Khái quát quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trƣớc 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực từ 2016 đến nay (Trang 27)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Khái quát quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trƣớc 2016

Việc hai nƣớc tuyên bố bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao mở màn cho việc thiết lập các mối quan hệ, hợp tác đôi bên trên thực tiễn. Bƣớc đi tiếp theo của quá trình này là chuyến viếng thăm Việt Nam của ngoại trƣởng Hoa Kỳ W. Christopher từ ngày 5-7 8 1995; cho thấy ngƣời Hoa Kỳ đã nghĩ về

Việt Nam với tƣ cách là một đất nƣớc chứ không phải một cuộc chiến tranh. Sứ mệnh quan trọng của ông W. Christopher trong chuyến công du đến Việt Nam nhằm bàn bạc một số vấn đề liên quan đến POW MIA. Đến tháng 10 cùng năm, ngoại trƣởng Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã có chuyến thăm đáp lễ tại Washington. Trong các cuộc trao đổi, nếu nhƣ phía Hoa Kỳ thƣờng nhấn mạnh đến ƣu tiên hàng đầu của họ là giải quyết vấn đề MIA thì phía Việt Nam lại đề nghị việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thƣơng mại song phƣơng; MIA đối với phía Việt Nam chỉ là vấn đề nhân đạo. Còn các vấn đề nhƣ “nhân quyền và “dân chủ luôn tạo ra khoảng cách giữa Washington và Hà Nội. Trong năm 1996, Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ FBI đã có hành động thô bạo là yêu cầu Việt kiều sinh sống tại Hoa Kỳ có nghĩa vụ khai báo những ngƣời bị tình nghi làm gián điệp cho Hà Nội. Vụ việc này gây nên sự phản đối từ phía Việt Nam và sự bất bình từ chính dƣ luận Hoa Kỳ. Có thể nói giai đoạn này, niềm tin chính trị của Hoa Kỳ đối với Việt Nam còn ở vạch thấp nhất. Phải mất gần hai năm, kể từ khi tổng thống Hoa Kỳ B.Clinton tuyên bố bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt, tháng 5 1997, hai bên mới cử đƣợc đại sứ đến công tác ở nƣớc sở tại.

Tuy vậy, trong thời gian nhiệm kỳ hai 1997 - 2001 của tổng thống B.Clinton, quan hệ chính trị - ngoại giao đôi bên tiếp tục đƣợc cải thiện. Trong chuyến thăm Việt Nam của tân ngoại trƣởng Hoa Kỳ, bà M. Albright tháng 6 1997, phía Hoa Kỳ đã khẳng định quyết tâm “vƣợt qua khác biệt trong quá khứ, cùng nhau tiến về phía trƣớc, hƣớng đến tƣơng lai , “thực thi các nỗ lực để thúc đẩy quan hệ thƣơng mại song phƣơng . Đáp lại, tháng 10 1998, phó thủ tƣớng kiêm bộ trƣởng Bộ ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã sang thăm Hoa Kỳ. Ông phát biểu rằng, Hoa Kỳ là cƣờng quốc có nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và vốn; rằng Việt Nam rất coi trọng việc xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài, nhiều mặt với Hoa Kỳ.

Chuyến thăm Việt Nam đƣợc xem là “lịch sử của tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton tháng 11 2000 đã đánh dấu bƣớc phát triển mới trong quan hệ Việt Hoa Kỳ, theo chiều sâu. Trƣớc đó, tháng 7 2000, Hiệp định thƣơng mại Việt - Hoa Kỳ đã đƣợc ký kết, có tác động thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế và thƣơng mai đôi bên - lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất trong quan hệ giữa hai nƣớc nhƣ chúng ta sẽ thấy ở giai đoạn sau.

Việc khai thông quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nƣớc giúp cho quan hệ kinh tế - thƣơng mại đôi bên gia tăng tƣơng ứng. Một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực này là việc khai trƣơng Văn phòng thƣơng mại Hoa Kỳ tại Hà Nội, tháng 4 1996, nhân chuyến thăm Việt Nam của thứ trƣởng Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ T. Hauser. Số liệu thống kê cho thấy vào thời điểm này mới chỉ có khoảng 140 công ty Hoa Kỳ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, Hoa Kỳ đứng hàng thứ sáu trong số các quốc gia, lãnh thổ đầu tƣ tại đây, với số vốn khoảng 1,1 tỷ USD. Đến năm 1998, khoảng 500 công Hoa Kỳ kinh doanh tại Việt dƣới những hình thức khác nhau; 70 dự án đầu tƣ của họ tại Việt Nam với số vốn 1,4 tỷ USD. Nhìn chung, quan hệ kinh tế - thƣơng mại Việt - Hoa Kỳ giai đoạn này phát triển khá chậm chạp, do phía Hoa Kỳ vẫn còn duy trì nhiều rào cản. Tháng 3 1998, Nhà trắng quyết định hủy bỏ việc áp dụng Điều luật sửa đổi Jackson - Vanik đối với Việt Nam - một sự khai thông cần thiết trên con đƣờng tiến tới một hiệp định thƣơng mại giữa hai nƣớc.

Tuy vậy, việc hai bên ký kết đƣợc một hiệp định thƣơng mại là cả một quá trình gay go phức tạp. Qua chín vòng đàm phán trong 3 năm 1996 - 1999 với rất nhiều cuộc tiếp xúc, gặp gỡ trao đổi, Hiệp định thƣơng mại Việt - Hoa Kỳ chính thức đƣợc ký kết ngày 13 7 2000. Nguyên nhân dẫn đến việc chậm ký kết hiệp định này chủ yếu do những điều kiện đặc thù, khác biệt rất lớn về chế độ chính trị, thể chế kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Trong năm 2007, từ ngày 18-23 tháng 6 – Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Hoa Kỳ. Chủ tịch nƣớc đã hội kiến với Tổng thống George W. Bush để thảo luận về hợp tác kinh tế và thƣơng mại. Cùng đi có Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trƣởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, và Bộ trƣởng Bƣu chính - Viễn thông Đỗ Trung Tá. Việc đánh giá Rà soát Thỏa thuận Thƣơng mại Song phƣơng đã diễn ra tại Washington. Thứ trƣởng Bộ Bƣu chính - Viễn thông Nguyễn Cẩm Tú và Phó Đại diện Thƣơng mại Karan Bhatia ký kết Hiệp định khung về Thƣơng mại và Đầu tƣ TIFA vào ngày 21 tháng 6.

Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng năm 2015 đã tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ song phƣơng giữa hai nƣớc trên tinh thần “Gác lại quá khứ, vƣợt qua khác biệt, phát huy tƣơng đồng, hƣớng tới tƣơng lai . Chuyến thăm này đã mở ra những cơ hội hợp tác, đánh dấu sự tiến triển quan trọng trong nhận thức và tiềm năng hợp tác giữa hai nƣớc trong tƣơng lai.

Tháng 5 2016, cựu Tổng thống Barack Obama đến Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam. Trong tuyên bố chung, hai bên “nhất trí tăng cƣờng quan hệ Đối tác toàn diện theo hƣớng thực chất, hiệu quả, bền vững vì lợi ích hai nƣớc, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới . Tổng thống Obama cũng khẳng định chính sách với Việt Nam sẽ luôn duy trì cho dù có bất kì sự thay đổi nào về chính quyền Hoa Kỳ.

1.2.2. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực an ninh chính trị trước 2016

Sau chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Bill Clinton, hai nƣớc tiếp tục trao đổi nhiều chuyến thăm viếng cấp cao khác, đặc biệt là các cuộc trao đổi của các tƣớng lĩnh quân sự. Có lẽ, từ sau chuyến thăm Việt Nam của tiến sỹ Althony Lake - cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Bill Clinton vào

tháng 7/1996 mà ý tƣởng hợp tác quân sự Việt Nam - Hoa Kỳ đã đƣợc hình thành. Trong các cuộc tiếp xúc và hội đàm với phía Việt Nam, ông đã nói rõ quan điểm của phía Hoa Kỳ là “Hoa Kỳ muốn thấy một Việt Nam mạnh và ổn định, ngày càng hội nhập với các thể chế khu vực và quốc tế, đồng thời Hoa Kỳ muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam về những lợi ích chiến lƣợc lâu dài và ông cũng đã đề cập đến vấn đề hợp tác quân sự cấp tùy viên giữa hai nƣớc. Năm 1997, đô đốc J. Prueber - tƣ lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dƣơng đã đến thăm Việt Nam; sau đó một phái đoàn các sỹ quan cao cấp Cục đối ngoại Bộ quốc phòng Việt Nam cũng sang thăm Hoa Kỳ. Trong những năm đầu sau bình thƣờng hóa quan hệ Việt - Hoa Kỳ, giới quân sự hai bên thƣờng chia sẻ mối quan tâm giống nhau về tình hình an ninh khu vực, mong muốn thúc đẩy các hợp tác quân sự song phƣơng; trong khi nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam lại cho rằng quan hệ Việt - Hoa Kỳ không nên chú trọng về quân sự , mà chủ yếu dựa trên các quan hệ kinh tế - thƣơng mại; vấn đề hợp tác quân sự chỉ có thể ở tƣơng lai. Nhƣng sự chuyển biến của tình hình quốc tế, khu vực lúc bấy giờ đã nhƣ chất xúc tác giúp cho các hoạt động hợp tác quân sự Việt Nam - Hoa Kỳ tăng tốc. Tháng 3 2000, Bộ Trƣởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Cohen thăm Việt Nam. Đáp lại, Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà đã thăm Hoa Kỳ vào tháng 11 năm đó.

Tháng 6 2005, trong chuyến thăm Hoa Kỳ Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã ký kết hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực quân sự và tình báo; sau đó phía Hoa Kỳ cũng tiến tới ký kết với Việt Nam một hiệp định về giáo dục và huấn luyện quân sự quốc tế IMET . Tháng 6 2006, Bộ trƣởng Quốc phòng Hoa Kỳ, D. Rumsfeld thăm Việt Nam, phía Hoa Kỳ bắt đầu cho ph p một số công ty Hoa Kỳ cung cấp thiết bị quân sự hạn chế cho Việt Nam; tuy vậy, lệnh cấm bán vũ khí sát thƣơng vẫn đƣợc duy trì. Từ năm 2003, hàng năm tàu hải quân Hoa Kỳ thăm hữu nghị cảng Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác song

phƣơng.

Trong năm 2008, sau chuyến đi Hoa Kỳ của thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã tiến hành cuộc đối thoại song phƣơng đầu tiên về chính trị - an ninh quốc phòng PSDD cấp thứ trƣởng tại Hà Nội.

Năm 2010, cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng Việt - Hoa Kỳ (Defense Policy Dialogue - DPD cấp thứ trƣởng hàng năm, đầu tiên đƣợc tổ chức tại Washington. Năm 2011, hai bên đã đã ký Bản ghi nhớ tăng cƣờng hợp tác quốc phòng song phƣơng, trong đó xác lập 5 khu vực hợp tác cụ thể: đối thoại thƣờng xuyên ở cấp cao; vấn đề an ninh hàng hải; vấn đề tìm kiếm cứu hộ; vấn đề hỗ trợ nhân đạo, ứng cứu thiên tai; vấn đề gìn giữ hòa bình. Đôi bên cũng thống nhất cứ ba năm sẽ trao đổi các chuyến viếng thăm của hai Bộ trƣởng quốc phòng.

Nhƣ vậy, sự thiết lập và mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nƣớc cho thấy có sự tƣơng đồng về lợi ích chiến lƣợc giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; chứng tỏ Việt Nam đã tiến một bƣớc dài quan trọng trên bƣớc đƣờng thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ của mình sau khoảng bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Điều đó cho thấy không chỉ các tƣớng lĩnh quân sự, mà còn cả những chính trị gia Việt Nam đã ngày càng thống nhất trong nhận thức về tiềm năng và giới hạn của mối quan hệ song phƣơng này. Thực tế là các giới hạn đã dần dần bị đẩy xa, tƣơng ứng với mức độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa Washington và Hà Nội.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Từ sau bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ đến

2016, quan hệ giữa hai nƣớc đã có nhiều chuyển biến trên tất cả các mặt, đặc biệt về chính trị, kinh tế và quân sự.

rong ĩnh vực ch nh trị - ngoại giao, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã chứng kiến nhiều chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai nƣớc nhƣ: chuyến thăm đầu tiên của Thủ tƣớng Phan Văn Khải tới Hoa Kỳ 6 2005 , Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng 6 2008, 2 2016 .

Năm 2013, Chủ tịch nƣớc Trƣơng Tấn Sang thăm chính thức Hoa Kỳ, đặt nền tảng cho việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nƣớc. Tuyên bố chung nhấn mạnh, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tôn trọng hệ thống chính trị của nhau, tôn trọng nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Chuyến thăm Hoa Kỳ lịch sử của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng tháng 7 2015 tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ song phƣơng giữa hai nƣớc trên tinh thần “Gác lại quá khứ, vƣợt qua khác biệt, phát huy tƣơng đồng, hƣớng tới tƣơng lai . Chuyến thăm này đã mở ra những cơ hội hợp tác, đánh dấu sự tiến triển quan trọng trong nhận thức và tiềm năng hợp tác giữa hai nƣớc trong tƣơng lai.

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng nhiều lần tới Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ song phƣơng. Sau chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Bill Clinton tháng 11 2000, cựu Tổng thống George W. Bush đã thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11 2006 nhân dịp tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng APEC .

Tháng 5 2016, cựu Tổng thống Barack Obama đến Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam. Trong tuyên bố chung, hai bên đã đi đến thống nhất tăng cƣờng quan hệ Đối tác toàn

diện theo hƣớng thực chất, hiệu quả, bền vững vì lợi ích hai nƣớc, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Tổng thống Obama cũng khẳng định chính sách với Việt Nam sẽ luôn đƣợc tiếp tục cho dù có bất cứ sự thay đổi về đảng cầm quyền tại Hoa Kỳ.

Về h p tác kinh tế, kể từ khi Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết Hiệp định thƣơng mại song phƣơng năm 2001, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam chủ yếu gồm sản phẩm nông nghiệp, máy móc, sợi và thiết bị điện tử. Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ bao gồm hàng may mặc, quần áo, nội thất, hàng nông nghiệp, hải sản, thiết bị điện tử. Từ năm 1995 - 2015, thƣơng mại song phƣơng tăng gần 100 lần, từ 451 triệu USD lên tới 45 tỷ USD. Mặc dù nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã và đang đầu tƣ tại Việt Nam song có lẽ vẫn chƣa đủ. Việt Nam cần có khuôn khổ, kế hoạch cụ thể nhằm lôi k o các nhà đầu tƣ của Hoa Kỳ. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN và Tập đoàn ExxonMobil đã ký thỏa thuận khung phát triển dự án và Thỏa thuận khung hợp đồng bán khí Cá Voi Xanh với tổng giá trị khoảng 10 tỷ USD, dự kiến góp phần đƣa Hoa Kỳ trở thành một trong những nhà đầu tƣ hàng đầu tại Việt Nam.

H p tác an ninh - quốc phòng là minh chứng cụ thể cho việc tạo dựng và gìn giữ lòng tin thành công giữa hai nƣớc và quan hệ quân sự giữa hai nƣớc cũng đƣợc thiết lập trở lại ngay sau khi bình thƣờng hóa quan hệ. Trong suốt hơn 1 thập kỷ sau đó, hoạt động hợp tác nhanh chóng đƣợc mở rộng, bao gồm các cuộc trao đổi về quốc phòng ở cấp lãnh đạo.

Năm 2003, Bộ trƣởng Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Hoa Kỳ để thảo luận việc hợp tác thúc đẩy an ninh khu vực. Năm 2005, Hoa Kỳ chính thức thiết lập chƣơng trình Huấn luyện và Giáo dục quân sự quốc tế IMET cho Việt Nam.

Năm 2008, Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành đối thoại về chính trị, an ninh, quốc phòng PSDD ở cấp Thứ trƣởng và tới năm 2010, hai bên cùng ký Bản ghi nhớ về “Tăng cƣờng hợp tác quốc phòng song phƣơng nhằm thúc đẩy hợp tác trên các khía cạnh: an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ nhân đạo và gìn giữ hòa bình. Hai bên cũng nhất trí trao đổi các chuyến thăm của Bộ trƣởng Quốc phòng 3 năm lần. Tại đối thoại chính sách quốc phòng tháng 10 2013, hai nƣớc ký “Thỏa thuận hợp tác về bờ biển , qua đó giúp tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực hàng hải, an ninh biển, dịch vụ sửa chữa hậu cần tại cảng biển.

Bên cạnh đó, kể từ năm 2003, các tàu chiến Hoa Kỳ đã gh thăm Việt Nam. Tới tháng 9 2009, tàu cứu hộ USNS Safeguard trở thành tàu đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động sửa chữa nhỏ tại Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 6 2012, Bộ trƣởng Quốc phòng Hoa Kỳ khi đó Leon Panetta đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực từ 2016 đến nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)