Khái niệm về đô thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay (Trang 35 - 36)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.5. Khái niệm về đô thị hóa

Trong lịch sử xã hội loài ngƣời đã trải qua hai cuộc cách mạng đô thị. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ nhất diễn ra từ 8.000 năm TCN, vào thời kỳ đồ đá mới, khi lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một khu định cƣ kiểu đô thị. Cuộc cách mạng đô thị lần thứ hai bắt dầu vào giữa thế kỷ XVIII ở Châu Âu sau đó lan sang Bắc Mỹ. Đó là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa tƣ bản chủ nghĩa, từ thời điểm này, quá trình đô thị hóa đã trở thành một hiện tƣợng xã hội nổi bật trong lịch sử phát triển loài ngƣời. Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quá trình đô thị hóa:

Quá trình đô thị hóa đƣợc định nghĩa dựa trên cách tiếp cận nhân khẩu học và địa lý kinh tế nhƣ sau: “Quá trình đô thị hóa chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ, địa lý hạn chế được gọi là các đô thị” [16, tr. 21 - 40].

Tuy nhiên, ngày nay các nhà khoa học ngả sang cách hiểu đô thị hóa nhƣ là một quá trình kinh tế - xã hội lịch sử mang tính quy luật, trên qui mô toàn cầu. Khái quát hơn: đô thị hóa đƣợc xem nhƣ là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại, ở đó bên cạnh mặt dân số, địa lý, môi trƣờng còn có mặt xã hội, một mặt rất quan trọng của vấn đề.

Từ góc độ xã hội học, nhà xã hội học John Macionis nêu lên trong cuốn sách giáo khoa về xã hội học (1988) nhƣ sau: “Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư trong xã hội mà còn chuyển thể nhiểu kiểu mẫu của đời sống xã hội” [28, tr. 453]. Đó chính là sự phổ biến và lan truyền những khuôn mẫu hành vi, ứng xử, vốn đặc trƣng cho ngƣời dân đô thị, sự lan truyền của một lối sống đô thị hay các quan hệ văn hóa đô thị tới các vùng nông thôn và trên toàn bộ xã hội nói chung.

Ngoài ra, đô thị hóa còn đƣợc định nghĩa nhƣ là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đó là sự chuyển dịch sử dụng đất đai, phân công lao động trong xã hội, thay đổi môi trƣờng xã hội từ nông thôn sang đô thị. Theo Trƣơng Quang Thao, trong cuốn đô thị học – những khái niệm mở đầu cho rằng: “Đô thị hóa được xem như là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện

tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Đô thị hóa còn là quá trình tập trung dân cư vào các đô thị và hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị do yêu cầu của công nghiệp hóa”. Còn theo Trần Văn Bính thì đô thị hóa đƣợc đánh dấu bởi sự chuyển đổi cấu trúc lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, hay nói đúng hơn, đó là sự chuyển đổi loại hình kinh tế - xã hội này sang kinh tế - xã hội khác, là chuyển từ nông thôn sang thành thị, chuyển từ một nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp cao hơn.

Trong phạm vi đề tài này, khái niệm quá trình đô thị hóa của nhà xã hội học Jonh Macionis đƣợc lấy làm khái niệm đƣa vào phân tích qui mô gia đình ở Kon Tum. Nhƣ khái niệm Đô thị hóa đƣợc đƣa ra ở trên thì đề tài này chủ yếu đi vào phân tích những thay đổi trong quá trình phân bố dân cƣ đô thị và những đặc trƣng của quá trình đô thị hóa; sự chuyển thể kiểu mẫu của đời sống xã hội, trong đó có sự chuyển thể hình thái gia đình thông qua qui mô gia đình.

Để có thể chứng minh đƣợc ảnh hƣởng của đô thị hóa đến qui mô gia đình, đề tài sẽ chỉ ra những đặc trƣng của quá trình đô thị hóa. Hiện nay, ở nƣớc ta chủ yếu quá trình đô thị hóa diễn ra theo chiều rộng bởi vậy nó đƣợc đo theo những yếu tố sau: sự tăng trƣởng dân số đô thị, sự mở rộng lãnh thổ đô thị, số lƣợng các thành phố, các khu đô thị, cùng với đó là yếu tố di cƣ mạnh mẽ dƣới tác động của đô thị hóa. Từ những biểu hiện cụ thể của quá trình đô thị hóa, đề tài sẽ đánh giá những tác động dẫn đến qui mô gia đình nhỏ lại ở Kon Tum trong những năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quy mô gia đình trong quá trình đô thị hóa ở Kon Tum hiện nay (Trang 35 - 36)