Tốc độ tăng dân số đô thị phân theo huyện, thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay (Trang 70 - 84)

trực thuộc tỉnh Đơn vị tính: % STT Huyện/ thành phố 2009 2010 2011 2012 2013 1 Thành phố Kon Tum 60,3 60,9 61,5 62,2 62,7 2 Huyện Đắk Glei 14,0 14,4 14,9 15,2 15,2 3 Huyện Ngọc Hồi 26,8 27,7 28,7 29,5 29,8 4 Huyện Đắk Tô 29,2 30,4 31,3 31,9 32,1

5 Huyện Kon Plông 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

6 Huyện Kon Rẫy 21,5 21,9 21,9 22,3 22,3

7 Huyện Đắc Hà 26,2 27,0 27,7 28,0 27,7

8 Huyện Sa Thầy 22,4 22,7 22,8 23,5 23,0

9 Huyện Tu Mơ Rông 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Nguồn: Niêm giám thống kê Kon Tum 2013.

Bảng số liệu này cho thấy một cách rõ nét hơn tốc độ đơ thị hóa ở từng huyện tỉnh Kon Tum. Trong đó, các huyện đang nhích dần tỷ lệ dân số đô thị lên song chƣa cao. Riêng thành phố Kon Tum, tỷ lệ dân số đô thị tăng từ 60,3 % (2009) lên 62,7% (2013); đối với các huyện khác trực thuộc tỉnh Kon Tum, tốc độ tăng này cho thấy tốc độ đơ thị hóa đang diễn ra song chƣa mạnh mẽ; đây là thách thức song cũng là cơ hội cho Kon Tum trong thời gian tới tăng tỷ lệ dân số đô thị lên cao [6]. Tuy nhiên, cho đến năm 2013 ở Kon Tum vẫn cịn 2 huyện: Kon Plơng và Tu Mơ Rơng vẫn khơng có tỷ lệ tăng trƣởng dân số đơ thị. Điều này cho thấy, sự phát triển không đồng đều và mức ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến một số vùng của Kon Tum còn thấp, tỷ lệ dân số thành thị ở các huyện còn chƣa cao; trong 8 huyện thị trực thuộc tỉnh chỉ có 1 huyện là Đắk Tơ có tỷ lệ dân số đơ thị đạt 32,1 % năm 2013, còn các huyện còn lại tỷ lệ này giao động trong khoảng 20 – 29,0% [6].

Nhƣ vậy, sự tăng trƣởng dân số đơ thị hay nói cách khác là tốc độ đơ thị hóa có mối quan hệ thuận với tốc độ tăng số hộ gia đình. Tuy nhiên, từ những phân tích

ở trên cho thấy, tốc độ tăng hộ gia đình nhanh hơn so với tăng dân số ở tỉnh Kon Tum nói chung và phân theo khu vực thành thị, nơng thơn nói riêng; trong đó, tốc độ tăng ở khu vực thành thị mạnh và nhanh hơn so với khu vực nông thôn. Khoảng cách giữa dân số và số hộ càng rộng thì qui mơ hộ càng nhỏ lại (số thành viên trung bình/ 1 hộ thấp). Đồng thời, từ những phân tích trên cho thấy sự phát triển của đơ thị hóa có ảnh hƣởng đến sự biến đổi trong qui mơ gia đình ở Kon Tum trong những năm qua. Mà nói cách khác, đơ thị hóa làm biến đổi cấu trúc xã hội trong đó có cấu trúc gia đình ở Kon Tum, trong khi qui mơ gia đình lại là một bộ phận thể hiện sự biến đổi cấu trúc đó.

2.2.2. Sự mở rộng lãnh thổ đơ thị ảnh hưởng đến qui mơ gia đình ở Kon Tum

Nhƣ đã phân tích ở trên, q trình đơ thị ở ở Việt Nam nói riêng và ở các quốc gia đang phát triển nói chung đƣợc tiến hành trên phạm vi chiều rộng, khác hẳn với q trình đơ thị hóa theo chiều sâu của các quốc gia phát triển. Trong đó, việc mở rộng lannhx thổ đơ thị là một trong những đặc điểm cơ bản của q trình đơ thị hóa theo chiều rộng này. Kon Tum khơng ngoại lệ nằm trong tiến trình phát triển đơ thị hóa nhƣ vậy. Đây là một điều kiện tiên quyết nhằm tăng tốc độ đơ thị hóa đồng thời chuyển đổi ngành nghề nhằm phát triển kinh tế xã hội hội theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và tồn cầu hóa. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đơ thị hóa đề ra trong những năm tiếp theo, tỉnh Kon Tum cần phải có một kế hoạch quy hoạch đô thị đồng bộ cả về chất lƣợng và số lƣợng đô thị.

Theo nhƣ thống kê về các dự án quy hoạch đô thị đến đến 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum có thể thấy, các khu đô thị đang đƣợc mở rộng và hoàn thiện về chất lƣợng. Tính đến nay tồn tỉnh Kon Tum đã có 63 dự án quy hoạch và phát triển đơ thị hồn thành, 7 dự án đang hoàn thành và 21 dự án đang chuẩn bị đầu tƣ [24]. Trong đó có một số dự án quan trọng nhƣ: Quy hoạch phân khu khu vực phía Bắc thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum với kinh phí khái tốn khoảng 3,2 tỷ đồng, Dự án điều chỉnh quy hoạch mạng lƣới đơ thị tỉnh Kon Tum… Q trình mở rộng lãnh thổ khu vực đơ thị là một hệ thống các q trình quy hoạch và phát triển đô thị trong một thời gian dài.

Đồng thời, q trình này cịn đƣợc thể hiện rõ ràng thơng qua thống kê về số lƣợng và các loại hình đơ thị ở Kon Tum. Khi mới thành lập, tỉnh Kon Tum mới có 3 đơ thị là: thị xã Kon Tum, thị trấn Sa Thầy và thị trấn Đắk Tơ; từ năm 2007 đến năm 2011, tồn tỉnh có 7 đơ thị trong đó thành phố Kon Tum là đơ thị lớn nhất, tập trung chủ yếu về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội tồn tỉnh [15]. Theo quyết định phê duyệt quy hoạch đơ thị tính Kon Tum đến năm 2025 cho thấy đƣợc quyết tâm nâng cao số lƣợng và chất lƣợng các khu đô thị ở Kon Tum [23].

Bảng 2.2.4. Số lƣợng các loại đô thị ở Kon Tum giai đoạn 2007 – 2011 và mục tiêu từ 2012 – 2025.

Đơn vị tính: Đơ thị.

Loại đơ thị 2007- 2011 2012 – 2015* 2016 -2020* 2021- 2025*

Đô thị loại I 0 0 0 0

Đô thị loại II 0 0 1 2

Đô thị loại III 1 1 0 0

Đô thị loại IV 0 1 1 4

Đô thị loại V 6 7 10 13

Tổng số 7 9 12 19

Lưu ý: Giai đoạn * chỉ mục tiêu tăng số lượng các khu đô thị.

(Nguồn: Quyết định số 30/2012 QĐ – UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025).

Trong bảng số liệu này có thể thấy: về số lƣợng các loại đơ thị đang đƣợc đặt mục tiêu tăng lên. So với giai đoạn 2007 – 2011 thì tốc độ tăng các khu đơ thị trong mục tiêu ngày càng cao, khoảng cách số lƣợng đô thị giữa giai đoạn ngày càng xa so với các giai đoạn trƣớc đó. Từ 2 đơ thị trong giai đoạn 2012 – 2015 so với giai đoạn 2007 – 2011 lên đến 3 và 7 đô thị trong các trong giai đoạn tiếp theo. Nếu so sánh giữa hai thời kỳ từ khi mới thành lập vào năm 1991, với khoảng cách 20 năm liên tiếp mới có đƣợc 7 đơ thị (1 đơ thị loại III và 6 đơ thị loại V), song nhìn vào bảng số liệu có thể thấy mục tiêu tăng số lƣợng các khu đô thị đã đƣợc rút ngắn: từ 5 đơ thị trong vịng 20 (1991 – 2011) năm lên đến 12 đô thị trong vòng 14 năm.

Điều này cho thấy sự đẩy nhanh q trình đơ thị ở Kon Tum. Về chất lƣợng các khu đô thị cũng đƣợc chú ý và đƣợc đặt mục tiêu cao, đến năm 2025, tồn tỉnh có đơ thị loại II, 4 đơ thị loại IV và 13 đô thị loại V. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, q trình đơ thị hóa ở Kon Tum hiện nay vẫn đi theo chiều rộng song trong mục tiêu hƣớng đến 2025 thì quá trình này đã bắt đầu đƣợc chú ý đến cả chiều sâu [23].

Quá trình mở rộng lãnh thổ và tăng số lƣợng các khu đô thị ở Kon Tum tất yếu kéo theo sự tăng lên nhanh chóng số lƣợng dân số thành thị, sự xác nhập toàn bộ dân số các vùng nơng thơn vào tổ chức đơ thị, q trình mở rộng đơ thị đã biến những ngƣời nơng dân thành các thị dân ở các khu đơ thị hay nói cách khác là nó xác nhập tồn bộ gia đình và các thành viên trong gia đình ở khu vực nơng thơn trƣớc đó và trở thành các gia đình thành thị. Sự thay đổi cấu trúc xã hội, sự xuất hiện của các ngành nghề mới, các khu công nghiệp, doanh nghiệp…đã làm thay đổi cấu trúc ngành nghề, chuyển đổi lối sống từ lối sống nông thôn dần đến với lối sống thành thị. Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội thay đổi sẽ kéo theo những quan điểm về sinh con, mối quan hệ trong gia đình, sự tự lập, tự do trong các cá nhân. Đây là một trong yếu tố tác động đến nhân thức, quan điểm của ngƣời dân khơng chỉ ở thành thị và gia đình, con cái, đặc biệt là quan điểm về việc tách hộ. Sự giảm dần các hộ có qui mơ lớn về số thành viên trong hộ, thay vào đó là các hộ với từ 1 – 4 ngƣời chiếm chủ yếu. Các số liệu về qui mơ hộ gia đình đã chứng minh điều này, số lƣợng hộ gia đình khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn; đồng thời do đặc trƣng vùng miền, tỉnh Kon Tum với dân số là ngƣời dân tộc chủ yếu ở khu vực nơng thơn – đây là nhóm dân số chịu ảnh hƣởng nặng nề của nhiều tập tục, văn hóa truyền thống, quan niệm về sinh con có nhiều điều khác so với khu vực thành thị nên qui mơ gia đình ở khu vực nơng thơn cao hơn so với khu vực thành thị.

Nhƣ vậy, yếu tố mở rộng lành thổ đô thị và tăng số lƣợng các khu đô thị đã làm tăng số lƣợng dân số đơ thị và các gia đình đơ thị. Tuy nhiên, ảnh hƣởng của yếu tố này đối với qui mơ gia đình chủ yếu thơng qua sự tác động của nó đến các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và lối sống dân cƣ của vùng trong suốt q trình đơ thị hóa diễn ra.

Hai yếu tố trên của q trình đơ thị hóa: sự tăng trƣởng dân số đơ thị và sự mở rộng lãnh thổ đô thị đã cho thấy sự ảnh hƣởng của đô thị hóa đến qui mơ gia đình, chủ yếu ở khu vực thành thị thông qua mức sinh và quá trình tách hộ. Quá trình mở rộng lãnh thổ đơ thị đã kéo theo q trình chuyển đổi từ hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động phi nơng nghiệp, nhờ có q trình đơ thị hóa mà đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh có những thay đổi, đó là sự thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển và thay đổi của cấu trúc xã hội. Mức sống dân cƣ cả về vật chất và tinh thần ở đô thị cao hơn nông thôn; đồng thời ngƣời dân đơ thị có cơ hội nâng cao trình độ học vấn, nâng cao nhân thức và chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai khiến cho mức sính giảm xuống. Cùng với đó là lối sống đơ thị có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự thay đổi qui mơ gia đình, chủ yếu là thay đổi quan điểm về sinh con, mức sinh giảm xuống; các quan điểm, phong tục, tập quán lạc hậu về hơn nhân và gia đình đã trở thành các dào cản văn hóa đã bị phá bỏ. Điều này giải thích cho sự giảm đi về mức sinh và qui mơ gia đình do tỷ lệ ly thân, ly hôn tăng lên, số lƣợng ngƣời độc thân tăng lên về tỷ lệ và loại hình gia đình khơng hồn thiện cũng tăng lên. Những điều chỉ ra: qui mơ gia đình giảm cả về số lƣợng thành viên trong gia đình và cả số con, có sự khác biệt giữa gia đình ở khu vực thành thị và nơng thơn, giữa gia đình dân tộc kinh với các gia đình thuộc dân tộc khác.

2.3. Xu hƣớng thay đổi qui mơ gia đình ở Kon Tum trong thời gian tới

Nhƣ đã phân tích ở trên, cùng với dự báo dân số đến năm 2034 của tổng cục thống kê, mục tiêu đặt ra về tốc độ đơ thị hóa đến năm 2025 và những chính sách, kế hoạch xây dựng và mở rộng các khu đô thị đã và đang đƣợc đầu tƣ, thực hiện ở Kon Tum trong những năm qua có thể nhận thấy rằng trong những năm sắp tới, dân số ở Kon Tum ngày cang tăng nhanh đặc biệt ở khu vực thành thị.

Đồng thời, thông qua số liệu mà đề tài nghiên cứu về qui mơ gia đình ở Kon Tum trong gia đoạn từ 2000 đến 2013, đề tài tiến hành dự báo về dân số, số hộ gia đình ở Kon Tum và phân theo khu vực thành thị và nông thôn. Giả thuyết đặt tốc độ tăng dân số, tăng số hộ không thay đổi, để dự báo qui mơ gia đình đến năm 2020. Đề tài thực hiện dự báo xu hƣớng tăng – giảm của qui mơ gia đình năm 2020 bằng

phƣơng pháp cấp số nhân đã đƣa ra đƣợc một số xu hƣớng thay đổi của qui mơ gia đình ở Kon Tum đến năm 2020 nhƣ sau:

Trƣớc hết, về qui mơ gia đình phân theo số thành viên trong hộ gia đình đến năm 2020 tiếp tục đi theo xu hƣớng giảm về số thành viên trung bình một hộ gia đình ở tồn tỉnh nói chung và phân theo thành thị và Kon Tum nói riêng. Theo nhƣ kết quả tính tốn thì dự báo đến năm 2020, số thành viên trung bình một hộ gia đình ở Kon Tum là 3,4 ngƣời/ hộ (năm 2010 là 4,1 ngƣời/hộ). Ở khu vực thành thị, số thành viên tủng bình/hộ có xu hƣớng giảm xuống cịn chủ yếu là các gia đình có 3 ngƣời; theo nhƣ tính tốn thì dự báo đến năm 2020, ở khu vực thành thị tỉnh Kon Tum trung bình một hộ có khoảng 3,1 ngƣời. Khu vực nơng thơn cũng giảm nhanh, nếu nhƣ năm 2010, trung bình mộ hộ gia đình có 4,2 ngƣời/hộ thì xu hƣớng này tiếp tục giảm xuống còn 3,7 ngƣời/hộ, nhƣ vậy có thể thấy rằng, đến năm 2020 ở khu vực nông thôn Kon Tum chủ yếu tồn tại qui mô gia đình từ 3 – 4 ngƣời/hộ.

Thứ hai, về số con trung bình trên một hộ gia đình theo tính tốn cho thấy, đến năm 2020 số con tiếp tục giảm xuống chủ yếu là từ 1- 2 con/hộ gia đình. Nếu nhƣ số con trung bình một hộ gia đình 2010 tồn tỉnh trung bình mỗi gia đình có 1,8 con/hộ, thành thị là 1,6 con/hộ và nơng thơn là 1.9 con/hộ thì xu hƣớng này tiếp tục đến năm 2020. Theo nhƣ dự báo thì tính đến năm 2020, số con trung bình trên một hộ gia đình ở Kon Tum giảm xuống còn 1,5 con/hộ trong đó: khu vực thành thị giảm xuống còn 1,2 con/hộ, khu vực nông thôn là 1,5 con/hộ.

Từ hai dự báo trên cho thấy một cái nhìn khái quát về xu hƣớng qui mô từ nay cho đến 2020 tiếp tục giảm, ở cả khu vực thành thị và nơng thơn kiểu gia đình hạt nhân với số thành viên từ 3-4 ngƣời chiếm tỷ lệ đa số, các hộ gia đình đặc biệt ở khu vực thành thị có xu hƣớng sinh trung bình 1 con/hộ.

Từ những con số thống kê mà đề tài nghiên cứu cho thấy, trong những năm gần đây số thành viên trung bình/1 hộ gia đình ở Kon Tum có xu hƣớng chậm lại và hầu nhƣ là dừng ở ngƣỡng 4,2 con/ hộ, khu vực đô thị 3,8 con/ hộ, nông thôn là 4,5 con/ hộ. Từ đó, đề tài có thể nhìn thấy trong thời gian tới qui mơ gia đình có xu hƣớng giảm nhẹ xuống cịn 4,2 con/ hộ đối với tồn tỉnh Kon Tum, tỷ lệ gia đình

hạt nhân (4 thành viên/ hộ) chiếm đa số, số lƣợng hộ độc thân tăng lên và số hộ có từ trên 5 thành viên sẽ giảm xuống.

Cùng với q trình đơ thị hóa trong thời gian tới ở Kon Tum ngày càng mạnh mẽ, cùng với nhiều chính sách mở rộng khu vực đô thị, phát triển kinh tế xã hội theo hƣớng hội nhập hóa nên, tồn cầu hóa nền kinh tế thì dân số đơ thị ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số tỉnh Kon Tum. Theo nhƣ phân tích mối tƣơng quan giữa tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng hộ gia đình cho thấy, trong những năm tiếp theo khoảng cách giữ hai đơn vị: dân số và số hộ ngày càng rộng dần ra. Tức là: tốc độ tăng số hộ sẽ nhanh hơn tốc độ tăng dân số, điều này đồng nghĩa với việc qui mơ hộ gia đình sẽ ngày càng bị thu nhỏ, quá trình tác hộ ngày càng đƣợc đẩy nhanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay (Trang 70 - 84)