Dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên bang nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 2015 (Trang 78 - 83)

Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga được dự báo trong tương lai có thể sẽ phát triển theo một số kịch bản sau:

Kịch bản 1:

Việt Nam và Liên bang Nga có quan hệ truyền thống tốt đẹp, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Hiện nay mối quan hệ ngày càng khăng khít hơn khi hai nước đã thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược tồn diện”. Về vị trí địa chính trị, địa kinh tế, tuy Nga và Việt Nam không gần nhau nhưng trong bài toán tổng thể phát triển đối ngoại của cả hai phía đều có nhiều thế mạnh có thể tận dụng được ở nhau. Tiềm năng và thế mạnh của hai phía có thể bổ sung cho nhau rất tốt. Đồng thời, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau sẽ tạo điều kiện cho hai phía tăng cường hợp tác về nhiều mặt.

Quan hệ Việt - Nga không chỉ là kết quả tiếp nối một lịch sử quan hệ truyền thống giữa Việt Nam với Liên Xơ trước kia, mà cịn xuất phát từ những lợi ích quốc gia cơ bản của hai nước.

Với những thành tựu phát triển về kinh tế những năm thế kỷ XXI đã tạo điều kiện cho Nga từng bước duy trì vị thế quốc tế của mình với tư cách là một cường quốc. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược tồn cầu, nước Nga khơng thể khơng tính đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đơng Nam Á nói riêng. Việt Nam với tư cách là thành viên tích cực của ASEAN, cùng với những tiềm năng và thế mạnh của mình về vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế, đặc biệt là quan hệ vốn có với Nga sẽ là cầu nối quan trọng của Nga trong quan hệ với khu vực. Mặt khác, trước những động thái xoay trục

mạnh của Mỹ vào Châu Á - Thái Bình Dương, sự nổi lên về kinh tế và quân sự của Trung Quốc thì Nga rất cần đến yếu tố cầu nối này để Nga cân bằng quyền lực với Mỹ và Trung Quốc tại khu vực này. Nga cũng thu được nhiều lợi ích về kinh tế trong việc hợp tác về dầu khí, năng lượng với Việt Nam, nơi mà Nga không phải cạnh tranh với bất kỳ một quốc gia nào. Trong buổi hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân chuyến thăm Nga (5/2016), một lần nữa Tống thống Nga Putin khẳng định lại Việt Nam là ưu tiên phát triển hợp tác của Nga ở khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Liên bang Nga là một quốc gia có tiềm lực: quốc phịng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, đặc biệt hiện đang giữ quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - tổ chức chính trị quan trọng nhất thế giới hiện nay. Quan hệ với Liên bang Nga không chỉ đơn thuần là nước bạn bè truyền thống mà Nga là một nước lớn, có tiềm năng mạnh. Phát triển quan hệ nhiều mặt với Liên bang Nga, Việt Nam có thể tranh thủ tiềm năng to lớn của nước này phục vụ phát triển kinh tế, cơng nghiệp hóa đất nước. Mặt khác, Việt Nam có điều kiện khai thác „nhân tố Nga” trong quan hệ quốc tế, cân bằng quan hệ với các nước lớn, thúc đẩy quá trình thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại đổi mới, độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và chủ động hội nhập quốc tế và khu vực. Đồng thời, Việt Nam có thể mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới và xâm nhập vào những vùng ảnh hưởng truyền thống của nước Nga: khu vực không gian Hậu Xô Viết và các nước SNG.

Hiện nay cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga khá lớn, họ đang làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cộng đồng này là thế mạnh quan trọng trong việc tăng cường phát triển quan hệ hai nước hiện tại và trong tương lai. Hai nhà lãnh đạo của Liên bang Nga hiện nay là Tổng thống Putin và Medvedev, cả hai vị lãnh đạo này đều trưởng thành trong thời kì Liên Xơ, do vậy họ đều có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Đây là một nhân tố thuận lợi giúp quan hệ hai nước phát triển thuận lợi trong những năm tới.

Hai nước ngày càng có cùng quan điểm trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế và khu vực cũng như hợp tác sâu rộng trong các tổ chức chính trị đa phương mà cả hai đều là thành viên: Liên Hợp Quốc, APEC, ADMM+, ASEM, ASEAN+,…Qua đó, hai nước có sự thơng cảm, thấu hiểu lẫn nhau, góp phần nâng cao vị thế của cả hai trên trường quốc tế. Như vậy, quan hệ hai nước hội tụ đầy đủ những nhân tố thuận lợi về mặt địa chính trị, kinh tế, văn hóa… để củng cố và tăng cường quan hệ trên cơ sở bình đẳng

cùng có lợi. Đồng thời, tình hình thế giới và khu vực đang tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng nhưng hịa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo.

Với những cơ sở trên thì quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng sẽ phát triển theo hƣớng tốt lên.

Kịch bản 2:

Hiện nay, nước Nga đang được lãnh đạo bởi Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev - những nhà lãnh đạo có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Tuy nhiên, Liên bang Nga là một nước lớn, họ có nhiều toan tính trong quan hệ với các nước trên thế giới và họ ln đặt lợi ích quốc gia là trên hết. Trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của đất nước, lãnh đạo Liên bang Nga sẽ điều chỉnh chính sách phù hợp là điều hồn tồn có thể xảy ra. Mặt khác, nước Nga đang gặp khó khăn trong lĩnh vực kinh tế do sự cấm vận của Phương tây, cuộc khủng hoảng Ukraine và cuộc chiến Syria nên Nga tập trung vào giải quyết vấn đề kinh tế và chính trị nóng bỏng đang diễn ra và tạm thời chưa có những chiến lược đặc biệt trong quan hệ với Việt Nam trong nhiều năm tới.

Trong suốt gần hai thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã có nhiểu thành tựu. Kết quả là đã có hàng loạt những văn bản được ký kết. Tuy nhiên, sự hợp tác vẫn dừng trên bề rộng, trong khi quá trình triển khai và đưa các cam kết vào thực tiễn còn nhiều hạn chế và thiếu hiệu quả.

Một khía cạnh nữa cũng có thể tính đến là: các nhà lãnh đạo hai nước đều cho rằng: quan hệ giữa hai nước đã ở giai đoạn “chín muồi”. Cho nên, trong những năm gần đây, khơng cần phải có những biện pháp thúc đẩy và làm sâu sắc mối quan hệ này.

Theo hướng phân tích này thì quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phịng có thể chỉ phát triển theo hƣớng bình thƣờng, ổn định.

Kịch bản 3:

Nếu trong nhiệm kỳ tới Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev không phải là lãnh đạo của nước Nga, chính trường Nga khơng do “Đảng nước Nga Thống nhất” cầm quyền mà là một đảng phái chính trị theo đường lối khác thân phương Tây lên cầm quyền thì mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga sẽ bị tác động trực tiếp bởi những thay đổi này.

Thế giới ngày càng phát triển theo xu thế „„đa cực” trong đó vai trị của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU là rất quan trọng. Nga là một lớn nước, có tiềm lực quân sự hùng mạnh luôn là mục tiêu kiềm chế của Mỹ và EU. Trong khi đó, Việt Nam là một nước nhỏ thường bị các thế lực nước lớn lợi dụng để phục vụ những toan tính chiến lược của họ ở khu vực Đơng Nam Á. Điều này có ảnh hưởng khơng tốt đến mối quan hệ hai nước.

Vì lợi ích kinh tế và để cân bằng quyền lực với Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nga ngày càng phát triển mối quan hệ về mặt với Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mối quan hệ về an ninh - quốc phòng giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Việt Nam sẽ khơng có được sự ủng hộ của Nga về vẫn đề giải quyết các tranh chấp trên Biển Đơng. Bên cạnh đó, khi Mỹ chính thức bỏ lệnh cấm vận vũ khí hồn tồn với Việt Nam nhân dịp tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 5/2016 cùng với những cam kết và hứa hẹn trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Tất cả những nhân tố này dễ ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước.

Việc Nga tuyên bố thực hiện chiến lược tại các nước Đông Nam Á, nhưng tổng thống Nga Putin ba lần liên tiếp không trực tiếp tham dự Hội nghị cao cấp Đông Á (EAS) cho thấy rằng Nga chưa thực sự đầu tư theo như cam kết vào khu vực này hoặc tránh phải bày tỏ quan điểm cụ thể của mình về vấn đề tranh chấp biển đảo giữa hai đối tác chiến lược Việt Nam và Trung Quốc.

Hiện nay, nền kinh tế của Nga chủ yếu phụ thuộc vào ngành sản xuất năng lượng. Mục tiêu của Nga là phấn đấu trở thành cường quốc nhưng hiện nay quốc gia này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn về an ninh (đặc biệt là những nguy cơ về chủ nghĩa khủng bố) và về kinh tế do sự cấm vận của phương Tây. Vì vậy, việc nước Nga có thể trở thành một đại cường quốc hay khơng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nếu một nước Nga hùng mạnh sẽ là cơ hội cho Việt Nam, có thêm cơ hội để phát triển đất nước mình. Ngược lại, nếu một nước Nga yếu sẽ tác động xấu đến quan hệ hai nước trong tương lai.

Qua cách nhìn này thì mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong hai lĩnh vực trên có thể phát triển theo hƣớng xấu đi.

Có thể nói, do những khó khăn, thách thức mà hai nước hiện đang phải đối mặt cả ở trong nước cũng như trong bối cảnh quốc tế mới và những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ song phương như đã được đề cập. Song, với bề dày truyền thống và những thành tựu mà hai bên đã đạt được trong những năm đầu thế kỷ XXI, Việt Nam và Liên bang Nga có đầy đủ các nhân tố thuận lợi về mặt địa - chính trị, kinh tế, văn hóa để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược tồn diện trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Với tính tốn lợi ích chiến lược của mình, Việt Nam và Liên bang Nga ln giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Tác giả tin tưởng rằng, dù lực lượng chính trị nào lên cầm quyền ở Nga thì cũng phải theo đuổi chiến lược đối ngoại cân bằng Đông - Tây nhằm bảo vệ lợi ích của Nga với tư cách là cường quốc Âu - Á. Kể cả sau khi Tổng thống Putin không tham gia cầm quyền, thậm chí kể cả những người thuộc các đảng phái khơng phải là Đảng nước Nga thống nhất lên nắm quyền, Việt Nam vẫn luôn là nhân tố quan trọng trọng chính sách đối ngoại của Nga tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như khu vực Đơng Nam Á, nước Nga vẫn sẽ là một đối tác tin cậy về chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn nữa, với cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tới năm 2030 cùng với những thành tựu mà Việt Nam đang đạt được, vị thế của Việt Nam ở Đơng Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương sẽ ngày càng nâng cao. Điều này buộc Nga phải quan tâm tới việc phát triển quan hệ với Việt Nam trong tương quan triển khai chiến lược đối ngoại của Nga ở Châu Á - Thái Bình Dương và coi Việt Nam là đối tác chiến lược thực sự ở khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, việc tăng cường quan hệ Việt - Nga có nhiều mặt thuận lợi do lãnh đạo và nhân dân hai nước đều mong muốn duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt. Ngoài ra, khác với quan hệ với các nước lớn khác, Việt Nam khơng có các vấn đề tranh chấp do lịch sử để lại trong quan hệ với Nga. Thêm vào đó, với những chuyển động tích cực mang tính đột phá giữa quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga vào đầu năm 2016: Liên bang Nga đã liên tiếp cử 3 đoàn cán bộ cao cấp của ngành quốc phòng an ninh và cảnh sát sang thăm và làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam (Đoàn Hội đồng An ninh Liên bang Nga do đại tướng Nikolai Platonovich Patrushev, Thư ký Hội đồng là trưởng đoàn ngày15/3/2016; trước đó, ngày 14-3-2016, đồn cán bộ Cục Khoa học-Kỹ thuật thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga do thượng tướng Andrey Aleksandrovich Fetisov đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam; Ngày 21-3-2016, Đoàn cấp cao Bộ Nội vụ Liên

bang Nga do Đại tướng Vladimir Aleksandrovich, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang Nga làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc với Bộ Công an Việt Nam), đặc biệt là chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Bộ quốc phịng Ngơ Xn Lịch (4/2016) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (5/2016) ngay sau khi được bổ nhiệm, quan hệ Việt - Nga càng có thêm xung lực mới để phát triển đi vào chiều sâu. Với những nhân tố khách quan thuận lợi và nhân tố chủ quan trong việc tính tốn lợi ích quốc gia, tác giả khẳng định rằng quan hệ Việt - Liên bang Nga tới năm 2030 sẽ phát triển theo Kịch bản 1: Theo hƣớng tốt lên.

3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng đến năm 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên bang nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 2015 (Trang 78 - 83)