Trong lĩnh vực an nin h quốc phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên bang nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 2015 (Trang 55 - 66)

Bên cạnh những thành tựu to lớn về quan hệ trong lĩnh vực chính trị, quan hệ về an ninh - quốc phòng là một bộ phận quan trọng trong quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Suốt 65 năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, quân đội và nhân dân hai nước, quan hệ hữu nghị nói chung, quan hệ hợp tác an ninh - quốc phịng nói riêng giữa Liên Xô trước đây và hiện nay là Liên bang Nga với Việt Nam không ngừng được củng cố, phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, đáp ứng lợi ích của cả hai nước, góp phần tích cực vào hịa bình, ổn định cho khu vực và quốc tế.

Trong chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, Liên Xơ đã ủng hộ, giúp đỡ rất to lớn cả về tinh thần và vật chất, đặc biệt là lĩnh vực quốc phịng và vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, góp phần quan trọng để nhân dân Việt Nam chiến đấu và đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước và thành lập nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước tiếp tục được củng cố và phát triển. Liên Xô (trước đây) và sau này là Liên bang Nga đã giúp Việt Nam xây dựng các ngành công nghiệp cơ bản, nhất là ngành sản xuất năng lượng, khai thác dầu khí, xây dựng, tái thiết các hải cảng, hệ thống đường giao thông và nhiều công trình kỹ thuật quan trọng khác có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.

Quan hệ hợp tác an ninh - quốc phịng giữa Liên bang Nga và Việt Nam ln dựa trên quan điểm, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ

quốc tế của mỗi nước, trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp nội bộ của nhau, tơn trọng, bình đẳng và cùng có lợi, được củng cố và phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, góp phần củng cố, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước phát triển toàn diện, ngày càng tốt đẹp.

Đặc biệt, giai đoạn 2001 - 2015 mối quan hệ Việt - Nga tiếp tục thay đổi sâu sắc về chất do đó hợp tác về an ninh - quốc phòng giữa hai nước cũng phát triển theo để xứng tầm với mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” mà hai nước đã thiết lập. Mặt khác, trong giai đoạn này, tình hình chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi đó là sự nổi lên của Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương cũng như sự gây hấn của quốc gia này vào khu vực Biển Đông và việc chuyển trọng tâm chiến lược sang Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Chính vì lẽ đó, việc hợp tác về an ninh - quốc phòng với Việt Nam, một mặt, giúp Nga phát triển kinh tế thông qua việc mua bán vũ khí và các thiết bị quân sự, mặt khác giúp Nga tăng cường sự ảnh hưởng của mình ở Châu Á. Trên cơ sở đó, Nga có thể xây dựng hình ảnh cường quốc của mình để cân đối quyền lực với Trung Quốc và Mỹ tại khu vực này. Đối với Việt Nam, sự hợp tác này góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức mạnh quân sự, bảo đảm vững chắc nền an ninh - quốc phòng của đất nước.Với những lợi ích cụ thể của mỗi quốc gia, hai nước Việt Nam và Liên bang Nga không ngừng nỗ lực để thúc đẩy mối quan hệ trong lĩnh vực này và đạt được những kết quả đáng kể, cụ thể ở các mặt sau:

Về trao đổi đoàn các cấp

Trong suốt hơn một thập kỷ qua, hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến thăm ở cấp Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng cũng như các đoàn đại biểu cấp cao khác nhằm thúc đẩy quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” Việt - Nga trong lĩnh vực an ninh - quốc phịng. Điển hình là các chuyến thăm Nga của Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu 2/2003; Bộ trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh 7/2003; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà 4/2004; Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị 7/2008; Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc Phịng 9/2008... Thơng qua các chuyến viếng thăm cấp cao, Bộ Quốc phòng hai nước đã sớm thống nhất về những phương hướng chủ yếu của hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước: Cung cấp cho

Việt Nam vũ khí khí tài hiện đại (máy bay Su, tên lửa, tàu t̀n tiễu, tàu phóng lơi và tàu tên lửa); cải tiến các loại trang bị quân sự mà Liên Xô cung cấp trước đây (máy bay và trực thăng, khí tài hải qn, các phương tiện phịng khơng và các loại trang bị khác); sửa chữa, kéo dài niên hạn sử dụng vũ khí khí tài; chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí trang bị; đào tạo huấn luyện tại Nga; cử chuyên gia sang giúp Việt Nam. Trong buổi tiếp đón Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh (9/2008), Bộ trưởng Quốc phịng Nga Serdyukov nhấn mạnh:“Phía Nga sẵn sàng thảo luận và đáp ứng tất cả

các vấn đề về kỹ thuật - quân sự với phía Việt Nam”. Nga khẳng định trong hợp tác khoa

học quân sự với Việt Nam khơng mang tính thương mại đơn th̀n mà là sự giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần bạn bè. Đồng thời, hai bên đã ký nhiều văn bản hợp tác phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, trao đổi thông tin, nhất là thông tin về khủng bố và cuộc chiến chống khủng bố. Ngồi ra, tổ hợp cơng nghiệp hàng khơng qn sự Nga còn quan tâm đến việc hiện đại hóa, bảo dưỡng và thay thế thiết bị cho máy bay để tăng cường tuổi thọ của chúng. Phía Nga đã chính thức đồng ý xây dựng ở Việt Nam trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật cho các loại máy bay Su mà phía Việt Nam đã từng mua của Liên Xơ trong thời kì “Chiến tranh lạnh” và mua của Liên bang Nga trong thập niên 90 của thế kỉ XX. Đánh giá về mối quan hệ quân sự giữa hai nước, Phó giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga A.Phomin phát biểu:“Trong những năm tới, Việt Nam đứng thứ 2 trong

5 đối tác quân sự chính của Nga là Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria, Việt Nam và Venezuela” [13]. Gần đây Liên bang Nga đã có thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam, tiếp tục duy trì nghiên cứu lị phản ứng ở Đà Lạt. Nga cũng tham gia dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hoặc Quảng Bình. Hiện nay, Liên bang Nga tham gia vào khoảng 50% các dự án năng lượng hoặc liên quan đến năng lượng khác của Việt Nam.

Trong chuyến thăm Việt Nam (3/2010) của Bộ trưởng Quốc phòng Nga A.Serdyukov, làm việc cùng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, hai bên nhất trí khơng chấp nhận việc triển khai vũ khí trong khơng gian vũ trụ và cần phải phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ vì hịa bình. Lãnh đạo hai nước ủng hộ xây dựng một cấu trúc an ninh, hợp tác công khai, minh bạch và cân bằng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên các nguyên tắc tập thể, chuẩn mực và quy định của Luật pháp quốc tế, tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng và tính đến lợi ích của tất

cả các quốc gia trong khu vực, chống lại việc hình thành cơ cấu qn sự và chính trị biệt lập. Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã thỏa thuận về các điều khoản liên quan đến khoản tín dụng mà Nga dự kiến cung cấp cho Việt Nam để thực hiện hợp đồng mua vũ khí. Đặc biệt, trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố, Hải quân Nga sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp Hải quân Việt Nam trong việc xây dựng căn cứ đồn trú tàu ngầm và nâng cấp lực lượng hàng khơng trên biển; Nga có thể bán vũ khí hiện đại cho Việt Nam khơng kèm những điều kiện ràng buộc vì hai bên có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp và hiện nay Việt Nam là bạn hàng vũ khí lớn của Nga.

Năm 2012, khi quan hệ Việt Nam và Liên bang Nga được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện, với chủ trương làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam phục vụ cho chiến lược khôi phục vị thế cường quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, lãnh đạo Nga quyết tâm thúc đẩy và mở rộng hợp tác an ninh - quốc phòng với Việt Nam. Tổng thống V. Putin khẳng định Việt Nam là bạn hàng quan trọng của Nga; Nga sẽ tiếp tục giúp đào tạo quân nhân cho Việt Nam có đủ trình độ làm chủ cơng nghệ, trang thiết bị quân sự của Nga tại Việt Nam. Ngày 02/4/2014, đồn Ủy ban Quốc phịng và An ninh Hội đồng Liên bang Nga do Egieni A.Sorebrenniop - Phó Chủ nhiệm thứ nhất Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang Nga dẫn đầu sang thăm Việt Nam khẳng định việc Nga coi hợp tác an ninh - quốc phòng với Việt Nam là một trong những lĩnh vực quan trọng trong quan hệ Việt - Nga và luôn được sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao. Phía Nga cũng khẳng định Việt Nam vẫn là thị trường mua vũ khí, trang thiết bị quân sự đầy tiềm năng của Nga và là cánh cửa để Nga mở rộng thị trường vào ASEAN.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga của Đoàn quân sự cao cấp Việt Nam do Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu (10/2012), hai bên đã thảo luận thực trạng và triển vọng hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự song phương trên cơ sở chiến lược hợp tác quân sự mới của Nga. Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nga X. Soigu (3/2013), lãnh đạo Bộ quốc phòng hai nước đã tập trung thảo luận các biện pháp nhằm củng cố tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước; thống nhất các biện pháp nhằm đưa hợp tác quốc phòng song phương lên tầm cao mới, trong đó sẽ xúc tiến việc thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược quốc

phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Moscow cũng cam kết sẽ xây dựng cho Việt Nam nhà máy sản xuất vũ khí ở Cam Ranh - Khánh Hịa, Ba Son - Thành phố Hồ Chí Minh; đẩy nhanh tốc độ chuyển giao tàu Kilo cho Việt Nam và xây dựng cho Việt Nam hệ thống cảng tàu ngầm ở Cam Ranh.

Từ ngày 9 -13/9/2014, đồn lãnh đạo Bộ trưởng Quốc phịng Việt Nam do Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Phân ban Việt Nam dẫn đầu đã tham dự Kỳ họp lần thứ 16 của Ủy ban Liên Chính Phủ Việt - Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự tại Moscow. Hai bên khẳng định hợp tác quốc phòng và hợp tác kỹ thuật quân sự Việt - Nga là bộ phận cấu thành quan trọng của mối quan hệ đối tác bình đẳng, tin cậy, hợp tác chiến lược giữa hai nước. Hai bên cam kết nỗ lực cho sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và kỹ thuật quân sự theo ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng của Việt Nam.

Bên cạnh đó, trong các chuyến thăm của những người đứng đầu hai nhà nước và chính phủ đều khẳng định cùng với hợp tác năng lượng, hợp tác kỹ thuật quân sự là lĩnh vực trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược Việt – Nga. Trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (10/2008), hai bên đã ký “Nghị định thư về Chiến lược hợp tác Kỹ thuật quân sự Việt Nam - Liên bang Nga đến năm 2020”. Thủ tướng V. Putin khẳng định sẽ ủng hộ các yêu cầu của Việt Nam về nội dung hợp tác kỹ thuật quân sự, bày tỏ quan tâm đến vấn đề Cam Ranh theo tinh thần Thông điệp của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh gửi lãnh đạo Nga.

Ngoài ra, hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Liên bang Nga và Việt Nam cũng được tăng cường thông qua việc hai bên thành lập Ủy ban hợp tác Quân sự Việt - Nga họp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước (1999), hàng loạt cơ chế đối thoại thường niên như Đối thoại chiến lược ngoại giao - quốc phòng - an ninh cấp thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao (2007), Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt - Nga cấp thứ trưởng (2013). Thông qua kênh đối thoại chiến lược quốc phòng, quân đội hai nước đã xây dựng được sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, tạo ra động lực mới để phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai quân đội. Tại các buổi tọa đàm, các cuộc họp thường niên, hai bên đều mong muốn cần tăng cường phối hợp đưa hợp tác trong lĩnh vực an ninh

- quốc phòng đi vào chiều sâu, hiệu quả đóng góp thiết thực vào việc duy trì mơi trường hịa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Hợp tác chuyển giao vũ khí - trang bị

Mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang bị và chuyển giao công nghệ là một nội dung quan trọng trong hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Xác định Nga là đối tác chiến lược chủ yếu trong việc mua sắm, hiện đại hóa vũ khí trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam, Việt Nam tập trung đầu tư mua các loại vũ khí, trang bị thiết bị kỹ thuật mới, hiện đại của Liên bang Nga.

Năm 2001 Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá 40 triệu USD với Nga mua 2 tàu tuần tra cao tốc Svetlyak (Project 10410) và đã bàn giao cho Việt Nam vào ngay mùa hè năm 2002. Tính đến năm 2012 sau khi nhận bàn giao thêm hai chiếc Svetlyak (Project 10412), Việt Nam đã có trong tay tổng cộng 6 tàu tuần tra biên phòng cao tốc lớp Svetlyak. Đây là một lực lượng được đánh giá có vai trị rất quan trọng trong việc tuần tra và phòng thủ trên biển [72].Tháng 12 năm 2003,Tập đồn xuất khẩu quốc phịng Nga Rosoboronexport đã ký một hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 4 chiến đấu cơ Su-30MK. Phiên bản cơ bản của Su-30MK đã được chuyển thể phù hợp với các yêu cầu của Không quân ở Việt Nam và đã được giao cho Việt Nam vào năm 2004, trị giá của hợp đồng này là khoảng 120 triệu USD [43, tr3]. Được biết máy bay Su-30 là loại máy bay hiện đại, giờ bay lâu hơn Su-27, dễ dàng đánh được tên lửa mặt đất.

Cũng theo hợp đồng đó, Việt Nam mua của Liên bang Nga một số hệ thống tên lửa phịng khơng Kh-35 Uran (trị giá 300 triệu USD ) để đến năm 2005 sẽ thay thế vũ khí cho hai sư đồn tên lửa Việt Nam nhằm mục đích tăng cường tiềm lực Quốc phịng của Việt Nam; hai tàu tên lửa Molniya (Project 12148) và đã bàn giao cho Việt Nam vào năm 2007, 2008. Đồng thời hai bên đã ký kết hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, theo đó Việt Nam sẽ đóng 10 chiếc Molniya (Project 12148) theo giấy phép của Nga. Hợp đồng này sẽ hoàn tất vào năm 2016 [72]; thực hiện hợp đồng bán cho Việt Nam 2 tiểu đồn tên lửa phịng khơng S-300 PMUI (bao gồm 12 bệ phóng và 2 hệ thống điều khiển) đã bàn giao vào năm 2005. Việc mua sắm vũ khí, chuyển giao cơng nghệ được đẩy mạnh trên thực tế sau chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 7/2007. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Nga V.Putin lúc bấy giờ đã cam kết hợp tác

mạnh mẽ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự do Nga sản xuất và Tổng thống Nga hứa sẽ hỗ trợ tối đa cho Việt Nam. Phía Nga đã xác định cung cấp cho Việt Nam một khoản tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên bang nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 2015 (Trang 55 - 66)