Quan hệ Việt Nam Liên bang Nga giai đoạn 1991-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên bang nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 2015 (Trang 27 - 32)

Trước đây, quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô được đặt lên hàng đầu, là “ hòn đá tảng”. Quan hệ Việt - Nga là mối quan hệ vừa kế thừa những đường hướng chính trong quan hệ Việt - Xơ, vừa có những thay đổi về chất và trải qua một số giai đoạn phát triển:

Giai đoạn thứ nhất, từ cuối năm 1991 đến 1993 - Ngưng trệ tạm thời

Vào cuối năm 1991, Liên Xô giải thể, 15 nước cộng hịa thành viên của Liên Xơ bước ra vũ đài quốc tế với tư cách những quốc gia độc lập, có chủ quyền, chủ thể pháp lý quốc tế được các nước khác thừa nhận. Riêng Liên bang Nga với tư cách “quốc gia kế tục”, trở thành nước kế thừa Liên Xô trong các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Việt Nam. Nhưng cũng từ đây tính chất quan hệ Việt - Nga thay đổi sâu sắc. Đây là thời kỳ khó khăn nhất trong quan hệ hai nước, khi mối quan hệ này rơi vào trạng thái ngưng trệ, suy giảm mạnh trên tất cả các lĩnh vực. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn trước hết từ việc cả hai bên đều xác định lại các lợi ích quốc gia và các ưu tiên đối ngoại. Những năm này, Nga theo đuổi chính sách đối ngoại “ Định hướng Đại Tây Dương ”, coi việc cải thiện và phát triển quan hệ với Mỹ và các nước tư bản phát triển phương Tây là ưu tiên số một. Việt Nam đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa

phương hóa, trong đó đặt ưu tiên hàng đầu cho việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực. Ngoài ra, sự thụ động của cả hai nước trước những thay đổi quá nhanh của tình hình quốc tế, mà hệ quả là trong khi cơ chế quan hệ truyền thống bị đổ vỡ thì cơ chế mới chưa kịp thiết lập đã cản trở quan hệ hai bên phát triển.

Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại: Khối lượng buôn bán Việt - Nga tụt giảm một cách chưa từng thấy, năm 1992 còn gần 10% so với kim ngạch mậu dịch Việt - Xô năm 1990, năm 1993 đạt 135,4 triệu USD. [8,tr1]

Ngoài quan hệ kinh tế, các mối quan hệ khác giữa hai nước cũng chỉ được xúc tiến ở mức thấp và nhiều khi mang tính hình thức. Trên diễn đàn quốc tế, sự phối hợp giữa các nỗ lực ngoại giao và việc tham khảo quan điểm lẫn nhau về các vấn đề quốc tế và khu vực cũng bị gián đoạn và ngưng trệ. Thậm chí, trong quan hệ chính trị đơi lúc có những trở ngại. Một số thế lực thù địch chống Việt Nam, lợi dụng địa bàn Nga hòng thực hiện âm mưu “ diễn biến hịa bình” với Việt Nam, kích động gây chia rẽ cộng đồng người Việt tại Nga.

Tuy vậy, ngay ở giai đoạn này cả Việt Nam và Nga đều đã nhận thấy sự bất cập và bất lợi do mối quan hệ bị ngưng trệ. Cho nên, đã bắt đầu xuất hiện những nỗ lực đầu tiên từ hai phía nhằm khơi phục quan hệ.

Bắt đầu là chuyến thăm Nga của Phó thủ tướng Trần Đức Lương năm 1992; cuối tháng 7/1992, Phó Thủ tướng Nga Makharadze sang thăm Việt Nam và đã chuyển thư của Tổng thống B.Yelstin gửi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh Nga tiếp tục mọi cam kết của Liên Xơ với Việt Nam. Tháng 5/1993, Phó Thủ tướng Nga Y.Iarov sang Việt Nam, dự khóa họp lần thứ 2 Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, kĩ thuật. Hai bên ký hiệp định về việc Nga kế thừa Hiệp định hợp tác thăm dị, khai thác dầu khí mà Liên Xơ ký với Việt Nam năm 1981 và các hiệp định về hàng không, hàng hải và đánh thuế hai lần. Tháng 10/1993, Bộ Trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm sang thăm Nga, hai bên đã ký các hiệp định về hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật và đi lại của công dân. Trong thời gian này, Nga đang bắt đầu điều chỉnh chính sách đối ngoại, chú trọng hơn đến hướng Châu Á - Thái Bình Dương và các bạn hàng cũ tại khu vực.

Giai đoạn thứ hai từ năm 1994 đến năm 1996 - Quan hệ từng bước ấm dần

Với nét đặc trưng tiêu biểu, đó là các nỗ lực mang tính đột phá nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới đáp ứng được nhu cầu phát triển mối quan hệ của hai nước trong tình hình mới. Nhờ vậy, hợp tác Việt - Nga mới bắt đầu khởi tiến nhiều bước tích cực và thực tế hơn. Sự kiện mang ý nghĩa cột mốc đánh dấu, một giai đoạn mới trong quan hệ của hai nước là việc thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, sang Nga với việc ký kết hiệp ước với những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị giữa Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga (tháng 6/1994), hiệp ước này đã dỡ bỏ được cản trở pháp lý chủ yếu vốn kìm hãm quan hệ hai nước, mở đường cho hợp tác phát triển, trong lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học - kỹ thuật.

Những cố gắng của Việt Nam và Nga nhằm đưa kinh tế, thương mại vượt ra khỏi tình trạng ngưng trệ đã đem lại một số kết quả ban đầu. Kim ngạch mậu dịch năm 1994 đạt 378,9 triệu USD gần gấp đôi so với mức 204,9 USD năm 1992, năm 1995 đạt 453 USD, năm 1996 do bị cắt giảm một số hàng hóa đặc biệt, nên giảm xuống còn 280 USD. Hợp tác liên doanh sản xuất có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế hai nước, nổi bật phải kể đến liên doanh dầu khí Vietsovpetro. Năm 1994, liên doanh này khai thác được 7 triệu tấn dầu thô, năm 1996 đạt 8,2 triệu tấn, đến tháng 10 năm 1997 đã khai thác tấn dầu thứ 50 triệu. Tổng doanh thu bán dầu từ năm 1991 đến tháng 7/1997 đạt khoảng 6,3 tỉ USD, trong đó nộp ngân sách nhà nước Việt Nam khoảng 3,4 tỉ USD. [8, tr3]

Trong lĩnh vực chính trị, số lượng các đồn ở các cấp của hai bên đi thăm, làm việc tăng gấp hơn hai lần so với giai đoạn 1991- 1993. Nga và Việt Nam đã tiến hành thăm khảo ý kiến nhằm kết hợp hoạt động ngoại giao trong một số diễn đàn quốc tế và khu vực như liên hợp quốc và ARF.

Hợp tác quân sự Việt - Nga có dấu hiệu khai thơng một bước từ sau chuyến thăm Nga của Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (3/1994). Trước đó, phía Nga đề xuất hợp tác quân sự giữa Bộ Quốc Phòng hai nước gồm: Công nghiệp quốc phịng, trao đổi đồn, tư vấn qn sự, huấn luyện xây dựng lực lượng, đảm bảo hậu cần tác chiến và kỹ thuật, thông tin liên lạc, vận hàng, sửa chữa cải tiến thiết bị kỹ thuật hiện có, đào tạo quân nhân…Trong lĩnh vực văn hóa, khoa học - kỹ thuật, giáo dục...cũng từng bước được cải thiện.

Giai đoạn thứ ba từ năm 1997 đến năm 2000

Hai bên cũng nỗ lực theo hướng đưa quan hệ Việt - Nga lên đến tầm chiến lược lâu dài và ổn định. Tháng 3/1997, Tổng thống Nga B.Yelstin lần đầu tiên trong Thông điệp đầu năm nhấn mạnh tăng cường quan hệ với Việt Nam. Tại khóa họp lần thứ V Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học kỹ thuật (9/1997), Nga ký thỏa thuận tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp cho Việt Nam theo con đường của Tổng công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật công nghiệp (Tekhnopromeksport) các thiết bị cho nhà máy thủy điện Yaly, phụ tùng thay thế cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại. Phía Nga cịn nêu ra các dự án đầu tư mới vào nhiều lĩnh vực kinh tế Việt Nam như Thủy điện Sơn La, Hàm Thuận - Đa Mi, Sông Hinh, Playcu… Hai bên đã tổ chức cuộc đàm phán lần thứ nhất về các vấn đề nợ (11/1997) tại Moscow và ký văn bản công nhận số nợ của Việt Nam với Nga.

Mốc quan trọng nhất đánh dấu bước chuyển biến cơ bản về việc lập trường của mỗi bên là chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Thủ tướng Nga V.Chernomyrdin (11/1997). Thủ tướng V.Chernomyrdin tuyên bố Nga coi Việt Nam là đối tác chiến lược, quan hệ Nga - Việt là một trong những hướng ưu tiên chính sách đối ngoại của Nga. Lãnh đạo Việt Nam cũng khẳng định chủ trương luôn coi trọng việc củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác nhiều mặt với Nga là định hướng chiến lược lâu dài của nhà nước Việt Nam. Tuyên bố chung giữa hai chính phủ khẳng định tiếp tục hợp tác trên một loạt lĩnh vực như cơng nghiệp dầu khí, năng lượng, khai thác tài ngun, cơ khí, luyện kim, điện tử, đóng và sửa chữa tàu, cơng nghiệp nhẹ, cơng nghiệp hóa chất, vi sinh, dược phẩm, nơng nghiệp và chế biến nông sản, đánh cá và chế biến hải sản, giao thông vận tải, bưu điện và hàng không, xây dựng và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, khoa học - công nghệ và đào tạo, du lịch, văn hóa… Hai bên cũng nhất trí cho việc hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp hai nước cùng phát triển trên các dự án mới về dầu khí tại Việt Nam, Nga hoặc nước thứ ba.

Trong lĩnh vực chính trị, trong các năm 1997 - 2000, Việt Nam và Nga đẩy mạnh sự tham khảo ý kiến và phối hợp hành động trên nhiều diễn đàn quốc tế. Tại Liên hợp quốc và các tổ chức liên hợp quốc, hai nước thường xuyên trao đổi ý kiến, ủng hộ các ứng cử viên của nhau tham gia vào cơ cấu điều hành, Nga đã ủng hộ Việt Nam tham gia vào

Hội đồng kinh tế - xã hội liên hợp quốc (ECOSOC) trên cương vị phó chủ tịch. Với vai trị điều phối viên của Việt Nam, Nga thuận lợi hơn trong việc đối thoại với ASEAN. Hai nước có nhiều cuộc tiếp xúc hữu ích trong việc tham khảo kinh nghiệm và phối hợp hành động để cùng trở thành thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998.

Trong khung cảnh quan hệ Việt - Nga được củng cố tích cực, chuyến thăm hữu nghị chính thức đầu tiên của Chủ tich nước Trần Đức Lương (8/1998) sang Nga đã góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước lên bước phát triển cao hơn. Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhấn mạnh “Một trong những hướng ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác nhiều mặt trên cơ sở ổn định lâu dài và cùng có lợi với Liên Bang Nga” [33, tr1]. Phát biểu tại cuộc chiêu đãi chủ tịch nước Trần Đức Lương và đoàn đại

biểu Việt Nam đang thăm ở Nga, Tổng thống B.Yelstin sau khi đánh giá cao truyền thống quan hệ hữu nghị Nga - Việt, đã xác định Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga ở Đông Nam Á. Sự gặp gỡ của nhu cầu hợp tác và quyết tâm chính trị nhằm tăng cường quan hệ hai nước được thể hiện nổi bật trong tuyên bố chung Việt - Nga do Chủ tịch nướcTrần Đức Lương và Tổng thống B.Yelstin ký ngày 25/08/1998. Nội dung cơ bản của văn kiện quan trọng này khẳng định lập trường chung của hai nước trong việc đẩy mạnh quan hệ truyền thống, nhiều mặt và có quy mơ lớn; thực hiện sự đối tác bình đẳng, tin cậy nhằm phối hợp hành động, chiến lược giữa hai nước.

Như vậy, quan hệ Việt - Nga từ khi kế thừa quan hệ Việt - Xô đến thời điểm bước sang thế kỷ mới đã trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm, phản ánh sự điều chỉnh và lựa chọn các hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Sự đứt đoạn đột ngột của quan hệ Xô - Việt, những đảo lộn phức tạp về chính trị, kinh tế - xã hội ở Nga và sự suy giảm ở mức độ lớn mối quan tâm lẫn nhau đã tạo ra tình trạng ngưng trệ quan hệ hai nước trong những năm đầu thế kỷ XX. Tình trạng đó gây phương hại nhất định đến lợi ích của mỗi bên và đặt cả hai nước trước yêu cầu cấp thiết phải củng cố, đổi mới mối quan hệ. Với những nỗ lực chung, nhất là sự chủ động của Việt Nam, quan hệ Việt - Nga có xu hướng ngày càng được củng cố một cách rõ nét. Tuy nhiên, trong vận động của mối quan hệ Việt - Nga, đặc điểm nổi bật là tính vượt trước của lĩnh vực chính trị so với hợp tác kinh tế - thương mại. Mặc dù còn nhiều trở ngại như đã nêu, song quan hệ Việt - Nga

từ năm 1991, đặc biệt là những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX đã tạo ra những tiền đề quan trọng để xác lập quan hệ đối tác chiến lược.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên bang nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 2015 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)