Chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực từ 2016 đến nay (Trang 57 - 62)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2. QUAN HỆ VIỆT NAM HOA KỲ TRÊN LĨNH VỰC AN NINH PH

2.2.1. Chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế

Trƣớc ngày 11 9 2001, chủ nghĩa khủng bố hay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan không nằm trong những mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Hoa Kỳ măc dù Hoa Kỳ đã từng là nƣớc hứng chịu nhiều đợt tấn công của các tổ chức khủng bố. Nguyên nhân là do những thiệt hại về vật chất và con ngƣời do các vu khủng bố này gây ra đƣợc coi nhƣ không đáng kể về quy mô và mức độ Tuy nhiên, sự kiện khủng bố 11 9 2001 đã cho thấy chủ nghĩa khủng bố đã vƣơn lên một tầm cao mới: trở thành một vấn đề, một thách thức an ninh mang tính toàn cầu. Điều này buộc chính quyền Hoa Kỳ phải có những chính sách mới, cụ thể và mạnh mẽ hơn. Ngay sau đó, chính quyền Hoa Kỳ đã điều chỉnh nhiều nội dung trong “Chiến lƣợc an ninh quốc gia và tuyên bố việc “chống khủng bố là ƣu tiên số một trong quan hê với các nƣớc; nhân sự kiện 11 9 để thi hành hàng loạt các chính sách trả đũa “đánh đòn phủ đầu và phát động “cuộc chiến không biên giới chống chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu .

Bộ luật hình sự của Hoa Kỳ định nghĩa chủ nghĩa khủng bố là: “bạo lực đƣợc khởi xƣớng, có động cơ chính trị đƣợc thực hiện chống lại các mục tiêu dân thƣờng bởi các nhóm địa phƣơng hoặc các đặc vụ bí mật, thƣờng nhằm gây ảnh hƣởng đến công chúng.

Khủng bố quốc tế liên quan đến các hành vi bạo lực hoặc hành động nguy hiểm đến tính mạng con ngƣời vi phạm luật liên bang hoặc tiểu bang, với ý định: đe dọa hoặc p buộc dân thƣờng, hoặc chi phối đến chính sách của chính phủ bằng cách đe dọa hoặc p buộc; hoặc ảnh hƣởng đến hành vi của chính phủ bởi cách thức hủy diệt hàng loạt, ám sát hoặc bắt cóc. Khủng bố xuyên biên giới xảy ra chủ yếu bên ngoài phạm vi quyền tài phán về lãnh thổ của Hoa Kỳ, hoặc vƣợt

ra khỏi biên giới quốc gia về phƣơng tiện mà chúng đƣợc thực hiện, những ngƣời mà chúng dƣờng nhƣ có ý định đe dọa hoặc cƣỡng bức, hoặc địa phƣơng nơi thủ phạm của chúng hoạt động hoặc xin tị nạn.

Cục Điều tra Liên bang FBI , cơ quan chủ trì điều tra tội phạm khủng bố liên bang, định nghĩa khủng bố là sử dụng vũ lực và bạo lực bất hợp pháp đối với ngƣời hoặc tài sản để đe dọa hoặc p buộc chính phủ, thƣờng dân hoặc bất kỳ thành phần nào trong đó, để thực hiện các mục tiêu chính trị hoặc xã hội.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ định nghĩa chủ nghĩa khủng bố “là một hoạt động, nhằm chống lại con ngƣời, liên quan đến hành vi bạo lực hoặc hành động nguy hiểm đến tính mạng con ngƣời, đây sẽ là hành vi vi phạm hình sự nếu đƣợc thực hiện trong phạm vi quyền tài phán của Hoa Kỳ; và có ý định đe dọa hoặc p buộc công chúng; chi phối đến chính sách của một chính phủ bằng cách đe dọa hoặc p buộc; hoặc ảnh hƣởng đến hành vi của một chính phủ bằng cách ám sát hoặc bắt cóc .

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ định nghĩa chủ nghĩa khủng bố “là sử dụng bạo lực hoặc đe dọa bạo lực đƣợc tính toán để khắc sâu nỗi sợ hãi; có ý định p buộc hoặc đe dọa các chính phủ hoặc xã hội nhằm theo đuổi các mục tiêu nhìn chung là chính trị, tôn giáo hoặc tƣ tƣởng.

Ngày 04/10/2019, Hoa Kỳ đã công bố chiến lƣợc chống khủng bố đầu tiên kể từ năm 2011. Trong văn kiện này, chính quyền Hoa Kỳ nêu ra cách tiếp cận mới để chống và ngăn chặn mối đe dọa khủng bố đang gia tăng, đồng thời khẳng định Washington sẽ triển khai mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho Hoa Kỳ.

Trong tài liệu “Chiến lƣợc quốc gia về chống khủng bố của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ , Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết: “Chúng ta phải đánh bại những kẻ khủng bố đang đe dọa sự an toàn của nƣớc Hoa Kỳ, ngăn

chặn các vụ tấn công có thể xảy ra trong tƣơng lai và bảo vệ các lợi ích quốc gia. Điều này đòi hỏi cần có một cách tiếp cận mới để chống và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố . Nhà trắng cho biết, chiến lƣợc chống khủng bố mới đƣợc xây dựng trên nền tảng các bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ những nỗ lực chống khủng bố trong quá khứ và đƣa ra các cách tiếp cận mới nhằm tăng cƣờng sự an toàn của ngƣời dân Hoa Kỳ.

Chiến lƣợc chống khủng bố của Hoa Kỳ tập trung sáu nội dung chính: truy tìm nguồn gốc của các mối đe dọa khủng bố; cô lập những đối tƣợng khủng bố khỏi các nguồn bảo trợ tài chính, vật chất và hậu cần; hiện đại hóa và hợp nhất các công cụ chống khủng bố của Hoa Kỳ; bảo vệ kết cấu hạ tầng của Hoa Kỳ và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu; chống cực đoan hóa khủng bố và tuyển mộ tay súng khủng bố; tăng cƣờng năng lực chống khủng bố của các đối tác quốc tế. Có thể thấy chiến lƣợc này thể hiện sự khác biệt rõ rệt so với quan điểm chống khủng bố của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. Nếu nhƣ quan điểm chống khủng bố dƣới thời ông Obama phần lớn tập trung vào mối đe dọa do Al-Qaeda gây ra sau khi thủ lĩnh của tổ chức khủng bố là Osama Bin Laden bị tiêu diệt, thì quan điểm mới mà chính quyền Hoa Kỳ vừa công bố xác định các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan là mối đe dọa xuyên biên giới hàng đầu đối với Hoa Kỳ và các lợi ích của Washington ở nƣớc ngoài [15].

Ở Việt Nam, tổng kết công tác phòng, chống khủng bố từ năm 2001 đến nay cho thấy chƣa xảy ra vụ khủng bố nào do các tổ chức, phần tử khủng bố quốc tế gây ra nhƣng qua công tác nghiệp vụ của các lực lƣợng chức năng đã phát hiện nhiều đối tƣợng khủng bố quốc tế xâm nhập vào Việt Nam với nhiều mục đích ngụy trang khác nhau, nhƣng do theo dõi chặt chẽ nên cơ quan chức năng đã ngăn chặn, phòng ngừa không để xảy ra khủng bố. Các lực lƣợng chức năng cũng đã phát hiện các đối tƣợng trong nƣớc có liên lạc, quan

hệ với tổ chức khủng bố, Hồi giáo cực đoan trên thế giới và khu vực Đông - Nam Á; đã phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa nhiều âm mƣu, hoạt động khủng bố của hàng trăm đối tƣợng phản động lƣu vong ngƣời Việt xâm nhập nội địa, thu hàng tấn thuốc nổ, vũ khí và phƣơng tiện kỹ thuật để sử dụng thực hiện khủng bố, phá hoại. Đặc biệt, trên địa bàn cả nƣớc gần đây đã xảy ra hàng chục vụ đặt bom, mìn gây nổ mang tính chất khủng bố nhằm vào các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, nhà riêng cán bộ nhà nƣớc nhƣ vụ tấn công vào ngày 20/6/2018 sử dụng vật liệu nổ tự chế nhắm trụ sở Công an phƣờng 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh và vụ tấn công tƣơng tự xảy ra ngày 30/9/2019 vào Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng. Đây là dấu hiệu đáng báo động cho việc các tổ chức khủng bố tăng cƣờng các hoạt động nhằm vào các trụ sở cơ quan nhà nƣớc, nơi biểu tƣợng cho sức mạnh chính trị, lực lƣợng vũ trang và có đông ngƣời dân. Cơ quan điều tra đã bắt giữ đƣợc các đối tƣợng gây án và kết luận các đối tƣợng đều do tổ chức khủng bố Việt Tân và Chính phủ Việt Nam lâm thời đứng sau.

Trong thời gian tới, với xu thế hội nhập, mở cửa ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng, có quan hệ đầy đủ và toàn diện hơn với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nƣớc lớn. Nhƣ một hệ quả, các hành động khủng bố nhằm vào lợi ích của các nƣớc lớn, các nƣớc có thù địch với các đối tƣợng khủng bố tại Việt Nam có thể xảy ra và đe dọa nghiêm trọng, trực tiếp đến an ninh, trật tự của Việt Nam. Với truyền thống một nƣớc yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn tỏ rõ thái độ không khoan nhƣợng với các hoạt động khủng bố dƣới bất kỳ hình thức nào, với bất kỳ mục đích nào.

Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, toàn diện đấu tranh phòng, chống khủng bố, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý trong nƣớc, Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực này. Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia chín điều ƣớc trên tổng số mƣời ba điều

ƣớc quốc tế về phòng, chống khủng bố và đang trong qua trình nghiên cứu tham gia các điều ƣớc còn lại. Việt Nam cũng đã ký kết hàng chục điều ƣớc, thỏa thuận quốc tế khu vực, song phƣơng cấp Nhà nƣớc, cấp Chính phủ và cấp Bộ với nhiều nƣớc trong lĩnh vực tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự, hợp tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nguy hiểm, tội phạm có tổ chức, trong đó có khủng bố quốc tế. Văn kiện pháp lý quan trọng nhất đánh dấu sự hợp tác sâu rộng của Việt Nam với các nƣớc trong khu vực trong cuộc chiến chống khủng bố là Công ƣớc ASEAN về chống khủng bố. Cùng với việc tham gia xây dựng và phê chuẩn Công ƣớc ASEAN về chống khủng bố.

Việt Nam đã hợp tác với các quốc gia trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới thông qua nhiều văn kiện pháp lý tạo cơ sở cho hợp tác chống khủng bố, trong đó một đối tác quan trọng là Hoa Kỳ. Việt Nam đã và đang yêu cầu hợp tác của Hoa Kỳ trong việc phòng, chống những tổ chức và cá nhân có biểu hiện, hành động khủng bố chống nhằm vào chính phủ, công dân Việt Nam. Thúc đẩy triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản hợp tác đã ký giữa hai bên; tiến hành đàm phán, ký các văn bản tạo khuôn khổ hợp tác tƣ pháp hình sự nhƣ: Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp về hình sự, Hiệp định dẫn độ. Thƣờng xuyên trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin tội phạm giữa Văn phòng INTERPOL Việt Nam và Cơ quan Điều tra Liên bang Hoa Kỳ trong công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến hai bên; trao đổi về phƣơng thức, thủ đoạn tội phạm mới nổi nhằm phục vụ công tác dự báo trong phòng, chống khủng bố, thông qua hình thức trao đổi đoàn hoặc tổ chức các cuộc họp song phƣơng nhằm tham vấn, đánh giá định kỳ; kịp thời trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tham gia các dự án chống cực đoan hóa, bạo lực; bảo đảm an ninh hàng không, chống tài trợ cho hoạt động khủng bố và kiểm soát biên giới phòng ngừa chiến binh khủng bố nƣớc ngoài di chuyển [12].

Tuy nhiên trong thực tế, công tác phòng, chống khủng bố của Việt Nam gặp không ít trở ngại từ phía Hoa Kỳ. Tuy các nƣớc trong Liên hợp quốc nói chung, Việt Nam và Hoa Kỳ nói riêng đều coi khủng bố là một loại tội phạm nghiêm trọng và nguy hiểm, nhƣng mỗi quốc gia lại có khái niệm riêng về tội phạm khủng bố. Chính từ sự bất đồng này mà việc xác định đối tƣợng khủng bố có yếu tố quốc tế trở nên không thống nhất. Ví dụ các tổ chức khủng bố đã đƣợc Việt Nam công khai đấu tranh nhƣ Việt Tân, Chính phủ Việt Nam lâm thời đều đang ở Hoa Kỳ và phía Hoa Kỳ không coi các tổ chức này là tổ chức khủng bố. Bên cạnh đó Hoa Kỳ còn thƣờng xuyên sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ, gây cản trở đến công tác phòng, chống khủng bố của Việt Nam. Bởi vậy, Việt Nam luôn phải cân nhắc, tính toán kĩ lƣỡng trƣớc các phƣơng án xử lý để hạn chế tối đa sự can thiệp của Hoa Kỳ, luôn ƣu tiên tính chính trị, đối ngoại, giữ gìn mối quan hệ hai nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực từ 2016 đến nay (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)