Đơn vị tính: Người.
Năm
Toàn tỉnh Thành thị Nông thôn
Kinh Dân tộc khác Tổng Kinh Dân tộc khác Tổng Kinh Dân tộc khác Tổng 2008 3,9 5,0 4,5 3,7 4,9 4,0 4,0 5,0 4,8 2010 3,9 4,2 4,1 3,6 4,4 3,8 3,6 4,5 4,2
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư – Tổng cục thống kê; Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4 năm 2008 và 2010, http://www.gso.gov.vn/khobdds
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, trong 2 năm 2008 và 2010, hộ gia đình là ngƣời dân tộc kinh có số ngƣời trung bình/ hộ là 3,9 ngƣời/ hộ; trong khi các dân tộc khác đã có sự giảm số ngƣời trung bình sống trong hộ từ 5,0 ngƣời/ hộ năm 2008 xuống còn 4,2 ngƣời/ hộ năm 2010. Đây là những thay đổi lớn trong qui mô gia đình và càng chứng tỏ qui mô gia đình đang nhỏ dần tính theo số ngƣời trung bình sống trong một hộ. Sự thay đổi trong số ngƣời trung bình sống trong hộ của
ngƣời kinh và nhóm các dân tộc khác ở hai vùng thành thị và nông thôn cũng giống nhƣ sự thay đổi của toàn tỉnh.
Tuy nhiên, số gia đình thuộc dân tộc kinh và nhóm các dân tộc khác ở thành thị có số ngƣời trung bình sống trong hộ thấp hơn so với ở vùng nông thôn trong cùng một thời điểm. Trong cả hai năm điều tra, số ngƣời trung bình sống trong một hộ của dân tộc kinh sống ở Thành thị dao động là 3,6 – 3,7 ngƣời/ hộ, trong khi nhóm gia đình là ngƣời dân tộc lại có sự giảm một cách rõ rệt từ 4,9 ngƣời/ hộ năm 2008 xuống còn 4,4 ngƣời/ hộ. Trong khi đó, hộ gia đình là ngƣời kinh và ngƣời dân tộc ở nông thôn đều các những thay đổi đáng kể về số ngƣời trung bình sống trong hộ; hộ gia đình ngƣời kinh có số ngƣời trung bình sống trong hộ giảm xuống từ 4 ngƣời/ hộ năm 2008 xuống con 3,6 ngƣời/ hộ năm 2010; các gia đình là ngƣời dân tộc cũng giảm từ 4,8 ngƣời/ hộ xuống còn 4,2 ngƣời trên hộ. Trong sự phát triển không ngừng của xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng đƣợc thể hiện rõ bằng tỷ lệ dân số đô thị đang ngày càng tăng lên song có một điểm khác biệt giữa Kon Tum riêng và các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên nói riêng là vấn đè dân tộc. Là một tỉnh có tỷ lệ dân tộc trong tổng dân số toàn tỉnh tƣơng đối cao, chủ yếu sinh sống và làm việc ở các vùng nông thôn, vùng xâu vùng xa trong tỉnh, sự tập trung các hộ gia đình ở các khu vực thành thị có nhƣng rất ít, cùng với đó là sự khác biệt về lối sống, phong tục tập quán của hai nhóm: ngƣời kinh và ngƣời dân tộc, sự tác động của môi trƣờng xã hội khác nhau đã dẫn đến những khác nhau trong tỷ lệ số thành viên một gia đình ở hai nhóm ngƣời này. Trong đó, không thể không kể đến yếu tố đô thị hóa ảnh hƣởng đến sự phân bố số thành viên trong gia đình, đặc biệt là ở khu vực thành thị, nơi thể hiện rõ nhất các đặc trƣng của quá trình đô thị hóa và các luồng dân di cƣ nhờ có đô thị hóa mang lại.
Từ những phân tích trên có thể thấy qui mô hộ gia đình ở Kon Tum trong những năm qua đang nhỏ dần cả ở khu vực thành thị và nông thôn, cả ở nhóm gia đình ngƣời kinh hay gia đình thuộc các nhóm dân tộc khác tính theo số thành viên trong hộ và số ngƣời trung bình sống trong một hộ.
2.1.1.2. Loại hình gia đình ở Kon Tum
Một vấn đề khác cần làm rõ trong nghiên cứu và phân tích về qui mô gia đình nói chung và qui mô gia đình ở tỉnh Kon Tum nói riêng là vấn đề về loại hình gia đình. Có thể nói, nghiên cứu về kiểu loại gia đình không còn quá mới trong các nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu xã hội học nói riêng, khi phân tích các nhà nghiên cứu thƣờng hƣớng đến kiểu gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng. Song trong nghiên cứu này, không nhắc đến kiểu loại gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng này mặc dù từ những gì đã phân tích ở phân trên có thể thấy qua sự phổ biến của hai kiểu loại gia đình này. Trong nghiên cứu này đặc biệt đi theo hƣớng nghiên cứu những thay đổi trong qui mô gia đình từ hai loại hình khác là: gia đình thiếu hụt và gia đình đầy đủ. Từ đó có thể thấy rõ hơn một cách tiếp cận nghiên cứu về qui mô gia đình thông qua việc xác định loại hình gia đình; đồng thời, từ những thay đổi này cho thấy lối sống hiện đại, lối sống đô thị đang có ảnh hƣởng đến nhân thức con ngƣời và tác động gián tiếp vào sự thay đổi qui mô gia đình hiện nay ở Kon Tum, đặc biệt là ở khu vực thành thị.
Khi phân tích qui mô gia đình theo loại hình gia đình sẽ cho thấy sự thiếu hụt thành viên trong gia đình ngày càng gia tăng. Sự thiếu hụt này đƣợc tính là sự thiếu hụt vợ hoặc chồng trong một gia đình. Đề tài này không quan tâm đến quá yếu tố cấu thành sự thiếu hụt này mà chủ yếu đi vào phân tích nhằm thấy rõ hơn qui mô gia đình đang ngày càng nhỏ đi dƣới những ảnh hƣởng mà quá trình đô thị hóa mang lại.
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng: từ năm 2000 đến 2010 tỷ lệ gia đình hoàn chỉnh đang giảm xuống từ 81,0 % xuống còn 76,0 %; trong khi cũng trong những năm này tỷ lệ gia đình thiếu hụt cũng theo đó tăng lên từ 19,0 % năm 2000 đến 24,0 % năm 2010. Tuy tỷ lệ này có sự thay đổi lên xuống theo từng năm, chẳng hạn nhƣ năm 2008: tỷ lệ gia đình đầy đủ đạt mức cao nhất trong vòng 11 năm là 83,0 %; sự tăng lên về tỷ lệ các gia đình đầy đủ tƣơng đối đồng đều trong những năm 2000, 2002, 2004, 2006 và 2008 với tỷ lệ giao động ở mức 81,0 % - 83,0 %. Nhƣng đến năm 2010 tỷ lệ này lại giảm xuống từ 83,0 % năm 2008 xuống còn
76,0% năm 2010. Đây là một giảm sút đột ngột chỉ trong vòng có 2 năm tỷ lệ các gia đình đầy đủ đã giảm đi 7,0 %.
Bảng 2.1.6. Qui mô gia đình phân theo loại hình gia đình ở thành thị và nông thôn tỉnh Kon Tum từ năm 2000 – 2010.
Đơn vị tính: %. Khu vực 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Gia đình đầy đủ Gia đình thiếu hụt Gia đình đầy đủ Gia đình thiếu hụt Gia đình đầy đủ Gia đình thiếu hụt Gia đình đầy đủ Gia đình thiếu hụt Gia đình đầy đủ Gia đình thiếu hụt Gia đình đầy đủ Gia đình thiếu hụt Thành thị 82,0 18,0 81,0 19,0 76,0 24,0 76,0 24,0 81,0 19,0 78,0 22,0 Nông thôn 81,0 19,0 81,0 19,0 85,0 15,0 85,0 15,0 84,0 16,0 75,0 25,0 Toàn tỉnh 81,0 19,0 81,0 19,0 82,0 18,0 82,0 18,0 83,0 17,0 76,0 24,0
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư – Tổng cục thống kê; Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4 năm 2000 - 2010, http://www.gso.gov.vn/khobdds.
Ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn tỷ lệ hai loại gia đình này cũng có những nét tƣơng đồng so với toàn tỉnh, song có sự khác biệt giữa hai vùng miền về tình trạng thiếu thụt và đầy đủ trong các gia đình. Nhìn vào số liệu thu thập đƣợc có thể thấy: về tình hình chung trong vòng 11 năm tỷ lệ hộ gia đình đầy đủ ở thành thị đang giảm song lại không đồng đều giữa các năm mà có sự lên xuống; song đỉnh cao nhất vẫn là năm 2000 với tỷ lệ gia đình đầy đủ là 82,0%. Tỷ lệ này duy trì ở mức 81,0 % vào năm 2002 và đứng lại ở mức 76,0 % vào các năm: 2004, 2006; tăng trở lại vào năm 2008 với 81,0% số gia đình đầy đủ và giảm trở lại vào 2010 với 78,0 % hộ gia đình đầy đủ.
Trong khi đó ở nông thôn tỷ lệ gia đình đầy đủ cũng có những thay đổi lên xuống không đồng đều trong 11 năm; từ năm 2000 đến 2006 tỷ lệ gia đình đầy đủ ở
nông thôn chủ yếu là tăng từ 81,0% năm 2000 lên đến đỉnh cao là 85,0% trong 2 năm 2004 và 2006. Tuy nhiên đến 2008 thì tỷ lệ này lại giảm nhẹ xuống còn 84,0% và giảm mạnh xuống còn 75,0% vào năm 2010.
Tuy nhiên khi so sánh loại gia đình ở hai khu vực ở Kon Tum có thể thấy đƣợc trong những năm qua tỷ lệ gia đình thiếu hụt đang tăng lên đáng kể. Sự thiếu hụt trong gia đình đƣợc tính chính là sự thiếu đi chồng/ vợ trong gia đình đó có thể là do ly hôn, chết, gia đình đơn thân…Ở khu vực thành thị sự thiếu hụt trong gia đình một phần là do tình hình phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội cao hơn nông thôn, đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ đã tạo nên lối sống đô thị và hình thành lối sống gia đình, những quan niệm về hôn nhân cũng thay đổi theo bởi vậy mà ở đây hình thành các kiểu gia đình thiếu hụt do ly hôn, đơn thân nhiều hơn. Trong khi ở các vùng nông thôn tình hình này không phải không có nhƣng những thay đổi trong tỷ lệ loại hình gia đình đầy đủ và gia đình thiếu hụt có thể là do các yếu tố trên; đồng thời có một yếu tố cần chú ý chính là quá trình đô thị hóa phát triển càng mạnh mẽ ở các khu vực thành thị đã thu hút một lƣợng lớn lao động nông thôn di cƣ ra thành thị tìm kiếm việc làm. Điều này tạo ra một số lƣợng lớn các gia đình thiếu đi chồng hoặc vợ mà theo phƣơng pháp thu thập số liệu ở các cuộc điều tra này thì: chỉ tính những ngƣời đang ăn ở, sinh sống cùng nhau trong một hộ gia đình tính từ thời điểm điều tra ngày 1 tháng 4 hàng năm.
Theo kết quả của cuộc điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2013 cho thấy: tính theo dân số từ độ tuổi 15 trở lên toàn tỉnh Kon Tum có khoảng 309078 ngƣời (nam: 163828 ngƣời, nữ: 145250 ngƣời) trong đó: tỷ lệ dân số chƣa có gia đình (chồng/vợ) chiếm: 24,5%, tỷ lệ có vợ/ chồng (gia đình đẩy đủ) chiếm: 68.8%, tỷ lệ góa hoặc ly hôn chiếm: 6,7% ( góa: 5,6%, ly hôn: 1,1%) [2; 77 – 82]. Từ con số trên cho thấy một khía cạnh khác của loại hình gia đình ở Kon Tum năm 2013. Đồng thời, với tỷ lệ góa/ ly hôn nhƣ trên cho thấy tỷ lệ gia đình thiếu hụt (bố/ mẹ; chồng/vợ) ngày càng nhiều ở Kon Tum hiện nay.
Việc phân loại loại hình gia đình theo dân tộc càng cho thấy những thay đổi về qui mô gia đình rõ hơn trong hai năm 2008 và 2010. Nhìn chung thì các gia đình là ngƣời kinh và ngƣời dân tộc có tỷ lệ gia đình đầy đủ và thiếu hụt không quá chênh lệch. Khoảng cách giữa hai nhóm dâ tộc không xa. Song khi so sánh loại hình gia đình của hai dân tộc này ở hai khu vực thành thị và nông thôn lại có những khác biệt rõ rệt. Nhìn vào tình hình loại hình gia đình ở cả hai khu vực có thể thấy gia đình đầy đủ ở gia đình ngƣời kinh chiếm tỷ lệ cao hơn so với gia đình thuộc các dân tộc khác. Nhƣng so sánh giữa hai khu vực với nhau lại có những thay đổi, nếu nhƣ năm 2008 gia đình đầy đủ thuộc dân tộc kinh ở khu vực Thành thị có chiếm tỷ lệ thấp hơn so với gia đình ngƣời kinh ở khu vực nông thôn thì đến năm 2010 tình trạng này lại ngƣợc lại, gia đình đầy đủ là ngƣời kinh ở khu vực thành thị (78,9%) lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với gia đình là ngƣời kinh ở nông thôn (72,9%) trong tổng số hộ gia đình của từng vùng trong cùng thời điểm.
Bảng 2.1.7. Loại hình gia đình phân theo khu vực và dân tộc ở Kon Tum từ 2008 – 2010