Về thủ tục thanh quyết toán các đề tài/dự án cấp cơ sở:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50 50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI

3.2.4. Về thủ tục thanh quyết toán các đề tài/dự án cấp cơ sở:

Việc áp dụng những quy định cứng nhắc trong thủ tục thanh quyết toán của chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh và huyện hay bất kể chính sách tài chính nào cho hoạt động NCKH đã ảnh hưởng rất nhiều đến các đề tài/dự án cấp cơ sở và cũng là tình hình chung đối với các nhiệm vụ KH&CN hiện nay. Việc đòi hỏi nội dung chi phải đúng các khoản mục trong kế hoạch, nội dung chi phải đúng tiến độ, nội dung chi phải đúng dự toán, nội

dung chi phải có chứng từ, hóa đơn tài chính là không thích hợp với hoạt động NCKH. Bởi lẻ một trong những đặc điểm của hoạt động NCKH là có độ trễ, có tính rủi ro cao và lao động trong NCKH khác nhiều so với lao động sản xuất bình thường nên rất khó định mức một cách chính xác hay không thể định mức được. Đơn cử như việc mua hàng hóa của nông dân để phục vụ cho việc nghiên cứu mặc dù đã được Nhà nước cho phép không cần có hóa đơn tài chính chứng minh nhưng một số cơ quan quản lý địa phương vẫn đòi hỏi phải có hóa đơn để đảm bảo “nguyên tắc tài chính”, nếu không có hóa đơn sẽ không được quyết toán. Điều này cho thấy sự thiếu đồng bộ trong việc áp dụng các chính sách liên quan đến thủ tục thanh quyết toán có sử dụng NSNN, và còn có hiện tượng “phép vua còn thua lệ làng” trong bộ máy hành chính của nước ta.

Việc chủ nhiệm đề tài/dự án phải xây dựng các dự toán kinh phí chi tiết ngay từ đầu, các khoản kinh phí không được chi sai so với dự toán, các khoản chi phải có hóa đơn, chứng từ để chứng minh… và hàng hoạt các quy định khác làm cho các nhà khoa học tốn kém không nhỏ về thời gian cũng như vật chất cho các công việc mang tính chất hành chính vốn dĩ không thích hợp với họ. Trên thực tế, vì áp dụng chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh và huyện nên khi tiến hành thanh quyết toán, đơn vị thực hiện đề tài/dự án sẽ quyết toán 2 lần, 1 lần với tỉnh và 1 lần với huyện. Từ đó thời gian dành cho nghiên cứu của các nhà khoa học bị chi phối, thậm chí là bị giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, kết quả của các đề án/dự án. Điều cũng đã được Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân nhắc đến "thời gian các nhà khoa học tìm chứng từ, hóa đơn để hợp thức hóa còn dài hơn thời gian bỏ công sức nghiên cứu".

Việc phân chia không rạch ròi mục chi nào sử dụng nguồn kinh phí tỉnh, nguồn kinh phí huyện đã gây rất nhiều khó khăn về hóa đơn tài chính. Thực tế cho thấy trong những năm qua, có một số đơn vị thực hiện dự án đã phải đau đầu trong việc tách bạch hóa đơn nhưng phải đảm bảo chi đúng theo cơ cấu 50/50. Bên cạnh đó việc không có văn bản quy định hay hướng

dẫn cụ thể nào trong việc thanh quyết toán các đề tài/dự án cấp cơ sở đã làm cho chính sách tài chính này vốn đã nhiều thiếu sót nay còn khó khăn hơn. Khi được hỏi đơn vị nào sẽ lưu giữ chứng từ liên quan khi tiến hành quyết toán kinh phí, kết quả thu được: có 60/60 phiếu trả lời huyện giữ toàn bộ chứng từ quyết toán; có 60/60 phiếu trả lời tỉnh giữ toàn bộ chứng từ quyết toán và 27/60 phiếu trả lời huyện giữ chứng từ quyết toán từ nguồn kinh phí của huyện và tỉnh giữ chứng từ quyết toán từ nguồn kinh phí của tỉnh. Từ kết quả trên ta thấy rằng, có đơn vị trả lời huyện giữ toàn bộ chứng từ, nhưng lại có đơn vị trả lời tỉnh giữ toàn bộ chứng từ và bất cập hơn là câu trả lời huyện giữ chứng từ quyết toán từ nguồn kinh phí của huyện và tỉnh giữ chứng từ quyết toán từ nguồn kinh phí của tỉnh trong khi chứng từ, hóa đơn không thể tách làm đôi. Và vì chứng từ, hóa đơn không thể tách làm đôi nên khi tiến hành quyết toán với tỉnh hay huyện, đơn vị thực hiện dự án đều phải trình diện toàn bộ chứng từ có liên quan. Điều này cho thấy sự thiếu đồng bộ, sự thiếu quy về 1 đầu mối trong việc thanh quyết toán giữa các đơn vị trong khi hoạt động NCKH phải được hưởng “cơ chế thoáng”.

Từ những phân tích trên đây, cho thấy rằng, trở ngại lớn nhất đối với việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh với huyện trong hoạt động NCKH là thiết chế tài chính vĩ mô. Trên thực tế, thiết chế tài chính vĩ mô cho hoạt động NCKH cấp cơ sở tại Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung trong nhiều năm qua đã thể hiện nhiều bất cập như chúng tôi đã trình bày ở trên. Do đó, chúng ta cần phải xây dựng lại một thiết chế tài chính vĩ mô mới trong đó thiết chế tài chính vĩ mô phải đóng vai trò như một cán cân đảm bảo quyền tự chủ, linh hoạt cho các nhà khoa học và đồng thời đảm bảo khả năng kiểm soát của các cơ quan quản lý thẩm quyền. Có như vậy chính sách tài chính đối ứng 50/50 giữa tỉnh với huyện mới phát huy hết hiệu quả vốn có của nó và hoạt động NCKH cấp cơ sở sẽ gia tăng về mặt số lượng lẫn chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng các yếu tố cản trở việc thực hiện chính sách tài chính đối ứng 50 50 giữa tỉnh và huyện trong nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)