Chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực từ 2016 đến nay (Trang 53 - 57)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. QUAN HỆ VIỆT NAM HOA KỲ TRÊN LĨNH VỰC AN NINH

2.1.3. Chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình

Tình hình thế giới và khu vực hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, nhƣng vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lƣờng. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trƣờng... Khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng có sự phát triển năng động, tăng trƣởng cao và là tâm điểm thu hút các nhà đầu tƣ thế giới, tuy nhiên, vẫn tồn tại những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và Biển Đông... Đây là các nhân tố ảnh hƣởng hòa bình và ổn định khu vực.

Nguyên nhân của các vấn đề trên, xuất phát từ mâu thuẫn và xung đột lợi ích, dẫn đến sự hoài nghi về thiện chí và lòng tin trong quan hệ, hợp tác, sự cọ sát về lợi ích trong cạnh tranh chiến lƣợc và hành động kiềm chế lẫn nhau. Bên cạnh đó, những mâu thuẫn, khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ... vẫn tồn tại, trong khi các bên liên quan vẫn chƣa có đƣợc các giải pháp xử lý hữu hiệu. Nguyện vọng chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là luôn mong muốn khu vực duy trì đƣợc môi trƣờng hòa bình, ổn định, cùng hợp tác phát triển và ngăn chặn không để xảy ra xung đột, chiến tranh.

Để quản lý các nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, trƣớc hết chúng ta cần có một nhận thức chung trong việc đề cao trách nhiệm quốc tế, mà đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các cƣờng quốc. Các nƣớc cùng phải có trách nhiệm giữ gìn môi trƣờng hòa bình, ổn định hợp tác cùng phát triển, phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chƣơng LHQ, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp, tăng cƣờng các mặt hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi, không phân biệt quốc gia lớn hay quốc gia nhỏ.

Hoạt động gìn giữ hòa bình là một cơ chế đặc biệt, đƣợc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc triển khai lần đầu tiên vào năm 1948. Từ đó đến nay nhiều chiến dịch đƣợc thực thi trên khắp thế giới, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh, chấm dứt xung đột ở hàng chục quốc gia; khôi phục, kiến tạo nền hòa bình, ổn định lâu dài ở từng khu vực và trên toàn thế giới. Với những đóng góp to lớn, năm 1988, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã đƣợc trao giải Nô-ben về Hòa bình. Hiện nay, bối cảnh tình hình thế giới có những biến động nhanh chóng, khó lƣờng, đã đặt ra cho hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế những thách thức gay gắt, đòi hỏi sự tham gia đóng góp tích cực của tất cả các nƣớc

thành viên, nhất là đối với các nƣớc có tiềm lực kinh tế và lực lƣợng vũ trang hùng hậu, quy mô lớn. Vì thế, sự tham gia đóng góp của Việt Nam - một quốc gia đang phát triển vào lĩnh vực này đƣợc cộng đồng quốc tế trân trọng và đánh giá cao.

Việc Việt Nam tham gia Hoạt động Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là cụ thể hóa việc thực hiện chính sách đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thể hiện là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nhằm góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam và bảo vệ lợi ích quốc gia. Để chuẩn bị và triển khai việc tham gia hoạt động GGHB LHQ, ngày 18 10 2012, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã xây dựng Đề án Tổng thể về việc Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ. Đề án này đƣợc Bộ Chính trị thông qua tại phiên họp ngày 17 11 2012. Trên cơ sở Đề án Tổng thể, ngày 27 11 2013, Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án số 9560 BQP-ĐN về “Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giai đoạn 2014-2020 và những năm tiếp theo , đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 05 12 2013.

Ngày 7 7 2015, tại thủ đô Washington, Việt Nam - Hoa Kỳ đã ký Bản ghi nhớ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Nội dung chính của Bản ghi nhớ là thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phƣơng trên các lĩnh vực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nhƣ tăng cƣờng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động tại các phái bộ Liên hợp quốc, nâng cao năng lực của cá nhân và đơn vị trong huấn luyện tiền triển khai, hỗ trợ trang bị kỹ thuật cho lực lƣợng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, giải ngân gói hỗ trợ xây dựng Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam và nâng cao khả năng tiếng Anh...

Việt Nam khẳng định việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa

bình Liên hợp quốc, quan hệ hợp tác quốc phòng song phƣơng đã đƣợc đẩy lên một tầng cao mới; khi mà hai nƣớc cùng cam kết hơn vì mục tiêu khắc phục hậu quả xung đột vũ trang, vì hoà bình, ổn định của một quốc gia thứ ba, vì trách nhiệm chung trên cƣơng vị là những quốc gia có trách nhiệm của Liên hợp quốc. Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là một trong những văn bản thỏa thuận quan trọng đƣợc ký kết trong ngày 7 7 tại thủ đô Washington ngay sau cuộc hội đàm chính thức tại Nhà Trắng giữa Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama.

Ngày 27 9 2019, nhân dịp dự hội nghị Đối thoại Quốc phòng song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ, đoàn công tác Hoa Kỳ do Thiếu tƣớng Stephen Sklenka, Cục trƣởng Cục Kế hoạch chiến lƣợc và Hoạch định chính sách, Bộ tƣ lệnh Ấn Độ Dƣơng - Thái Bình Dƣơng Hoa Kỳ INDOPACOM làm trƣởng đoàn đã tới thăm Cục Gìn giữ hòa bình GGHB Việt Nam. Phía Hoa Kỳ đánh giá cao Việt Nam về những kết quả bƣớc đầu to lớn và ý nghĩa trong tham gia hoạt động GGHB LHQ trong thời gian qua. Những nỗ lực của Việt Nam rất đáng trân trọng và đƣợc LHQ cũng nhƣ cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Dù mới tham gia lĩnh vực này, nhƣng Việt Nam đã có những bƣớc phát triển nhanh và vững chắc, đặc biệt là việc Việt Nam triển khai thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 tới Nam Sudan và đang làm tốt công tác chuẩn bị để triển khai Đội Công binh GGHB.

Những đóng góp của Việt Nam trong lĩnh vực này đã góp phần tích cực vào hòa bình và ổn định toàn cầu, giúp các quốc gia còn chiến tranh và xung đột sớm lập lại hòa bình và từng bƣớc phát triển. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ủng hộ và mong muốn đƣợc hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng cƣờng hợp tác về gìn giữ hòa bình giữa hai quốc gia [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam hoa kỳ trong lĩnh vực từ 2016 đến nay (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)