Khái niệm gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.2. Khái niệm gia đình

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để nghiên cứu gia đình. Cách định nghĩa “Gia đình là tế bào của xã hội” chƣa thực sự chỉ ra đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ sự phức hợp của các yếu tố tạo thành gia đình. Gia đình sự một khái niệm phức hợp, bao gồm nhiều yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa và cả kinh tế…khiến cho gia đình không thể giống với bất cứ một nhóm xã hội nào khác. Trong cuối Xã hội học Gia đình của Mai Huy Bích đã viết: “Khi nghiên cứu gia đình, nhà xã hội học nên phân biệt rõ ràng những chuẩn mục về đời sống gia đình vứi gia đình như nó thể hiện có trong thực tế, và tránh lẫn lộn hai điều này” [9].

Theo góc độ xã hội học vĩ mô thì gia đình đƣợc hiểu nhƣ một thiết chế xã hội, nghĩa là một đơn vị cơ sở dƣợc mọi ngƣời công nhận để thực hiện chức năng xã hội nhất định, mà trƣớc hết là “sự tái sinh các đặc trƣng của loài ngƣời” (M. Horkhiemer). Theo góc độ vĩ mô, gia đình thƣờng đƣợc mô tả là một nhóm xã hội gồm một cặp vợ chồng sống chung với lớp kế cận trực tiếp của họ. Từ hai góc độ trên có thể định nghĩa gia đình nhƣ sau: “Gia đình là một nhóm thuộc loại đặc biệt vì nó biểu hiện một cấu trúc vai trò nhất định, với nó thì sự tách biệt về giới tính và thế hệ là tiêu chí của cơ cấu gia đình (bằng một hay hai thế hệ, nam/ nữ) và qua nó sẽ chuyển hóa một quan hệ hợp tác và đoàn kết rất đặc biệt mà ở tất cả các xã hội đều tổ chức theo nghi lễ sự thành lập của nó. Ngoài ra xã hội cũng trao nhóm đặc biệt này những chức năng rất đặc biệt” (G. Endrweit và G. trommsdoff, 1996: 640).

Theo nhƣ Ăngghen: Gia đình đƣợc coi nhƣ một thiết chết xã hội, thực hiện hai chức năng quan trọng đối với xã hội là: sản xuất vật chất và tái sản xuất con ngƣời. Theo ông thì gia đình có vai trò rất quan trọng, có thể so sánh nó với quá trình sản xuất ra của cải vật chất của xã hội [30, tr.26 - 27].

G. P. Murdock cho rằng: “Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trƣng là cùng cƣ chú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế (ngƣời lớn của cả hai giới), và ít nhất trong

đó có quan hệ tình dục với nhau, đƣợc xã hội tán thành, một hoặc nhiều con cái do họ đẻ ra hoặc do họ nhận nuôi)” [29].

Jonh Macionis, nhà xã hội học ngƣời Canada đã nêu rõ hơn những đặc thù của gia đình: hôn nhân và huyết thống. “Gia đình là một tập thể xã hội có từ hai ngƣời trở lên trên cơ sở huyết thống, hôn nhận hay nghĩa dƣỡng cùng sống chung với nhau. Đời sống gia đình mang tính hợp tác, gia đình thƣờng là các tập thể sơ cấp trong đó thành viên có cùng tài nguyên kinh yế và trách nhiệm hàng ngày” [28, tr. 453].

Các khái niệm về Gia đình tƣơng đối phong phú, xong trong phạm vi đề tài này, xin đƣợc lấy khái niệm gia đình của E.W.Burgess và H. J. Locke trong “Gia đình”, 1953

“Gia đình là một nhóm người đoàn kết với nhau bằng những mối liên hệ hôn nhân, huyết thống và việc nhận con nuôi tạo thành một hộ đơn giản, tác động lẫn nhau trong vai trò tương ứng của họ là người chồng và người vợ, người mẹ và người cha, anh em và chị em, tạo nên một nền văn hóa chung” [25, tr. 27].

Theo nhƣ khái niệm trên thì gia đình bao gồm toàn bộ các chức năng mà nó phải có. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu mà đề tài hƣớng đến chỉ sử dụng một phần của khái niệm, tức là chú ý đến vấn đề: Sự kết hợp của một nhóm người với nhau bằng những mối liên hệ hôn nhân, huyết thống và việc nhận con nuôi tạp thành một hộ đơn giản. Đề tài này chỉ nghiên cứu và làm rõ qui mô gia đình ở Kon Tum hiện nay và những ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa đến qui mô gia đình; đồng thời chỉ ra xu hƣớng của qui mô gia đình trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay (Trang 31 - 32)