm kín, không nói. Tâm lý nhân vật không đi theo lôgic mà in đậm dấu ấn chủ quan của tác giả về thứ ái tình lý t-ởng. Điểm nhìn bên trong này sẽ chỉ rõ lý do chàng không muốn tỏ tình cùng cô gái mình đem lòng th-ơng mến, bổ sung cho điểm nhìn từ bên ngoài.
Khi đi bên Loan, tà áo của nàng cũng đã làm dậy lên những xôn xao liên t-ởng về vẻ đẹp thanh khiết, mĩ lệ đối với Dũng. ‚ánh trăng đ-ơng mờ bỗng sáng hẳn lên. Gió đ-a tà áo Loan khẽ chạm vào tay khiến Dũng sực nghĩ mình đi sát bên Loan quá. Chàng nhớ đến hôm lễ thọ và cái mơ -ớc đ-ợc đi chơi với Loan trong v-ờn cỏ thơm, gió đ-a tà áo nàng phơ phất chạm vào tay êm nh- một cánh b-ớm‛ [80;112]. Vẻ đẹp của Loan làm bừng sáng cả không gian. Điểm nhìn bên trong đã giúp ng-ời kể chuyện phác hoạ những nét tâm hồn của ng-ời lữ khách ham thích phiêu l-u. Dũng lúc nào cũng sợ chàng gần Loan quá, sợ ái tình của chàng sẽ làm cho Loan phát hiện ra. Nh-ng cái cảm giác đ-ợc đi bên Loan đối với chàng thật êm dịu. Cái cảm giác ấy chỉ có thể cảm nhận đ-ợc từ điểm nhìn bên trong, từ lăng kính nội tâm của nhân vật mà thôi.
Cũng nh- Dũng, cảm giác của nhân vật Duy trong Con đ-ờng sáng đối với tình yêu hé nở trong lòng chàng thanh khiết, ‚đằm thắm nh- mùi thơm của hoa cau‛ [129;615]. Đó là vào những ngày đầu tiên chàng trở về làng quê, và gặp lại Thơ - ng-ời bạn gái lớn lên với chàng từ lúc nhỏ. Vẻ đẹp của Thơ đã khiến cho trái tim chàng thêm rạo rực trong những rung động say s-a. Ng-ời con gái ấy giống nh- một nàng tiên đang ‚đứng thổi sáo trên ngọn đồi‛ [129;692] khi xuất hiện trên cánh đồng lúa. Duy thốt nhiên quên hẳn cuộc đời truỵ lạc đã qua của chàng. ái tình trong sạch với Thơ đã gột rửa quá khứ nhem nhuốc, chán nản của chàng. Tình yêu của chàng đối với Thơ là một tình yêu giản dị, chân thành, song lại không kém phần nồng đ-ợm, thơm mát. Các
nhân vật trong trang văn Tự lực văn đoàn đều cảm nhận về h-ơng vị đặc biệt của tình yêu với điểm nhìn bên trong nh- thế. Ngay cả Tr-ờng trong Ngày mới, dưới đôi mắt của người kể chuyện ‚toàn tri‛ cũng so sánh đôi môi của Trinh nh- cánh hoa mới nở và muốn đặt nụ hôn lên đôi môi ấy… Điểm nhìn bên trong khiến cho ng-ời đọc tự do khám phá về thế giới những tâm hồn đang yêu nhau.
Đó còn là cảm giác về mùi h-ơng trong v-ờn. Dũng (Đôi bạn) thấy mùi h-ơng hoa khế nh- l-u giữ lại phút giây chàng đứng bên Loan mãi mãi. ‚Mùi hoa khế đ-a thoảng qua, thơm nhẹ quá nên Dũng t-ởng nh- không phải là h-ơng thơm của một thứ hoa nữa‛ [80;33]. Và ‚đó cũng là một thứ hương lạ để đánh dấu một thời khắc qua trong đời: Dũng thấy tr-ớc rằng, độ m-ời năm sau, thứ h-ơng đó sẽ gợi nhớ chàng đến bây giờ, nhớ đến phút chàng đ-ơng đứng với Loan ở đây‛ [80;33]. Điểm nhìn bên trong khiến cho ng-ời kể chuyện thấy đ-ợc những dự cảm của nhân vật về quá khứ, hiện tại và t-ơng lai. Khu v-ờn khế không phải là lần đầu tiên đôi bạn Dũng - Loan ở bên nhau. Nh-ng thứ h-ơng ấy sẽ mãi mãi ở trong lòng chàng, nhắc nhở chàng khi đi xa luôn nhớ về giây phút êm đềm, đẹp đẽ ấy.
Còn Tr-ờng (Ngày mới) lại thấy h-ơng hoa mộc nh- đất trời muốn vun vén cho đôi lứa đang yêu. ‘‘Nhìn lên chàng thấy Trinh đứng bên khóm cây mộc, đang nhặt những chùm hoa nho nhỏ, để đem về -ớp chè (…). Tr-ờng lại gần. Chàng ngượng ngịu vịn một cành cây xuống, hồi hộp không biết nói gì’’ [130;423]. Ng-ời kể chuyện nh- biết hết cả từng đ-ờng đi, n-ớc b-ớc của nhân vật. Trạng thái hồi hộp của Tr-ờng thể hiện sự th-ơng yêu chân thành của chàng đối với cô gái quê mà chàng quen từ thuở nhỏ. Thế giới mùi h-ơng chỉ có thể cảm nhận bằng cảm giác của nhân vật với điểm nhìn từ bên trong mà thôi.
Điểm nhìn bên trong còn soi tỏ cảm giác thức tỉnh trong lòng Duy (Con đ-ờng sáng) sau khi đ-ợc sách chỉ dạy cho bao điều. Thất vọng tr-ớc bao -ớc mơ cải cách cuộc sống, Duy tìm đến cuộc sống truỵ lạc. Nh-ng truỵ lạc chỉ càng
làm chàng thêm chán ngán. Và rồi, lạc vào thế giới sách, chàng trai lãng mạn ấy đã tìm lại đ-ợc thú vui x-a. ‘‘Duy nhớ lại. Đã nhiều lần, chàng đến đây xem sách, nh-ng ch-a lần nào chàng cảm động như lần này’’ [129;701]. Sự nhẫn nại của sách khiến cho chàng vô cùng khâm phục. Chàng nghĩ đến người dân quê, ‘‘Duy cảm thấy một cách sâu xa rằng họ với chàng hơn kém không phải vì thiên tính khác nhau; họ và chàng đều có thể có một tấm lòng hồn hậu, dễ rung động, dễ cảm hoá và cái thiên tính tốt ấy mới là điều cần. Chàng thấy bổn phận của chàng trở nên dễ dàng: nhiều ng-ời khác sẽ cùng chàng nhẫn nại m-u cho họ một đời êm đẹp, không bao giờ bận trí đến sự thất bại’’ [129;703]. Điểm nhìn bên trong đã giúp ng-ời trần thuật làm sáng tỏ sự thức tỉnh, thay đổi nhanh chóng trong trái tim ng-ời thanh niên từng một thời lầm lạc. Chàng muốn xa rời cuộc sống truỵ lạc và trở về bên Thơ. Cái cảm giác ấy giống cánh hoa ép lâu ngày trong vở khi giở ra vẫn còn phong nhuỵ mùi h-ơng.
Điểm nhìn bên trong ở các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn luôn là thế giới phong phú, đa dạng của những cảm giác nh- thế.