Cơ chế quản lý tài chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50 50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 64 - 66)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Hiện trạng của việc thực thi chính sách tài chính đối ứng 50/

2.3.6. Cơ chế quản lý tài chính:

- Về lập dự toán: đơn vị chủ trì đề tài/dự án có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện đề tài/dự án và phải được Hội đồng thẩm định kinh phí (Sở KH&CN Đồng Nai, UBND các huyện/thị/thành phố) thông qua.

- Về giao dự toán: sau khi UBND các huyện/thị/thành phố phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện đề tài/dự án trên kết quả của Hội đồng thẩm định, Sở KH&CN Đồng Nai và UBND các huyện/thị/thành phố sẽ tiến hành ký hợp đồng thực hiện đề tài/dự án với đơn vị chủ trì đồng thời giao dự toán về đơn vị chủ trì theo tiến độ đề ra để thực hiện đề tài/dự án.

Việc cấp kinh phí tiếp theo chỉ được thực hiện khi bên đơn vị chủ trì báo cáo tiến độ thực hiện dự án (bao gồm báo cáo giải trình kết quả thực hiện, triển khai theo kế hoạch và báo cáo quyết toán tình hình sử dụng kinh phí cho phần kinh phí đã nhận).

- Về kiểm tra giám sát: định kỳ 6 tháng thực hiện và kết thúc năm tài chính, Sở KH&CN Đồng Nai và UBND các huyện/thị/thành phố sẽ tiến hành giám định tiến độ thực hiện đề tài/dự án trong đó có kiểm tra tình hình sử

dụng kinh phí. Đơn vị chủ trì và chủ nhiệm dự án phải báo cáo kết quả thực hiện và quyết toán tình hình sử dụng kinh phí tính đến thời điểm giám định.

- Về quyết toán kinh phí: thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Đơn vị chủ trì đề tài/dự án chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi chi toàn bộ số kinh phí trên, đồng thời kết thúc thời gian thực hiện đề tài/dự án phải báo cáo kết quả triển khai và báo cáo quyết toán dự án được phòng Kế hoạch – Tài chính của Sở và của huyện cùng thống nhất thông qua để làm cơ sở quyết toán dự án.

Nếu bị trễ hạn bên đơn vị chủ trì phải làm văn bản báo cáo cho cơ quan quản lý thẩm quyền (Sở KH&CN Đồng Nai và UBND các huyện/thị/thành phố) biết lý do chậm trễ ít nhất là 3 tháng trước thời hạn tổng kết - nghiệm thu dự án.

Trước khi Hội đồng KH&CN chuyên ngành tổng kết - nghiệm thu họp xét, đơn vị chủ trì đề tài/dự án phải hoàn tất việc lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng kinh phí của đề tài/dự án (có tính lũy kế) và được bên cơ quan quản lý thẩm quyền thẩm định chấp thuận. Khi Hội đồng KHCN chuyên ngành tổng kết - nghiệm thu kết quả khoa học xếp từ loại đạt trở lên, được UBND các huyện/thị/thành phố phê duyệt và ban hành quyết định công nhận nghiệm thu kết quả, hai bên tiến hành lập thủ tục giao nộp sản phẩm và thanh lý hợp đồng thì bên đơn vị chủ trì được thừa nhận đã hoàn thành đề tài/dự án.

Nếu Hội đồng KH&CN chuyên ngành tổng kết - nghiệm thu kết quả khoa học không đạt thì bên đơn vị chủ trì phải tiếp tục tổ chức nghiên cứu hoàn chỉnh thêm để đưa ra tổng kết - nghiệm thu lần thứ 2 mà không được đòi hỏi bên cơ quan quản lý thẩm quyền trả thêm một khoản kinh phí nào. Chi phí tổng kết - nghiệm thu lần thứ 2 do bên đơn vị chủ trì đề tài/dự án tự chi trả.

Nếu sau 2 lần tổ chức nghiệm thu kết quả khoa học đều không đạt, tùy theo mức độ đánh giá của Hội đồng nghiệm thu về tỷ lệ % mà kết quả khoa học không đạt so với yêu cầu nghiên cứu trong thuyết minh dự án đã được phê duyệt. Bên cơ quan quản lý thẩm quyền cùng với các ngành hữu quan (tài chính,.v.v.) sẽ xem xét và quyết định mức kinh phí mà bên đơn vị chủ trì đề tài/dự án phải hoàn trả tại tương ứng với tỷ lệ trên cho bên cơ quan quản lý thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50 50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)