Yếu tố cản trở do đặc tính rủi ro của nghiên cứu đến chính sách tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50 50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 86 - 90)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Yếu tố cản trở do đặc tính rủi ro của nghiên cứu đến chính sách tà

Trong nghiên cứu khoa học, thất bại cũng được xem là một kết quả và đây là một kết quả rất quan trọng. Mục đích của việc ghi nhận kết quả này là tránh cho các đồng nghiệp đi sau khỏi giẫm chân lên lối mòn, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu. Tuy nhiên ở nước ta, việc một đề tài/dự án gặp rủi ro, thất bại trong nghiên cứu chưa được nhìn nhận theo đúng giá trị khoa học.

Theo Vũ cao Đàm, đối với từng lĩnh vực nghiên cứu sẽ có tỷ lệ rủi ro nhất định. Đối với lĩnh vực NCCB, tỷ lệ rủi ro là rất cao, lên đến 95%. Tiếp theo là lĩnh vực NCƯD, tỷ lệ rủi ro từ 40% đến 50%. Và cuối cùng là khâu triển khai, mặc dù đã qua hàng loạt nghiên cứu từ NCCB đến NCƯD nhưng khâu triển khai cũng phải gặp rủi ro, tỷ lệ từ 10% đến 20%. Nguyên nhân của những rủi ro này là do thiếu thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu, trình độ kỹ thuật của thiết bị quan sát hoặc thí nghiệm không đủ đáp ứng nhu cầu kiểm chứng giả thuyết, sự hạn chế về năng lực xử lý thông tin của người nghiên cứu, giả thuyết khoa học đặt sai, do tác động tiêu cực của thiên nhiên hoặc những tác nhân bất khả kháng khác…

Bảng 3.1. Tỷ lệ rủi ro trong nghiên cứu [8, tr.18] Các loại hình nghiên cứu Mức độ thành công

Nghiên cứu cơ bản Dưới 5 %

Nghiên cứu ứng dụng 50 % - 60 %

Triển khai 80 % - 90 %

Đơn cử như dự án sản xuất thử nghiệm (SXTN), “xét về bản chất dự án SXTN thì là khâu cuối của chu trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với nội dung chính là triển khai thực nghiệm, thủ nghiệm ở quy mô pilot để hoàn thiện kết quả nghiên cứu (sản phẩm mới, công nghệ mới) được tạo ra trong phòng thí nghiệm trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. Trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm, các sản phẩm, các sản phẩm được tạo ra là các vật mẫu (prototype), quy trình sản xuất vật mẫu và tổ chức sản xuất xuất thử loạt nhỏ (loạt 0) nhằm ổn định chất lượng của sản phẩm cũng như độ tin cậy

của công nghệ đã được nghiên cứu và tạo ra trong phòng thí nghiệm. Vì vậy phần lớn sản phẩm của các dự án SXTN chưa đi đến thương mại hóa và chưa thể mang lại hiệu quả sinh lợi bằng tiền ngay khi kết thúc. Trong thực tế chỉ có doanh nghiệp mới đóng vai trò quyết định trong việc thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm do doanh nghiệp thực hiện. Là một khâu trong chu trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nên hoạt động SXTN cũng mang đầy đủ các đặc tính của hoạt động NCKH, trong đó có tính rủi ro. Ngay cả khi kết quả nghiên cứu đã được thử nghiệm thành công ở quy mô pilot thông qua dự án SXTN cũng vẫn chịu những rủi ro (cả về công nghệ và cũng như thị trường) trong quá trình áp dụng vào thực tế sản xuất và đời sống hoặc vẫn không thể áp dụng ngay vào quy mô lớn theo yêu cầu của sản xuất nếu không tiến hành đồng bộ các nghiên cứu khả thi về công nghệ, tài chính, thị trường, kinh tế, môi trường, xã hội...” [22, tr.34-35]

Tác giả Trần Tân Phong đã chỉ ra rằng, “một chính sách tài chính thông thoáng và phù hợp thì kết quả nghiên cứu khoa học sẽ tránh được độ rủi ro và đem lại hiệu quả cao. Ngược lại độ rủi ro tăng khi chính sách tài chính thiếu rõ ràng, minh bạch, làm cho người nghiên cứu phải tìm cách để giải ngân kinh phí, đối phó với việc thanh quyết toán, lúc này họ không chú tâm vào việc nghiên cứu, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, kết quả nghiên cứu sẽ không đạt và thậm chí còn dẫn đến thất bại. Một minh chứng rõ ràng nhất là thù lao cho việc viết chuyên đề, cho các chuyên gia tư vấn và phụ cấp cho chủ nhiệm đề tài/dự án mặc dù hiện nay đã có đổi mới, nâng lên một bậc nhưng khi triển khai thực hiện đề tài/dự án vẫn còn tình trạng đơn vị thực hiện đề tài/dự án còn đưa ra nhiều chuyên đề để được nhiều kinh phí, kéo dài thời gian thực hiện để có kinh phí thù lao cho chủ nhiệm, hoặc đưa ra những chuyên đề mang tầm vĩ mô để nâng cao kinh phí nghiên cứu hay việc tổ chức hội đồng xét duyệt, sơ kết, nghiệm thu người nghiên cứu quen biết với các thành viên hội đồng thì khi đánh giá kết quả nghiên cứu cũng sẽ ảnh hưởng

như thiếu khách quan, nể nang, hoặc thù ghét lẫn nhau làm cho kết quả nghiên cứu mang tính rủi ro cao, khó áp dụng vào thực tế” [17, tr.56].

Ở nước ta, chế độ thanh quyết toán tài chính trong các hoạt động KH&CN được áp dụng theo nguyên tắc quản lý của cơ quan quản lý hành chính hoặc đơn vị sản xuất kinh doanh chứ không xét theo đặc điểm của hoạt động NCKH. Bằng chứng việc này là nhà nước không thanh toán hay chỉ thanh toán một phần kinh phí cho các công trình nghiên cứu rủi ro dựa trên sự xem xét của các cơ quan quản lý có thẩm quyền, tức là dựa vào ý kiến chủ quan của một số nhà quản lý. Theo Nghị định 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014, văn bản mới nhất của Bộ KH&CN ban hành quy định về đầu tư và cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN, đã nêu rõ đối với các nhiệm vụ KH&CN được khoán chi đến sản phẩm cuối cùng bị dừng thực hiện vì nguyên nhân chủ quan thì phải hoàn trả 40% kinh phí đã sử dụng, đối với các nhiệm vụ KH&CN được khoán chi từng phần bị dừng thực hiện vì nguyên nhân chủ quan thì phải hoàn trả 30% kinh phí đã sử dụng. Điều này cũng có nghĩa là các nhà khoa học phải gánh chịu toàn bộ hoặc một phần kinh phí rủi ro đó. Trong khi đáng lẽ ra họ phải được thanh toán đầy đủ vì họ đã tiêu tốn rất nhiều tài lực, vật lực và công sức nghiên cứu để có thể đi đến kết luận này. Thật vậy, khi nghiên cứu thất bại, các nhà khoa học sẽ tiến hành thử nghiệm lại và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài thời gian nghiên cứu, tốn nhiều kinh phí mà kết quả không như mong muốn hoặc phải chuyển qua một hướng nghiên cứu mới nhưng chính sách tài chính không cho phép việc chuyển đổi này mà đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ.

Khi được hỏi vì lý do nào đó không thể tiếp tục nghiên cứu được thì cơ quan quản lý đề tài/dự án sẽ làm gì, kết quả thu được: 32/60 phiếu trả lời yêu cầu hoàn trả một phần kinh phí đã sử dụng; có 41/60 phiếu trả lời ngừng triển khai đề tài/dự án nhưng vẫn quyết toán phần kinh phí đã sử dụng; có 27/60 phiếu trả lời gia hạn thêm thời gian hoặc thay đổi đề tài; có 0/60 phiếu trả lời yêu cầu hoàn trả 100% kinh phí đã sử dụng. Điều này cho thấy, chính sách tài chính có tác động rất lớn đối với các nghiên cứu gặp phải vấn đề rủi ro và

không có bất kỳ cá nhân nào mong muốn bị thu hồi toàn bộ kinh phí khi công trình nghiên cứu của họ bị thất bại.

Qua kết quả điều tra, trong giai đoạn từ năm 2006-2014, số lượng đề tài/dự án cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phải ngừng triển khai do rủi ro là 02/31 đề tài/dự án, chiếm 6%. Trong đó có 01 dự án ngừng triển khai khi đã tiến độ thực hiện đạt 50% với lý do phối hợp không ăn ý, chặt chẽ giữa đơn vị nghiên cứu với các hộ dân tham gia thực hiện. Đối với dự án này, cơ quan quản lý chỉ quyết toán một phần kinh phí đã sử dụng. Dự án còn lại cũng đã ngừng triễn khai sau khi đã thẩm định kinh phí với lý do không có sự thống nhất cao về các định mức chi giữa đơn vị thực hiện và cơ quan quản lý. Đối với các dự án này, đơn vị thực hiện chịu toàn bộ kinh phí đã chi trước đó.

Yếu tố rủi ro cộng với việc thu hồi kinh phí hỗ trợ thực hiện đề tài/dự án KH&CN đã và đang gây thêm áp lực đối với các nhà khoa học không chỉ đối với việc triển khai các đề tài/dự án cấp cơ sở có sử dụng kinh phí đối ứng giữa tỉnh và huyện mà còn đối với các nhiệm vụ KH&CN khác. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn, do chịu nhiều tác động của các yếu tố môi trường, khí hậu, thiên nhiên...nên rủi ro trong nghiên cứu khoa học nông nghiêp nông thôn thường xuyên cao hơn các lĩnh vực khác, chưa nói với cấp độ huyện/thị thì rủi ro càng cao. Kinh nghiệm các nước cho thấy hoạt động SXTN được hỗ trợ kinh phí mà không thu hồi, các sản phẩm là kết quả SXTN nếu được bán ra còn được hưởng các chính sách khuyến khích ưu đãi như miễn, giảm thuế. Tuy nhiên, nước ta lại xem hoạt động NCKH như công việc hành chính, sản xuất kinh doanh do đó việc áp dụng những quy định tài chính cứng nhắc nhưng không phù hợp với hoạt động NCKH đã góp phần làm hạn chế số lượng cũng như khả năng áp dụng của các đề tài/dự án cấp cơ sở. Nói cách khác nó góp phần triệt bỏ các ý tưởng khoa học, và cũng chính là tri thức của nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50 50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)