Chủ quyền lãnh hải tại biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực từ 2016 đến nay (Trang 42 - 53)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. QUAN HỆ VIỆT NAM HOA KỲ TRÊN LĨNH VỰC AN NINH

2.1.2. Chủ quyền lãnh hải tại biển Đông

Những mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa các quốc gia trong khu vực bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ngay từ ban đầu các quốc gia đã không ngừng cố gắng chiếm lấy vị trí chiến lƣợc của Biển Đông. Đã từ lâu Trung Quốc đã nhận ra đƣợc vị trí, tầm quan trọng của Biển Đông bởi vị trí nằm giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, Biển Đông là một vùng chiến lƣợc quan trọng, là cánh cổng rộng mở đƣa Trung Quốc đi ra thế giới bên ngoài. Đối với nhiều nƣớc, Biển Đông đƣợc coi là con đƣờng tơ lụa trên biển, nút giao thông quan trọng đối với không chỉ với Đông Nam Á mà cả với Trung Đông và châu Âu. Nền kinh tế cũng vì vậy mà gắn liền với sự giao thông này.

Sau khi Công ƣớc Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 quy định về vùng đặc quyền kinh tế thì tầm quan trọng của việc khai thác tài nguyên, đặc biệt là đánh cá và khai thác dầu khí là nguyên nhân bổ sung cho mục đích tranh chấp. Các cơ hội đánh bắt cá phong phú cũng là một động lực cho yêu sách chủ quyền. Năm 1988, Biển Đông chiếm 8% sản lƣợng đánh bắt cá trên thế giới, và con số đó đã tăng lên đáng kể từ đó. Đã có nhiều vụ đụng độ của các tàu Trung Quốc với tàu của ngƣ dân Việt Nam và Philippines trong khu

vực Biển Đông. Trung Quốc tin rằng giá trị thu đƣợc từ việc đánh bắt cá và dầu từ biển tăng lên đến 1.000 tỷ đô la Hoa Kỳ.

Trên góc độ địa chính trị, sức mạnh hải quân giúp ổn định trên biển và góp phần không nhỏ vào đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia. Sức mạnh hải quân dựa trên các quyền rộng lớn về tiếp cận các đại dƣơng trên thế giới để đảm bảo an ninh khu vực, tránh nguy cơ xung đột giữa các quốc gia; khả năng tiếp cận nhƣ vậy cho ph p các quốc gia răn đe và ngăn cản các nƣớc khác theo đuổi chính sách xâm lƣợc. Liên hợp quốc LHQ đƣợc thiết lập để thống nhất sức mạnh của chúng ta nhằm duy trì hòa bình và ổn định quốc tế, và đảm bảo, thông qua việc chấp nhận các nguyên tắc và lập ra các biện pháp, rằng các lực lƣợng vũ trang không đƣợc sử dụng, trừ phi để bảo vệ lợi ích chung. Bên cạnh gìn giữ hòa bình giữa các quốc gia, sức mạnh hải quân cũng đảm nhận một vai trò cảnh sát. Trong một số trƣờng hợp hãn hữu, nó có thể thực thi quyền tài phán chung để trấn áp các hoạt động tội phạm trên biển, nhƣ hải tặc hay buôn ngƣời. Vai trò cảnh sát của lực lƣợng hải quân cũng có thể hỗ trợ đặc quyền thực thi luật pháp của các nƣớc đối với tàu thuyền của mình và của các nƣớc ven biển trong các vùng nƣớc thuộc quyền tài phán của mình khi cần. Trên thực tế, hải quân là lực lƣợng hữu hiệu đƣợc huy động trấn áp các hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp; chống chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia; phổ biến vũ khí thông thƣờng và phổ biến vũ khí giết ngƣời hàng loạt. Nhiệm vụ này một phần thực hiện lời kêu gọi của Liên hợp quốc thể hiện khoan dung và cùng chung sống hòa bình với nƣớc khác nhƣ các láng giềng tốt. Có thể vì không quốc gia nào có chủ quyền đối với các vùng biển chung, nên các thể chế quốc tế đã phát triển để thúc đẩy luật pháp quốc tế về việc quản lý các vùng biển này.

Trong lịch sử đã không ít lần Trung Quốc thể hiện rõ tham vọng của mình qua các cuộc chiến tranh xâm lƣợc dù cho đã không ít lần thất bại những

phía Trung Quốc không có ý định từ bỏ. Vào năm 1956, Trung Quốc đã chiếm đóng trái ph p phần phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đến năm 1974 thì chiếm toàn bộ quần đảo này. Đến năm 1988, Trung Quốc chiếm thêm một phần quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc nhanh chóng biến các bãi đá thuộc quần đảo Trƣờng Sa thành những căn cứ quân sự. Từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc nhanh chóng bồi đắp 7 bãi đá họ chiếm đóng của Việt Nam thành các đảo nhân tạo với diện tích trên 13 km2 chiếm khoảng 95% tổng diện tích các đảo đảo tự nhiên và đảo nhân tạo ở quần đảo Trƣờng Sa , trong đó 3 đảo có đƣờng băng dài 3.000m.

Từ năm 2017, Trung Quốc đƣa ra khái niệm “Tứ Sa về Biển Đông. Theo đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Pratas, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trƣờng Sa và bãi ngầm Macclesfield với tên gọi lần lƣợt là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa. Thay vì đƣợc xem là một nhóm các thực thể tranh chấp, Trung Quốc coi mỗi nhóm đảo và đá ngầm này là một quần đảo gồm nhiều thực thể khác nhau, với ranh giới biển cụ thể, có chủ quyền và quyền đƣợc xác lập xung quanh đó một vùng đặc quyền kinh tế.

Cùng với việc quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông, Trung Quốc còn ngăn cản Việt Nam với các đối tác nƣớc ngoài thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Họ ngang nhiên coi vùng đặc quyền kinh tế EEZ của các quốc gia khác nhƣ của mình, mà điển hình là vụ Trung Quốc hạ đặt dàn khoan 981 trong vùng EEZ của Việt Nam hồi năm 2014.

Việc Trung Quốc đƣa nhóm tàu khảo sát Hải Dƣơng 8 vào hoạt động trái ph p trở lại trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa của Việt Nam là bƣớc đi mới nhất nhằm áp đặt trên thực tế “Đƣờng lƣỡi bò bất hợp pháp trên Biển Đông. Theo đó, dần dà, Trung Quốc lân la chiếm toàn bộ các đảo trong vùng biển này bao gồm 4 quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa,

Trung Sa theo cách gọi của Trung Quốc , đồng thời mong muốn nắm chủ quyền với khoảng 80% diện tích Biển Đông và toàn bộ tài nguyên trong khu vực biển này theo “Đƣờng chữ U , bên cạnh đó là quyền kiểm soát với vùng trời, vùng biển và đáy biển.

Thống trị đƣợc biển Đông sẽ đem đến cho Trung Quốc rất nhiều nguồn lợi mà mọi giá Trung Quốc phải đạt đƣợc. Thứ nhất, lợi ích của Biển Đông là về vấn đề kinh tế, đầu bảng là tài nguyên dầu khí, sau đó là băng cháy. Khu vực Đông Nam Á có lƣợng băng cháy cực lớn. Đây là nguồn năng lƣợng của tƣơng lai, có thể sử dụng trong nhiều thế kỷ, theo tính toán sơ bộ là khoảng 800 năm tới. Thứ hai, Biển Đông đƣợc xác định là một trong 4 khu vực đánh cá chủ yếu của ngƣ dân Trung Quốc. Thứ ba, Biển Đông cũng đƣợc xác định là con đƣờng sinh mệnh của nền kinh tế Trung Quốc.

Về an ninh quốc phòng, đây là một bức trƣờng thành tự nhiên trên biển. Biển Đông nhƣ một vành đai quân sự, phòng thủ, là rào cản an ninh để ngăn chặn những rủi ro và uy hiếp từ bên ngoài.

Về mặt địa chiến lƣợc, Trung Quốc xác định Biển Đông nhƣ sân sau, nơi tập dƣợt của hải quân Trung Quốc để tiến ra thế giới bên ngoài. Biển Hoa Đông ở phía đông Trung Quốc quá nông, lại có một đối thủ khó nhằn là Nhật Bản án ngữ phía ngoài. Còn đối với Biển Đông, vùng biển này rộng 3,4 triệu km2, độ sâu trung bình là 1.400 m t và có rất nhiều rãnh sâu. Đây là địa điểm tuyệt vời cho sự hoạt động của các loại tàu ngầm.

Muốn thành bá chủ toàn cầu, Trung Quốc phải trở thành cƣờng quốc trên biển. Điều này chỉ có thể thực hiện đƣợc ở Biển Đông, vùng biển mà xung quanh đó toàn các quốc gia nhỏ b . Về mặt địa chiến lƣợc, đây là cửa ngõ duy nhất, là bàn đạp để Trung Quốc đi ra thế giới bên ngoài. Do vậy, trong cái nhìn đại chiến lƣợc của ngƣời Trung Quốc, Biển Đông có lợi ích sống còn.

Từ các văn kiện Đại hội Đảng, chƣơng trình nghị sự của chính phủ và thông tin chính thức từ phía Trung Quốc, nƣớc này xác định Biển Đông là một phần quan trọng, cũng là điểm khởi đầu cho con đƣờng tơ lụa trên biển. Con đƣờng này là trọng tâm của sáng kiến Vành đai - Con đƣờng. Sáng kiến này là một phần của giấc mơ chấn hƣng Trung Quốc. Biển Đông là một phần của chiến lƣợc biến Trung Quốc thành một cƣờng quốc biển. Một quốc gia muốn tiến vào vị trí trung tâm quyền lực chính trị của thế giới thì không thể không trở thành một cƣờng quốc biển. Chính phủ Trung Quốc đã lồng gh p vấn đề Biển Đông vào mục tiêu trăm năm, coi đó là việc triển khai thực hiện giấc mộng Trung Hoa. Nƣớc này thậm chí còn đƣa vấn đề chủ quyền và lợi ích trên biển thành một trong những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, tƣơng tự nhƣ vấn đề Đài Loan, Tân Cƣơng và Tây Tạng. Tần suất Trung Quốc đƣa ra lời khẳng định các đảo ở Biển Đông thuộc về mình từ ngàn đời đang không ngừng tăng lên.

Nguyên thủ các quốc gia trên thế giới thƣờng ít nói về vấn đề chủ quyền. Thay vào đó, họ thƣờng để cho những cơ quan có thẩm quyền lên tiếng. Tuy nhiên, liên tiếp trong năm 2016, Chủ tịch Trung Quốc đã 3 lần phát biểu câu chuyện này ở nƣớc ngoài, điều trƣớc đây chƣa từng có đã thể hiện sự quan tâm đến mức tối đa của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, cơ quan truyền thông nhà nƣớc Trung Quốc liên tục khẳng định rằng nƣớc này không có gene xâm lƣợc, không xâm phạm vào lợi ích của các nƣớc khác, thế nhƣng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lợi của mình.

Năm 2021, Trung Quốc sẽ diễn ra sự kiện kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng. Cùng với các sự kiện lớn này, Trung Quốc sẽ tiến hành nhiều hành động lớn, tình hình Biển Đông vì thế cũng sẽ liên quan đến câu chuyện này. Chủ tịch Trung Quốc từng có một câu nói mà chúng ta cần phải lƣu ý: “Quân

đội Trung Quốc triệu tập là có, đến là có thể đánh và đánh là có thể thắng, để bảo vệ chủ quyền và các quyền liên quan ở Biển Đông .

Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam đã triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và

lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã “Ch động kiên quyết kiên trì đ u

tranh bằng các biện pháp ph h p bảo vệ đư c ch quyền biển đảo v ng trời và giữ đư c hòa bình n định để phát triển đ t nư c”[2]. Đồng

thời, Chiến ư c phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030

tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu rõ:“Nhận thức c a toàn hệ thống ch nh trị nh n d n và đồng bào ta ở nư c ngoài về vị tr vai trò c a biển đảo đối v i phát triển kinh tế bảo vệ ch quyền quốc gia đư c n ng ên rõ rệt Ch quyền an ninh quốc gia trên biển đư c giữ vững”[1].

Trƣớc những hành động đầy tính khiêu khích từ phía Trung Quốc, Việt Nam kiên trì giải quyết các tranh chấp ở biển đông bằng biện pháp hòa bình, bày tỏ quan ngại trƣớc những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, trong đó có những hoạt động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong các vùng biển của Việt Nam đƣợc xác định theo Công ƣớc Liên hợp quốc về Luật biển 1982 UNCLOS ; khẳng định "luật pháp quốc tế là nền tảng của quan hệ bình đẳng, công bằng giữa các quốc gia", kêu gọi cộng đồng quốc tế cần lên tiếng trƣớc những hành động đơn phƣơng, áp đặt, vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp đƣợc giải thích cụ thể trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia năm 1970 Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tuyên bố này đƣợc tòa án quốc tế và các học giả có uy tín xem là văn bản có giá trị giải thích Hiến chƣơng Liên hợp quốc. Tiếp theo đó, Đại hội đồng đã thông qua một số nghị quyết khác về nguyên tắc hòa bình giải

quyết tranh chấp quốc tế, bao gồm Tuyên bố Manila về Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm 1982 Tuyên bố Manila và Nghị quyết về Ngăn ngừa và hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế năm 2003.

Việc bảo đảm hòa bình và an toàn hàng hải tại Biển Đông là mối quan tâm chung của các nƣớc trong và ngoài khu vực. Trên tinh thần đó, Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao việc cộng đồng quốc tế có những đóng góp xây dựng nhằm bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông; phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, ủng hộ các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật và thực tiễn quốc tế, trong đó có Công ƣớc LHQ về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển với luật pháp quốc tế, triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC và khuyến khích các bên xây dựng COC.

Việt Nam không từ chối các giải pháp tạm thời trên cơ sở UNCLOS 1982. Tuy nhiên, Việt Nam không thể chấp nhận quan điểm gác tranh chấp cùng hợp tác dựa trên yêu sách “đƣờng lƣỡi bò của Trung Quốc, chiếm gần 90% diện tích Biển Đông, không dựa trên cơ sở pháp lý nào và hoàn toàn trái với tinh thần của UNCLOS 1982, để tạo ra “vùng chồng lấn nhằm tìm mọi cách thực hiện chủ trƣơng “gác Tranh chấp cùng khai thác trong vùng biển và thềm lục địa hợp pháp của quốc gia ven Biển Đông.

Đánh giá đƣợc sâu sắc giá trị của biển Đông, Hoa Kỳ luôn hành động với lý do đảm bảo lợi ích của quốc gia mình trên mọi vùng lạnh thổ trên thế giới. Tại biển Đông có 2 lợi ích mang tính nguyên tắc: tiếp cận và sự ổn định. Đầu tiên, Hoa Kỳ có lợi ích rất lớn trong việc duy trì khả năng tiếp cận các cùng biển khu vực này không bị cản trở. Theo quan điểm của Washington, tất cả các quốc gia đều đƣợc hƣởng quyền tự do đi lại trên vùng biển quốc tế, bao gồm tự do hàng hải nằm ngoài lãnh hải 12 hải của một quốc gia, đây là khu

vực mà quốc gia ven biển đƣợc hƣởng quyền chủ quyền. Các tàu quân sự và thƣơng mại đều đƣợc hƣởng quyền tự do đi lại trên vùng biển quốc tế đó nhƣ đã đƣợc quy định trong điều 56 và 87 của Công ƣớc Luật biển Liên Hợp Quốc UNCLOS . Hoa Kỳ đã thực hiện những “khẳng định thực tế đối với quyền tự do hàng hải đó tại các vùng biển của Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia đều đặn hàng năm từ năm 2007. Mặc dù chi tiết về những hoạt động này không công khai, nhƣng có thể đoán rằng, những hoạt động đó đƣợc thực hiện ở Biển Đông và khu vực khác.

Thứ hai, Hoa Kỳ có lợi ích rất lớn trong việc duy trì ổn định và hòa bình khu vực tại Đông Nam Á. Tiếp cận tự do và không bị ngăn cản, ổn định khu vực, điều đó sẽ duy trì sự thịnh vƣợng của cả Hoa Kỳ và Đông Nam Á, vì sự đối đầu an ninh căng thẳng hay xung đột sẽ khiến cho nguồn lực cho sự phát triển vốn khan hiếm đi chệch hƣớng, làm giảm thƣơng mại bởi sự đe dọa về an ninh đƣờng biển, giảm đầu tƣ xuyên quốc gia ở cả khu vực và khắp Thái Bình Dƣơng.

Những chính sách mà Hoa Kỳ đƣa ra trong việc xử lý những tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực từ 2016 đến nay (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)