Chống biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực từ 2016 đến nay (Trang 62 - 66)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2. QUAN HỆ VIỆT NAM HOA KỲ TRÊN LĨNH VỰC AN NINH PH

2.2.2. Chống biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu BĐKH là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dƣơng, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển nhƣ tăng nhiệt độ, băng tan, và nƣớc biển dâng. Trƣớc đây BĐKH diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động của con ngƣời nhƣ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản

xuất công nghiệp, thải ra môi trƣờng khí nhà kính ví dụ nhƣ khí CO2 . Tất cả

các quốc gia trên thế giới đều chịu ảnh hƣởng không nhỏ của BĐKH trong đó có cả Việt Nam và Hoa Kỳ.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nguy cơ cao bị thiệt hại nghiêm trọng trƣớc những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Thực tế này đe dọa những nỗ lực tăng trƣởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững trong dài hạn. Tính dễ tổn thƣơng của Việt Nam gia tăng do Việt

Nam vốn đã chịu nhiều rủi ro thiên tai, do vị trí địa lý, mô hình phát triển kinh tế và các vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân cƣ cao cũng nhƣ các nhóm dân cƣ là ngƣời dân tộc thiểu số tại các vùng cao và hẻo lánh. Nhiệt độ tăng, hạn hán và lụt lội ngày càng trầm trọng, mực nƣớc biển dâng và tăng tần suất xuất hiện bão đe dọa tới an ninh lƣơng thực, sinh kế và cuộc sống của hàng triệu ngƣời dân Việt Nam. Biến đổi khí hậu là mối quan tâm trọng điểm của Việt Nam và Hoa Kỳ. Ngoại trƣởng John Kerry đã phát biểu rằng “Biến đổi khí hậu là một thách thức khẩn cấp, phức tạp và mang tính toàn cầu, có ảnh hƣởng đến một loạt các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhƣng cũng đem lại những cơ hội để chuyển đổi nền kinh tế của chúng ta và tăng cƣờng những lợi ích về kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ... Giờ đây, nếu không có hành động quyết đoán trên toàn cầu, những tác động từ biến đổi khí hậu sẽ ngày càng xấu đi trong những thập kỷ tiếp theo . Cùng hợp tác, chúng ta đang chuẩn bị để Việt Nam ứng phó với khí hậu đang ngày càng biến đổi, giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông qua giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao hiệu quả năng lƣợng, giảm thiểu rủi ro thiên tai. Việt Nam và Hoa Kỳ đang cùng hợp tác chặt chẽ để giải quyết một số những thách thức khó khăn nhất về môi trƣờng trong thời đại của chúng ta.

Ngày 22 05 2016, tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chống biến đổi khí hậu. Hai quốc gia đã thông qua Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chống biến đổi khí hậu, trong đó nhất trí về sự cần thiết phải ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt.

Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác chống biến đổi khí hậu nhấn mạnh Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ phối hợp cùng nhau để thực thi Thỏa thuận Paris nhƣ một phần trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế về chống biến đổi khí

hậu. Hai nƣớc thừa nhận tầm quan trọng của các quyết định đầu tƣ trong vòng 5 năm tới, đặc biệt trong các lĩnh vực nhƣ năng lƣợng và sử dụng tài nguyên đất, trong đó có đất canh tác, để chuyển đổi sang một nền kinh tế phát thải khí thải thấp nhằm đáp ứng các mục tiêu đƣợc đề ra trong Thỏa thuận Paris, đồng thời vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Tuyên bố cho rằng Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thƣơng trƣớc tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng khả năng chống chịu, giảm thiểu rủi ro và sẵn sàng đƣơng đầu với các tác động của biến đổi khí hậu. Theo Tuyên bố chung, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ để Việt Nam đáp ứng đƣợc các mục tiêu đề ra trong Chiến lƣợc Phát triển Năng lƣợng Tái tạo. Hai nƣớc Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy hợp tác nhằm tăng nguồn đầu tƣ của cả khu vực nhà nƣớc lẫn tƣ nhân để triển khai các dự án năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo, hiệu quả cao hay các nguồn năng lƣợng ít phát thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tuyên bố cũng khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ Kế hoạch Hành động Tăng trƣởng Xanh của Việt Nam, ủng hộ Việt Nam nâng cao khả năng triển khai các chiến lƣợc phát triển xanh trong các lĩnh vực chế tạo công nghiệp, giao thông-vận tải, xây dựng và tài chính. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ Việt Nam tăng cƣờng khả năng chống chịu và giảm thiểu những thiệt hại từ tình trạng biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng thông qua hợp tác song phƣơng và khu vực [28].

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID tại Việt Nam hiện đang giúp giải quyết những thách thức biến đổi khí hậu thông qua cách tiếp cận phối hợp giữa giảm nhẹ, thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Chƣơng trình song phƣơng hiện tại có ngân sách 54 triệu đô la Hoa Kỳ cho năm tài khóa 2013-2018 . Khi kết thúc Chƣơng trình Biến đổi Khí hậu Toàn cầu, Việt Nam đƣợc mong đợi sẽ đạt những tiến triển có thể đo lƣờng đƣợc, hƣớng tới chuyển đổi sang tăng trƣởng có khả năng ứng phó với khí hậu, phát thải thấp

hơn và tăng trƣởng bền vững. Để đạt đƣợc mục tiêu này, các đối tác của USAID cùng nhiều cơ quan liên quan của Việt Nam và các đối tác phát triển đầu tƣ vào tăng trƣởng các-bon thấp và giảm phát thải, xây dựng khả năng chống chịu và bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng bởi khí hậu. USAID chia sẻ kỹ thuật và kiến thức, đồng thời hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm đánh giá, lập kế hoạch và hành động hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu. Các biện pháp can thiệp nhấn mạnh vai trò quan trọng của xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ, các hội phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thƣơng. USAID đang giúp Việt Nam giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu thông qua cách tiếp cận phối hợp giữa giảm nhẹ, thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai, với các dự án nhƣ dƣới đây:

- Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam 2012-2017 đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Việt Nam hƣớng tới phát triển bền vững, phát thải thấp và khả năng chống chịu với khí hậu thông qua giảm và đảo ngƣợc phát thải từ tình trạng mất rừng và suy thoái rừng và cảnh quan nông nghiệp và cải thiện khả năng chống chịu biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Đại diện Chính phủ Việt Nam của dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hợp tác.

- Dự án Năng lƣợng Phát thải Thấp Việt Nam (2015-2020) tăng cƣờng nền tảng cho hệ thống năng lƣợng hiệu quả hơn. Dự án giúp cải thiện môi trƣờng thuận lợi cho phát triển năng lƣợng tái tạo và thúc đẩy đầu tƣ tƣ nhân cho năng lƣợng tái tạo trên quy mô lớn. Dự án hƣớng tới tăng cƣờng việc áp dụng và tuân thủ hiệu quả năng lƣợng trong các ngành sử dụng nhiều năng lƣợng. Đại diện Chính phủ Việt Nam là Bộ Công Thƣơng chịu trách nhiệm hợp tác.

- Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (2012-2021) đẩy nhanh quá trình Việt Nam chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững bằng cách giúp

Việt Nam giảm tình trạng mất rừng và suy thoái rừng và các cảnh quan nông nghiệp và tăng cƣờng khả năng thích ứng. Đại diện Chính phủ Việt Nam là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm hợp tác.

- Dự án Trƣờng Sơn Xanh (2016-2020) hỗ trợ các hoạt động của tỉnh và địa phƣơng ở khu vực cảnh quan Trung Trƣờng Sơn với trọng tâm là đẩy mạnh áp dụng thực hành sử dụng đất thân thiện với môi trƣờng, tăng cƣờng bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao khả năng thích ứng cho các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng. Dự án giúp bảo vệ ngƣời dân, cảnh quan và đa dạng sinh học ở các tỉnh có diện tích rừng lớn. Dự án hợp tác trực tiếp với chính quyền và ngƣời dân các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.

- Dự án Phát triển Đô thị Bền vững và Thích ứng với Khí hậu (2015- 2019) cải thiện khuôn khổ chính sách và thể chế cho phát triển đô thị bền vững và thích ứng với môi trƣờng. USAID hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thông qua Ngân hàng Phát triển Châu Á trong việc xây dựng Chiến lƣợc Quốc gia về Phát triển Đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực từ 2016 đến nay (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)