CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Tổng quan về hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trên địa
2.2.4.1. Những kết quả đạt được:
Trong giai đoạn 2006-2014, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn, song hoạt động nghiên cứu khoa học cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bước đầu đã tạo ra được nhiều kết quả quan trọng:
- Quy trình đăng ký, xét duyệt, tuyển chọn, phê duyệt và giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, quy trình tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Quy trình quản lý của tỉnh ban hành. Các đề tài, dự án tiếp tục được quản lý theo đúng quy trình đã được phê duyệt, được xét chọn một cách minh bạch, công khai, huy động nguồn lực các ngành và các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh tham gia nghiên cứu và các chương trình khoa học công nghệ cấp cơ sở qua đó đã gắn kết nghiên cứu với thực tế sản xuất và đời sống. Cụ thể như sau:
+ Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 02/6/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Ban hành Quy định quản lý các đề tài,dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp huyện, ngành. Trong đó quy định rõ quy trình quản lý đề tài/dự án cấp cơ sở như sau:
Bước 1: Xây dựng nhiệm vụ KH&CN (danh mục đề tài/dự án dự kiến triển khai hằng năm).
Trên cơ sở hướng dẫn xây dựng kế hoạch hàng năm của Sở KH&CN, UBND các huyện, thị xã và Tp Biên Hòa (gọi chung là huyện) gửi hướng dẫn xây dựng kế hoạch và định hướng hàng năm (của tỉnh và của
huyện ) đến các tổ chức và cá nhân có liên quan để xây dựng các phiếu đề xuất đăng ký các đề tài/dự án.
UBND các huyện tổng hợp danh mục đề tài/dự án và tiến hành tổ chức các Hội đồng (Hội đồng KH&CN xác định danh mục đề tài/dự án; Hội đồng KH&CN chuyên ngành xét duyệt) thông qua.
Thời gian hoàn thành: Trước ngày 28 tháng 2 hàng năm
Bước 2: Tổ chức Hội đồng KH&CN xác định danh mục.
UBND các huyện tiến hành thành lập Hội đồng KH&CN cấp huyện và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng KH&CN cấp huyện.
Sau khi có Hội đồng KH&CN cấp huyện, tiến hành tổ chức họp Hội đồng để thông qua danh mục đề tài/dự án dự kiến triển khai trong năm của huyện, mời Sở KH&CN tham dự.
Sau cuộc họp UBND các huyện gửi: Biên bản họp Hội đồng KH&CN; Danh mục đề tài/dự án sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về Sở KH&CN.
Thời gian hoàn thành: xong trước ngày 31/3 hàng năm.
Bước 3: Tổ chức Hội đồng KH&CN chuyên ngành xét duyệt đề tài/dự án.
Sau khi Hội đồng KHCN tư vấn xác định danh mục đề tài/dự án xác định được danh mục, UBND các huyện yêu cầu các tổ chức và cá nhân thuộc danh mục được duyệt tiến hành xây dựng thuyết minh đề tài, dự án.
Sau khi có thuyết minh đề tài/dự án, UBND các huyện tiến hành tổ chức Hội đồng KH&CN chuyên ngành và mời Sở KH&CN tham gia Hội đồng (Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch, hoặc Ủy viên Hội đồng).
Sau cuộc họp UBND các huyện gửi: Biên bản họp Hội đồng; Thuyết minh đề tài/dự án đã được chỉnh sửa về Sở KH&CN.
Thời gian hoàn thành: xong trước ngày 20/6 hàng năm.
Bước 4: Tổng hợp và phê duyệt quyết định triển khai.
Sau khi Hội đồng KH&CN chuyên ngành xét duyệt thông qua các đề tài/dự án, UBND các huyện tổng hợp thành danh mục, phê duyệt quyết định triển khai.
Bước 5: Đề nghị hỗ trợ, thẩm định kinh phí và ký kết hợp đồng.
Sau khi có quyết định triển khai, UBND các huyện có văn bản gửi Sở KHCN đề nghị hỗ trợ kinh phí triển khai các đề tài, dự án theo cơ chế 50/50.
Sau khi được Sở KH&CN có văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí, UBND các huyện sẽ tiến hành thành lập tổ thẩm định kinh phí (cho một hoặc nhiều đề tài/dự án).
Trên cơ sở thẩm định kinh phí (biên bản thẩm định và quyết định phê duyệt kinh phí của UBND các huyện), Sở KH&CN sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện đề tài/dự án với các huyện.
Thời gian hoàn thành: xong trước ngày 25/12 hàng năm.
Bước 6: Tổ chức Giám định tiến độ thực hiện và tổ chức hội đồng sơ kết đề tài, dự án.
06 tháng một lần UBND các huyện tiến hành tổ chức giám định tiến độ (mời Sở KHCN tham dự)
Đến thời điểm sơ kết thì UBND các huyện tiến hành tổ chức hội đồng sơ kết và mời Sở KH&CN tham gia Hội đồng (Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch, hoặc Ủy viên Hội đồng).
Bước 7: Tổ chức hội đồng KH&CN chuyên ngành nghiệm thu đề tài/dự án.
Đến thời điểm nghiệm thu thì UBND các huyện tiến hành tổ chức hội đồng KH&CN chuyên ngành nghiệm thu đề tài, dự án và mời Sở KH&CN tham gia Hội đồng (Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch, hoặc Ủy viên Hội đồng).
Bước 8: Phê duyệt quyết định công nhận nghiệm thu và thanh quyết toán kinh phí, bàn giao sản phẩm.
Sau khi tổ chức hội đồng nghiệm thu, UBND các huyện phê duyệt quyết định công nhận nghiệm thu.
Sau khi có quyết định công nhận nghiệm thu, tiến hành lập thủ tục thanh lý hợp đồng.
+ Quyết định 2158/QĐ-UBND ngày 08/7/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành tiêu chí xác định đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cơ sở. Trong đó có quy định Tiêu chí của đề tài/dự án KH&CN cấp cơ sở như sau:
Phải phù hợp với định hướng phát triển KH&CN của cấp huyện.
Có tầm quan trọng đối với phát triển KT-XH; đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cấp huyện.
Giải quyết các vấn đề KH&CN của cấp huyện.
Phải có tính mới, tính cấp thiết và có quy mô áp dụng được trong phạm vi quản lý của cấp huyện đồng thời sản phẩm của đề tài/dự án có khả năng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh và đời sống ngay sau khi đề tài/dự án kết thúc chuyển giao.
Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài/dự án phải chịu trách nhiệm trong việc ứng dụng, chuyển giao và nhân rộng kết quả đề tài/dự án sau khi đề tài/dự án được nghiệm thu thông qua ở mức đạt trở lên.
Việc quản lý đề tài/dự án cấp cơ sở phải được thực hiện theo quy chế quản lý các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học và phát triển KH&CN cấp huyện, ngành.
Mức kinh phí đề tài, dự án KH&CN cấp cơ sở phụ thuộc vào yêu cầu thực tế của cấp huyện.
- Đã ban hành và vận dụng được chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học theo cơ chế 50% kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh, 50% kinh phí sự nghiệp khoa học của huyện/thị/thành phố tự cân đối.
Qua điều tra khảo sát về tính hiệu quả của việc thực thi chính sách này kết quả cho thấy có 57/60 phiếu trả lời chính sách đã góp phần đa dạng hóa nguồn vốn, hỗ trợ cho địa phương có thêm nguồn kinh phí để hoạt động trong đó có 10/57 phiếu chọn mức tốt, 29/57 phiếu chọn mức độ khá và 18/57 phiếu chọn mức độ trung bình; có 36/60 phiếu trả lời chính sách đã nâng cao vai trò và nhận thức của các cấp lãnh đạo trong đó có 5/36 phiếu chọn mức độ tốt, 24/36
phiếu chọn mức độ khá và 7/36 phiếu chọn mức độ trung bình; có 46/60 phiếu trả lời chính sách đã đa dạng hóa nội dung nghiên cứu, ứng dụng trong đó có 16/46 phiếu chọn mức độ tốt, 23/46 phiếu chọn mức độ khá và 7/46 phiếu chọn mức độ trung bình; có 43/60 phiếu trả lời chính sách đã tạo ra được mối gắn kết giữa các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực KH&CN trong và ngoài tỉnh trong đó 17/43 phiếu chọn mức độ tốt, 23/47 phiếu chọn mức độ khá và 3/47 phiếu chọn mức độ trung bình. Đặc biệt chính sách đã xây dựng được mối liên kết và phối hợp giữa chương trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN với chương trình phát triển KT-XH của địa phương để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực của Nhà nước và huy động tối đa nguồn lực của xã hội, góp phần phát triển hàng hóa, tăng thu nhập, tạo thêm việc làm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Hơn nữa thông qua việc hỗ trợ tài chính này đã hình thành được mạng lưới cán bộ quản lý KH&CN tại các địa phương và nhất là nâng cao năng lực hoạt động KH&CN cấp huyện theo tinh thần Thông tư liên tịch số 15 và 05 của Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ.
- Các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã có bước phát triển cả về hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Các hoạt động nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã đóng góp ngày càng rõ nét vào việc cải cách hành chính, nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi và sản phẩm hàng hoá chủ lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa phương, cụ thể:
* Lĩnh vực nghiên cứu Nông nghiệp- Nông thôn:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã triển khai nghiên cứu, ứng dụng nhiều đề tài/dự án cấp cơ sở phục vụ phát triển nông nghiệp. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ chế biến... các ngành, các lĩnh vực chủ yếu của địa phương, phát huy nội lực tại chỗ, trong đó tập trung ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn miền núi, tăng cường trang bị kiến thức, kỹ thuật và quản lý cho cán bộ lãnh đạo và nông dân sản xuất ở địa phương trong tiến trình phát
triển kinh tế hàng hóa trong giai đoạn hiện nay.… Nhìn chung kết quả các đề tài dự án trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo ra được nhiều nhân tố mới tích cực, tạo ra được những mô hình, giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ các loài động, thực vật có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế. Đó là sự chuyển mình của công nghiệp chế biến nông sản, sự phát triển của ngành dịch vụ nông nghiệp, cung cấp các sản phẩm dịch vụ sản xuất nông nghiệp tới từng hộ dân và cuối cùng là chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản xuất theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng thu nhập cho người nông dân và thực hiện phát triển bền vững. Đồng thời làm luận cứ có giá trị phục vụ thiết thực cho công tác lãnh đạo và chỉ đạo của địa phương trong thời gian qua và thời gian tới.
* Lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng Công nghệ thông tin:
Trong việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin: Nhiều đề tài, giải pháp được nghiên cứu ứng dụng và xây dựng thành mô hình để quảng bá nhân rộng trong sản xuất và đời sống, đưa công nghệ thông tin về vùng sâu vùng xa, từng bước xây dựng môi trường và qui trình làm việc của nền hành chính điện tử. Việc triển khai các đề tài/dự án thuộc lĩnh vực này đã mang lại hiệu quả vô cùng thiết thực, xây dựng được các mô hình văn phòng điện tử di động, các phần mềm quản lý như quản lý nhân sự, đất đai, nhà ở, hạ tầng đô thị ... phục vụ mục tiêu cải cách hành chính của từng ngành, lĩnh vực. Nâng cao chất lượng, tỷ lệ giao dịch, trao đổi thông tin qua mạng, từng bước chia sẻ các thông tin hành chính thiết yếu giữa các cơ quan nhà nước nhằm đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả trong mọi hoạt động chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc. Hơn thế nữa việc đưa CNTT đến tận các xã vùng sâu vùng xa có ý nghĩa kinh tế-chính trị-xã hội to lớn, đảm bảo quyền được tiếp cận các thành tựu về khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao dân trí người dân trên địa bàn huyện. Đồng thời làm luận cứ có giá trị phục vụ thiết thực cho công tác lãnh đạo và chỉ đạo của địa phương, đưa người dân gần với nhà nước cũng như tạo điều kiện tốt cho quản lý KH&CN cấp cơ sở trong thời gian qua và thời gian tới.
Trong công nghiệp, đã triển khai các đề tài/dự án phục vụ cho công tác chọn lọc công nghệ, cải tiến công nghệ phù hợp với điều kiện của địa phương, nhất là công nghệ chế biến để tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Kết quả đạt được của các đề tài, dự án ở lĩnh vực này là nhằm mục tiêu phục vụ thiết thực cho phát triển ngành sản xuất công nghiệp, phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản phẩm của các đề tài này là tạo ra được những sản phẩm có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế, tạo được dây chuyền công nghệ bảo quản, chế biến nông sản quy mô phù hợp với hộ gia đình, các giải pháp khả thi. Đồng thời làm luận cứ có giá trị phục vụ thiết thực cho công tác lãnh đạo và chỉ đạo của địa phương trong thời gian qua và thời gian tới.