Lý thuyết cấu trúc hóa của Anthony Giddens

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay (Trang 38 - 39)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2.2. Lý thuyết cấu trúc hóa của Anthony Giddens

Để giải thích và phân tích vấn đề nghiên cứu trong đề tài, đề tài sử dụng lý thuyết xã hội học chủ yếu là: Lý thuyết cấu trúc hóa của Anthony Giddens. Anthony Gidden là một nhà khoa học ngƣời Anh, giáo sƣ xã hội học của trƣờng Đại học Tổng hợp Canbridge, đồng thời có vị trí giảng dạy tƣơng tự ở trƣờng Đại học tổng hợp California. Ông sinh năm 1938 ở North London nƣớc Anh. Ông có hơn 20 cuốn sách đƣợc xuất bản trong đó có một số cuốn sách quan trọng nhƣ: Chủ nghĩa tƣ bản và lý thuyết xã hội hiện đại, Các quy tắc mới của phƣơng pháp xã hội học, Các vấn đề trung tâm của lý thuyết xã hội học… Dƣới đây là nội dung lý thuyết và hƣớng áp dụng của lý thuyết cấu trúc hóa vào nghiên cứu của đề tài:

Về mặt nội dung: một trong những đóng góp quan trọng của Anthony Giddens là việc ông đƣa ra lý thuyết cấu trúc hóa. Nội dung chủ yếu của lý thuyết này là: Con ngƣời với tƣ cách là những ngƣời hành động luôn tái tạo cấu trúc xã hội, đồng thời hành động của họ bị cấu trúc xã hội quy định. Thông qua hành động của mình con ngƣời tạo dựng, thay đổi những cấu trúc xã hội mà họ là thành viên [13, tr. 253 - 268].

Ông cho rằng, cấu trúc gồm các quy tắc và các nguồn lực đƣợc sử dụng trong quá trình tái tạo hệ thống xã hội. Các quy tắc cho biết con ngƣời phải làm gì và làm nhƣ thế nào khi tƣơng tác xã hội, còn các nguồn lực vật chất – tinh thần giúp con ngƣời đạt đƣợc mục đích của họ.

Những nội dung trên cũng là một phần trong số những quy tắc mới mà Anthony Giddens đƣa ra trong nghiên cứu xã hôi học: Các chủ thể không đƣợc lựa chọn tự do cách tạo ra xã hội mà bị giới hạn bởi hoàn cảnh lịch sử của họ; cấu trúc xã hội có ảnh hƣởng hai mặt tích cực và tiêu cực đối với hành động con ngƣời; hành động con ngƣời luôn có các yếu tố ý nghĩa, chuẩn mực và quyền lực.

dân số, gia đình dƣới cách tiếp cận của xã hội học. Trong đó đề tài chủ yếu sử dụng lý thuyết cấu trúc hóa của Anthony Giddens để giải thích cho sự thay đổi trong qui mô gia đình ở Kon Tum trong quá trình Đô thị hóa những năm trở lại đây. Ở đây, cấu trúc xã hội chính là cấu trúc xã hội đô thị đƣợc hình thành trong sự biến đổi không ngừng của quá trình Đô thị hóa. Những gia đình, hộ gia đình đều là một thành viên trong cấu trúc xã hội đô thị, chịu sự tác động của cấu trúc xã hội, thay đổi cho phù hợp với cấu trúc đô thị (diện tích đô thị tăng, sức hút đô thị, lối sống đô thị…) mà họ đang sống và đồng thời, cũng tác động ngƣợc trở lại nhằm củng cố và tạo ra những thay đổi trong cấu trúc xã hội đó. Đó là quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa các thành tố. Quá trình đô thị hóa là quá trình làm thay đổi cơ cấu phân bố dân cƣ giữa thành thị và nông thôn, dân số đô thị tăng lên nhờ vào quá trình mở rộng lãnh thổ đô thị, tăng số lƣợng các đô thị và di cƣ. Sự thay đổi môi trƣờng sống khiến cho các hộ gia đình phải thay đổi lối sống cũ bằng lối sống phù hợp với cấu trúc xã hội, các quy tắc xã hội mới. Song sự thay đổi về lối sống của các hộ gia đình khi tham gia vào các khu đô thị không chỉ mang tính thụ động với cấu trúc xã hội mà có sự tác động ngƣợc trở lại cấu trúc xã hộ đó, làm cho nó thay đổi. Sự tƣơng tác qua lại đó có thể mang cơ hội cũng nhƣ mang thách thức cho cả cấu trúc xã hội và cho cả hộ gia đình trong xã hội đó. Đó chính là cái mà Anthony Giddens gọi là các quy tắc và các nguồn lực đƣợc sử dụng trong quá trình xã hội đô thị cấu trúc hóa cơ cấu gia đình nói chung và qui mô gia đình nói riêng; đồng thời, cũng chính là quá trình các gia đình tham gia cấu trúc hóa lại xã hội đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay (Trang 38 - 39)