Không gian đồng quê t-ơi sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 87 - 92)

5. Cấu trúc của luận văn

3.5. Ng-ời kể chuyện trong kết cấu không gian và thời gian

3.5.1.1. Không gian đồng quê t-ơi sáng

Ng-ời kể chuyện trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn rất chú ý đến việc miêu tả không gian đồng quê. Đó là một không gian t-ơi đẹp, gợi nhiều th-ơng nhớ của nhân vật chính khi xa quê lâu ngày gặp lại.

Trong tâm trí, Duy (Con đ-ờng sáng) vẫn còn tưởng nhớ đến ‚căn nhà sáng sủa đón mời chàng trong đám lá non; chàng thấy lòng chàng lắng xuống với cảnh chiều êm ả ở thôn quê, t-ng bừng với ánh nắng sớm rung động trên những đồi dịp dàng‛ [128;696]. Không gian ấy thanh sạch quá. Mặc dù chỉ hiện lên qua nỗi nhớ của Duy, nh-ng nó cũng đã thức tỉnh chàng ham muốn b-ớc ra khỏi cảnh đời lầm lạc. Qua lời ng-ời kể chuyện, không gian đồng quê ấy là nơi chàng đã gặp Thơ - vợ chàng, là nơi mà chàng cùng đi vỡ ruộng, khai khẩn đất hoang với đám nông phu mà ngày nào chàng vẫn còn mải mê và tràn đầy hi vọng. Không gian đ-ợc miêu tả trong nhiều quãng thời gian, có cả buổi hoàng hôn ‚êm ả‛, và lúc bình minh ‚rung động‛ khiến cho Duy ngây ngất.

Nghĩ về đồng quê, Dũng (Đôi bạn) lại nhớ đến mùi h-ơng b-ởi. Đi qua chỗ ngan ngát h-ơng hoa b-ởi, chàng lại t-ởng nh- vừa ra khỏi đám s-ơng mù đan kết bằng h-ơng thơm. Lúc đó, trời cũng vừa tạnh m-a xong. Đ-ờng phố thơm nức mùi h-ơng. Nên vào quãng im gió, ng-ời khách chinh phu lại t-ởng đang trông thấy ‚một đám s-ơng‛ [80;77]. Nhất Linh đã hữu hình hoá một thứ vốn vô hình: ‚h-ơng b-ởi‛ trở thành hình t-ợng lãng mạn: làn ‚s-ơng mù‛. Từ ấn t-ợng khứu giác đã chuyển sang ấn t-ợng thị giác. Sự t-ơng giao của hai thứ giác quan này đã tạo nên sắc lí t-ởng cho không gian đồng quê t-ơi sáng.

Rồi lòng chàng ‚thốt nhiên êm ả hẳn lại, lặng đón lấy một nỗi vui nhẹ đến dần dần như bóng chiều bình tĩnh đương dìu dịu toả xuống sân gạch rộng‛

[80;158]. Đó là tâm hồn trong khoảnh khắc không còn v-ớng bận, lo nghĩ gì nữa. Dũng chỉ còn thấy một niềm vui của con ng-ời đang sống giữa làng quê. So sánh tâm hồn con ng-ời với cảnh thiên nhiên nh- vậy, nhà văn Tự lực văn đoàn đã cho ta thêm yêu hơn cảnh thôn dã, nh- là chính nhân vật từng nâng niu, quí trọng vậy.

Không gian đồng quê cũng đã làm nền cho tình yêu đôi lứa. Đó là cảnh chùa Long Giáng xuất hiện trên đỉnh đồi, với không khí uy nghiêm, trầm mặc. Tr-ơng Chính thấy ‚ở tác giả Hồn b-ớm mơ tiên một nhà hội họa có tài‛ [12;640]. ‚Mái chùa rêu phong đã lẫn màu cùng đất, cùng cây, cùng cỏ. Khoảnh khắc, mấy bức t-ờng và mấy cái cột gạch quét vôi chỉ còn lờ mờ in hình trong cảnh nhuộm đồng một màu tím thẫm‛ [129;13]. Và ‚trong làn không khí yên tĩnh êm đềm, tiếng chuông thong thả, ngân nga... nh- đem mùi thiền làm tăng vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên. Lá cây rung động, ngọn khói th-ớt tha, bông lúa sột soạt, nh- cảm tiếng gọi của Mầu Ni muốn theo về nơi hư không tịch mịch‛ [129;14].

Không thể không thấy cảm xúc của Khái H-ng khi miêu tả những cảnh ấy. Dấu chấm lửng nh- là nhịp của lòng ng-ời lắng lại theo tiếng chuông chùa ngân nga. Từng cành cây, ngọn cỏ trong mắt Khái H-ng đều mang theo một sắc màu Phật giáo. Trên nền không gian ấy, mối tình Ngọc - Lan đã đ-ợc người kể chuyện khắc hoạ trong mối băn khoăn về sự ‚đuổi bắt‛ tình yêu.

Không gian đồng quê cũng đã vun vén cho mối tình Mít - Tửu. ‚Trăng rằm đã lên khỏi ngọn tre. ánh sáng vàng trong, m-ợt nh- nhung, bao phủ lấy cảnh vật làm mất các nét thô và tăng vẻ đẹp lên bội phần. Những dãy nhà tranh trông xa, sạch sẽ, mịn màng như trong phim ảnh‛ [130;650]. Hay: ‚Mặt trời lặn đã lâu, chỉ còn sót lại ít bụi hồng mà đêm tối sắp sửa đến quét sạch. Cây đa đằng xa in hình đen xẫm lên nền trời đen nhạt. Đôi cò trắng song song bay về tổ, cánh đập trên không khí kêu vun vút‛ [130;664]. Cảnh đẹp nh- bức tranh tứ bình trong văn thơ trung đại. Bên chiếc giếng quê, Mít sung s-ớng đ-ợc gặp Tửu luôn. Mải vui câu

chuyện, quên cả gánh n-ớc, Mít tự trách mình:

‚- Chết chửa, thế này thì cả ngày đ-ợc mấy gánh! Tửu nét mặt hớn hở, nói bằng một giọng thân mật: - Được, mình để anh gánh đền‛ [130;660].

Quả thực, không gian đồng quê đã tạo nên những mối tình giản dị, mộc mạc, nh-ng cũng không kém phần đằm thắm, say mê.

Không gian đồng quê vừa thực vừa mộng, vì thực chất đằng sau sự t-ơi sáng kia là những nếp nhà tranh rách nát. Duy thấy ‚trong đám lá non mơn mởn của đồi núi, (…) hiện ra màu sặc sỡ của những lá cờ xám, và trong ánh nắng rực rỡ của ban mai, một mái nhà tranh ám khói nổi bật lên như một vết bẩn‛ [128;696]. Không ít lần, chàng đã phải vỡ mộng tr-ớc -ớc muốn cải cách chốn thôn quê. Chàng chỉ nghĩ rằng thôn quê rực rỡ, thanh sạch sẽ giúp chàng thay đổi lòng mình, h-ớng đến việc có ích hơn. Duy ch-a bao giờ t-ởng t-ợng ra cái nghèo đói của những ng-ời dân quê. Gặp gia đình bác Tẹo với đàn con nheo nhóc, chàng càng trở nên buồn nản. Chàng nghẹn ngào quay đi chỗ khác. Nhưng chỗ nào ‚cũng lạnh lẽo nh- trong một chiếc nhà bỏ hoang. Lỏng chỏng vài chiếc phản mọt để cạnh cái bàn thờ xiêu vẹo, bằng gỗ mộc; Duy buồn rầu nhìn mấy chiếc mâm bồng đã long sơn và cái bát h-ơng như không bao giờ có khói‛ [128;618].

Còn Dũng thì thấy một mặt khác của chốn quê là sự đàn áp của cha chàng đối với những ng-ời nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Chàng không khỏi xót xa cho những con ng-ời nhỏ bé, d-ới đáy xã hội ấy bị cụ lớn đánh vẫn cho rằng ‚cụ lớn đánh là cụ lớn thương‛ [80;89]. Chính nỗi đau đớn ấy cũng đã vun đắp cho tình yêu với -ớc muốn phiêu l-u của chàng càng trở nên mạnh mẽ hơn lúc nào hết.

3.5.1.2. Không gian thành thị u ám

Bên cạnh không gian đồng quê t-ơi sáng, ng-ời kể chuyện lại khắc hoạ lên bức tranh thành thị chủ yếu mang sắc thái u ám, đối ng-ợc.

Nhà của Hảo ở phố huyện đ-ợc miêu tả qua lời ng-ời kể chuyện: ‚trang hoàng và trần thiết một cách rất sang trọng, rực rỡ. Bàn thờ đ-ợc chăm chút hơn hết. Các đỉnh đồng, cây nến mới đánh sáng loáng d-ới ánh đèn. Hai bó sen trắng cắm trong bình toả ra mùi thơm mát lẫn với mùi trầm và mùi h-ơng vòng. Cái khung ảnh ông cụ ngồi nghiêm trang trong ghế, cũng đã lau rửa sạch sẽ, nh- ăn sáng để dự tiệc. Một chiếc màn the đỏ che tr-ớc bàn thờ, treo từ bức hoành phi rũ xuống‛ [130;391]. Ngôi nhà nơi phố huyện ấy thể hiện sự giàu sang, sung túc, mặc dù chỉ đ-ợc miêu tả qua một góc bàn thờ. Những chi tiết tả đồ vật ‚các đỉnh đồng‛, ‚màn the đỏ‛, ‚bức hoành phi‛ rất đặc trưng cho thế giới xưa trong những ngôi nhà có chút ít vai vế. Thế nh-ng, đối với Tr-ờng trong Ngày mới, ‚cái thế giới ấy không hợp với chàng, trong đó ng-ời ta giữ gìn lề lối một cách kiểu cách và câu nệ; chàng x-a nay chỉ quen nói chuyện tự nhiên với những ng-ời quê mùa giản dị thôi‛ [130;390]. Chàng chỉ cảm thấy khó chịu và ‚muốn thoát ra cho mau‛ [130;390] cái không gian nhà khép kín, bức bối và xa lạ ấy.

Nhà của Duy, Kính (Con đ-ờng sáng) gắn liền với cuộc sống truỵ lạc. Một cảnh trong nhà Kính: ‚trên sập, Tuyết ngồi xếp bằng tròn, khuôn mặt trái xoan nổi bật lên trong ánh sáng mờ của ngọn đèn thuốc phiện, thỉnh thoảng giơ tay lên che một cái ngáp. Bên cạnh, Lê ngồi xổm, tay mân mê một cái tiêm để không. Đằng sau hai ng-ời, Kính nằm duỗi hai chân, mắt lim dim nh- ng-ời say thuốc phiện. Đối diện, ở phía bên kia bàn đèn, Nghiệp nằm tiêm thuốc‛ [128;686]. Ng-ời kể chuyện miêu tả tỉ mỉ trong từng chi tiết về đồ vật, t- thế của con ng-ời bên trong ngôi nhà. Toàn là dáng điệu của những thanh niên ăn chơi, sa đoạ. Họ chỉ tìm thấy ý nghĩa của đời mình bên bàn đèn thuốc phiện. Đồ vật trong nhà cũng lại là ‚ngọn đèn thuốc phiện‛, ‚cái tiêm để không‛. Không gian nhà gắn liền với cuộc ăn chơi đã được tái hiện qua đôi mắt Kh-ơng Duy, trong cái mơ màng của khói thuốc lá Tình hút bên cạnh. Đôi mắt ấy đầy thất vọng, chán ngán, song không thể tìm ra đ-ợc lối thoát cho chính cuộc đời mình.

Đây nữa lại là một cảnh trong phòng nhảy: ‚đèn đỏ vừa bật. Căn phòng bỗng trở nên một lẵng hoa đủ các màu sắc lấp lánh trong ánh sáng hồng (...) Khắp mọi bàn mọi xó, lố nhố những người đứng dậy‛ [128;674].

Hoàng Đạo viết về không gian truỵ lạc th-ờng hay nhắc lại cái điệp khúc về màu sắc: màu đỏ của vũ tr-ờng, màu vàng của ngọn đèn thuốc phiện, hay về mùi vị: mùi phấn và n-ớc hoa của các cô gái làng chơi. Cảm giác của Duy về đời sống ăn chơi bao giờ cũng là sự nhơ nhớp thấm vào ‚quần áo da thịt chàng‛ [128;681]. Trên cái nền không gian chật hẹp - căn phòng ở vũ tr-ờng hay ở nhà Kính, nhà văn để cho nhân vật tự thể hiện hết dấu ấn tính cách của mình. Trong số đó, chỉ có Duy là ng-ời duy nhất nhận ra sự vô nghĩa của cuộc đời truỵ lạc.

Ngoài không gian nhà là không gian phố. Đó là góc phố đ-ợc ng-ời kể chuyện miêu tả về nơi Dũng và Loan đi qua vào buổi chiều tối. Sau khi rời khỏi quán ‚cà phê", đôi bạn đã cùng nhau đi dạo. ‚Dũng nhìn lên mặt trăng cao mà tròn khuất sau lá cây. ở thành phố nên Dũng thấy mặt trăng có vẻ buồn bã hình nh- đ-ơng nhớ những quãng rộng rãi ở các vùng quê xa xôi, nhớ những con đ-ờng vắng gió thổi cát bay lên trắng mờ mờ nh- làn s-ơng, lúc tắt lúc sáng nh- những ngôi sao lạc biết thổn thức‛ [80;109]. So sánh với cảnh đồng quê, Dũng thấy trăng thành phố buồn bã và chật hẹp hơn hẳn. ánh trăng ấy xuất hiện trên đ-ờng vắng, khuất lấp sau những toà nhà - dấu ấn của nền văn minh công nghiệp, và cũng vô tình đánh mất đi sự rộng rãi, khoáng đạt.

Không gian phố không để lại nhiều ấn t-ợng với các nhân vật lãng mạn của Tự lực văn đoàn, nếu có thì cũng chỉ là một màu sắc u ám. Nhân vật Duy nhìn ra phố thấy ‚những người ngồi có vẻ phì nộn hả hê. Chàng tỏ mò ngắm những cô gái ngồi bán hàng, nét mặt t-ơi tỉnh d-ới son phấn, những bà chủ béo tốt ngồi nhai trầu nhìn vơ vẩn‛ [128;697]. Chàng thấy họ sống cuộc đời ‚no nê khác hẳn với đời dân quê‛ [128;698]. Không gian phố chủ yếu vẫn là khoảnh khắc ngắn ngủi mà

nhân vật dừng lại sau khi rời khỏi làng quê. Không gian ấy chỉ làm nhân vật thêm buồn bã, và càng khát khao trở lại không gian đồng quê t-ơi sáng mà thôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)