CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Một vài khái niệm về dân số
Dân số trung bình: là số lƣợng dân số thƣờng trú của một đơn vị lãnh thổ đƣợc tính bình quân cho một thời kỳ nghiên cứu nhất định, thƣờng là 1 năm. Có nhiều phƣơng pháp tính dân số bình quân và việc áp dụng phƣơng pháp nào là phụ thuộc vào nguồn dữ liệu, mô hình gia tăng dân số và yêu cầu về độ chính xác của ƣớc lƣợng [6, tr. 39 -40].
Dân số thành thị: là dân số của các đơn vị thuộc lãnh thổ đƣợc nhà nƣớc quy định là khu vực thành thị [6, tr. 39 - 40].
Dân số nông thôn: là dân số của các đơn vị lãnh thổ đƣợc nhà nƣớc quy định là khu vực nông thôn [4, tr. 39 - 40].
Tỷ suất nhập cư biểu thị số ngƣời từ đơn vị lãnh thổ khác nhập cƣ đến một đơn vị lãnh thổ tính trên 1.000 ngƣời trong thời kỳ quan sát [33].
Tỷ suất xuất cư biểu thị số ngƣời xuất cƣ khỏi một đơn vị lãnh thổ tính trên 1.000 ngƣời trong thời kỳ quan sát [33].
Tỷ suất di cư thuần là hiệu của tỷ suất nhập cƣ và tỷ suất xuất cƣ. Con số này có giá trị dƣơng nếu số ngƣời nhập cƣ lớn hơn số ngƣời xuất cƣ; có giá trị âm, nếu số ngƣời nhập cƣ nhỏ hơn số ngƣời xuất cƣ [33].
Trong thống kê dân số, dân tộc đƣợc thu thập dựa trên cơ sở tự xác định của đối tƣợng điều tra. Tên dân tộc của một ngƣời thƣờng đƣợc qui định theo dân tộc của ngƣời cha. Tuy nhiên, đối với một số dân tộc còn theo chế độ mẫu hệ, thì tên dân tộc đƣợc ghi theo dân tộc của ngƣời mẹ.
Có 54 dân tộc của cả nƣớc. Tuy nhiên nhiều dân tộc có qui mô khá nhỏ, nên trong các cuộc điều tra mẫu qui mô nhỏ (ví dụ, điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình, điều tra lao động và việc làm), thông thƣờng chỉ tiêu này chỉ có thể phân tổ đƣợc thành hai nhóm là dân tộc Kinh và dân tộc khác.
Khu vực thành thị bao gồm các quận nội thành, các phƣờng nội thị và thị trấn. Tất cả các đơn vị hành chính cơ sở còn lại (xã) đều thuộc khu vực nông thôn.