CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội
Mọi xã hội đều không ngừng biến đổi, sự ổn định chỉ là bề ngoài mang tính tạm thời. Ở xã hội hiện đại sự biến đổi càng diễn ra rõ rệt và nhanh hơn. Một số quan điểm cho rằng biến đổi xã hội chỉ là những thay đổi của đông đảo cá nhân trong sự biến đổi, chuyển đổi của các tầng lớp, tổ chức xã hội thì đây mới đƣợc coi là sự biến đổi xã hội.
Theo từ điển xã hội học “Biến đổi xã hội là sự thay đổi có ý nghĩa về mặt cơ cấu xã hội (đó là hành động xã hội và tương tác xã hội) kể cả hậu quả và biểu thị của những cơ cấu biểu hiện ở các chuẩn mực giá trị của các sản phẩm và các biểu trưng văn hóa. Hay nói cách khác biến đổi xã hội là một quá trình qua đó các khuôn mẫu hành vi xã hội, quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và phân tầng xã hội cũng biến đổi theo thời gian”.
Hay có thể nói biến đổi xã hội là một quá trình qua đó các khuôn mẫu của hành vi xã hội, quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và phân tầng xã hội cũng biến đổi theo thời gian. Theo quan điểm của xã hội học thì biến đổi xã hội là sự thay đổi xã hội từ một ngƣỡng phát triển này sang một ngƣỡng phát triển khác có thể cao hơn hoặc thấp hơn về chất, xét dƣới góc độ tổng thể các thiết chế và cấu trúc xã hội. Ta có thể phân biệt ba loại biến xã hội sau: Biến đổi phát triển: Đây là sự biến đổi theo hƣớng tích cực và phù hợp với mong muốn của bất cứ xã hội nào bảo toàn đƣợc đặc trƣng vốn có theo chiều hƣớng tích cực của chế độ xã hội và đạt đƣợc những mục tiêu mong muốn của tiến trình phát triển mà các chủ thể quản lý đề ra. Biến đổi suy thoái: là sự biến đổi hoàn toàn ngƣợc với biến đổi phát triển bởi nó diễn ra theo chiều hƣớng tiêu cực và bất lợi với tiến trình phát triển. Nó là kiểu biến đổi của xã hội bế tắc không tìm ra đƣợc lối thoát. Biến đổi hòa nhập là kiểu biến đổi đã bị biến đổi đặc trƣng và bị lệ thuộc nô dịch bởi một xã hội mạnh hơn. Theo Mác thì sự biến đổi xã hội là khách quan. Nó là kết quả của sự biến đổi và phát triển không ngừng của lực lƣợng sản xuất kéo theo sự thay đổi của quan hệ sản xuất.
Thực tế ở nƣớc ta, trong những năm gần đây cùng với sự mở rộng giao lƣu trên bình diện rộng với các quốc gia và các vùng lãnh thổ của các nƣớc khác nhau trên thế giới, nền kinh tế có những bƣớc khởi sắc, xã hội đã có nhiều thay đổi. Hiện nay Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta đang ra sức đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc với mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta về cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp. Cùng với những chính sách đó là quá trình đô thị hóa đƣợc đẩy mạnh ở từng địa phƣơng. Chính sự tác động của quá trình đô thị hóa về mọi
mặt này đã góp phần vào sự biến đổi qui mô gia đình, hình thái gia đình truyền thống sang hình thái gia đình hiện đại.