Cơ sở dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên bang nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 2015 (Trang 71 - 78)

Triển vọng quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực an ninh quốc phòng năm 2030 vẫn chịu sự tác động cơ bản của tình hình thế giới và khu vực, đặc điểm tình hình của mỗi nước cũng như những thành tựu mà hai nước đã đạt được trong suốt những năm qua.

Hịa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế. Từ nay đến năm 2030, cục diện đa cực định hình rõ nét hơn do thay đổi nhanh chóng trong tương quan lực lượng giữa các quốc gia. Quá trình tiến tới trật tự đa cực có thể tiềm ẩn những căng thẳng, thậm chí xung đột, kể cả giữa các nước lớn.

Quan hệ giữa các nước lớn vẫn tiếp tục chi phối đời sống quan hệ quốc tế. Các nước lớn tiếp tục xu thế tập trung khơi phục kinh tế, củng cố quyền lực chính trị nội bộ, nhưng vẫn triển khai quan hệ đối ngoại một cách tích cực nhằm thực hiện lợi ích nước lớn, ứng phó với các thách thức đang nổi lên tại các khu vực chiến lược. Mâu thuẫn chiến lược trong hai cặp quan hệ nước lớn Nga - Mỹ, Trung - Mỹ có thể tiếp tục diễn biến phức tạp.

Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là trung tâm kinh tế phát triển năng động và trở thành trung tâm quyền lực mới của thế giới. Hịa bình, ổn định và phát triển trong khu vực căn bản được duy trì song cạnh tranh giữa các nước lớn, chạy đua hiện đại hóa vũ trang, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo diễn biến phức tạp. Kiến trúc an ninh - chính trị khu vực tiếp tục vận động và đang định hình rõ nét. Cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển, tiếp tục đẩy mạnh liên kết khu vực, kiên trì nỗ lực giữ vai trị trung tâm tại các cơ chế đa phương, điều hòa quan hệ giữa các nước lớn. Tuy nhiên, ASEAN đứng trước nhiều thách thức phức tạp hơn từ trong nội bộ một số nước, giữa các nước và từ sự cạnh tranh giữa các nước lớn.

Tồn cầu hóa tiếp tục phát triển. Xu thế khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, điển hình là Châu Á - Thái Bình Dương.

Sự phát triển của khoa học - cơng nghệ tiếp tục tái định hình nền kinh tế tồn cầu. Khoa học - cơng nghệ phát triển nhanh, vượt bậc trong một số lĩnh vực, điển hình là cơng nghệ thông tin; công nghệ chế tạo và tự động; công nghệ sinh học; thương mại điện tử; sự phát triển các hệ thống sản xuất tiên tiến. Thay đổi về cơng nghệ góp phần làm tăng hiệu suất nhưng cũng là thách thức đối với các mơ hình kinh doanh hiện nay.

Quan hệ quốc tế ngày càng dân chủ hóa hơn do tương quan sức mạnh tổng hợp giữa các nước thay đổi; các cơ chế đa phương, các tổ chức quốc tế, luật pháp quốc tế, truyền thơng, báo chí, mạng xã hội và nhận thức của người dân tồn thế giới có vai trị ngày càng tăng.

Thế giới từ nay đến năm 2030 tiếp tục phải đối phó với nhiều vấn đề tồn cầu như biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, an ninh năng lượng, lương thực, nguồn nước, an ninh mạng, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, vấn đề người di cư đòi hỏi tất cả các quốc gia trên thế giới phải chung tay hợp tác mới giải quyết được.

Mặc dù cịn khơng ít khó khăn, trở ngại, nhất là những thách thức đối với sự ổn định bền vững về chính trị - xã hội, nhưng nước Nga hiện vẫn hội tụ những tố chất cơ bản cần có và đang nỗ lực vươn lên khơi phục lại địa vị của một cường quốc hàng đầu thế giới. Với vị trí địa - chiến lược đặc biệt quan trọng trải dài trên hai châu lục Âu - Á, với lợi thế về tiềm năng tài nguyên, nguồn nhân lực, thực lực quân sự và các nhân tố lịch sử - văn hoá, cộng với sự khởi sắc kinh tế trong nhiều năm gần đây, Nga đang từng bước xác lập lại ảnh hưởng của mình trên thế giới, nhất là đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tại đây, cục diện cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng trở nên sôi động với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và mức độ tái gia tăng sự hiện diện của Mỹ với chiến lược “xoay trục” sang khu vực. Vai trò, vị thế của khu vực được coi trọng trong tính tốn chiến lược của các nước lớn, trong đó có nước Nga. Hiện nay, Nga đã cải thiện quan hệ với tất cả các nước ở khu vực và đang hội nhập khá thành công vào các cơ chế hợp tác khu vực như APEC, ARF, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)…, đặc biệt là trước những tác động của cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine dẫn tới sự cấm vận của Mỹ và phương Tây thì việc hướng đơng sang Châu Á - Thái Bình Dương được coi là

chính sách ưu tiên hàng đầu của Nga. Đây là những yếu tố quan trọng thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga lên tầm cao mới toàn diện.

Mặt khác, sau 30 năm đổi mới thắng lợi, thế và lực của Việt Nam được tăng cường về nhiều mặt, ảnh hưởng quốc tế được nâng cao. Về mặt đối ngoại, chúng ta đã mở rộng quan hệ đối ngoại (Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 2 nước), giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia; tạo lập và giữ được mơi trường hồ bình, tranh thủ yếu tố thuận lợi của môi trường quốc tế để phát triển; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững. Mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị; tiếp tục từng bước đưa quan hệ với các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định hơn.

Việt Nam là nước duy nhất tại Đông Nam Á đã thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược với Nga. Việt Nam là quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống với Nga, có vai trị ngày càng cao trong khối ASEAN, có vị trí địa lý- chính trị- kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á, trên các tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch đi qua khu vực biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và tiểu khu vực Đơng Nam Á làm tăng vị thế - chính trị của Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên, trong từng bước trở lại Đông Nam Á, Liên bang Nga xem Việt Nam là một “mắt xích” quan trọng đáp ứng yêu cầu bảo đảm các quyền lợi an ninh kinh tế, hàng hải có ý nghĩa chiến lược và tăng cường hợp tác với ASEAN, chọn việc quan hệ đẩy mạnh với Việt Nam như một trụ cột quan trọng, coi Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược chính. Việt Nam trở thành địn bẩy trong hợp tác Nga- ASEAN, là chất “xúc tác” trong chính sách lan tỏa ảnh hưởng của Nga tại khu vực. Về phía Việt Nam, với chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa” các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, đưa các mối quan hệ đối tác chiến lược đi vào chiều sâu mà Đại hội Đảng khóa XII vừa khẳng định lại. Việt Nam cũng xác định việc củng cố và xây dựng mối quan hệ chính trị, kinh tế với tất cả các nước trên thế giới, trong đó Liên bang Nga là mục tiêu chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình. Sự nhận thức tương đồng trong chính sách đối ngoại của

hai nước đã là điều kiện thuận lợi giúp củng cố hơn mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong thời gian tới.

Việt Nam và Liên bang Nga đều có nhận thức và quan điểm chung trong việc giải quyết các vấn đề an ninh, chính trị trong khu vực và quốc tế, vấn đề an ninh ở biển Đông, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, cuộc chiến chống khủng bố… Hai nước đều là thành viên của nhiều tổ chức khác nhau ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á như: APEC, ARF,… Việt Nam chính là cầu nối cho Liên bang Nga vào ASEAN+8, ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phịng ASEAN mở rộng). Vì vậy, hai nước thực sự có nhu cầu và hồn tồn có khả năng bổ sung lẫn nhau về nhiều mặt, kể cả việc tham khảo kinh nghiệm của mỗi bên trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Chẳng hạn như, Nga ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề về biển Đông. Tại buổi họp báo tổng kết mối quan hệ Việt - Nga năm 2015, thời điểm hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao, đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov nói: “Nga sẵn sàng làm việc với Việt Nam và các nước khác trong khu vực để bình thường hóa tình hình biển Đông. Việt Nam và các đối tác khác trong ASEAN có thể trơng cậy vào sự giúp đỡ và ủng hộ toàn diện của Nga trong vấn đề này”… Trong khi đó, Việt

Nam cũng ủng hộ cách giải quyết của Nga trong vấn đề Syria, Ukraine, Iran,… Những động thái này đã góp phần làm cho quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga có những bước phát triển tốt đẹp hơn trong thời gian tới.

Quyết tâm chính trị cao của hai nước nhằm thúc đẩy đưa quan hệ song phương lên tầm chiến lược toàn diện lâu dài và ổn định đã và đang mang lại những kết quả thiết thực. Tồn bộ điều đó cùng với hàng loạt các hiệp định giữa hai Chính phủ về hợp tác trên các lĩnh vực cho thấy tiềm năng, nhu cầu và khả năng hiện thực của hợp tác Việt - Nga là rất tiềm tàng, không thua kém bất kỳ một mối quan hệ nào của Việt Nam hiện nay với các đối tác nước ngoài. Đồng thời, hợp tác Việt - Nga hiện đang phát huy hiệu quả trên một số lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, năng lượng, khoa học - kỹ thuật... Việt Nam tiếp tục có lợi ích lâu dài trong việc khai thác vai trò của nhân tố Nga phục vụ các mục tiêu đối ngoại ở khu vực và trên trường quốc tế. Cùng với đó, một nhân tố rất quan trọng góp phần phát triển quan hệ hữu nghị tin cậy cao giữa hai nước và tạo sự khác biệt so với quan hệ của Nga với nhiều nước Đông Nam Á khác là truyền thống quan hệ song phương,

khơng có bất kỳ mâu thuẫn nào, hai bên có sự hiểu biết lẫn nhau khá tường tận trên nhiều lĩnh vực.

Quan hệ an ninh - quốc phòng hai nước đã có những thành tựu đáng kể. Bên cạnh việc hai bên tăng cường hợp tác trong các tổ chức khu vực, quốc tế mà cả hai nước đều là thành viên, Nga còn cung cấp cho Việt Nam phần lớn số lượng vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại để Việt Nam tăng cường sức mạnh quân sự có thể tự bảo vệ trước những thế lực thù địch. Trong những năm gần đây, Trung Quốc có những hành động gây hấn và muốn xác lập toàn bộ khu vực Biển Đông, kể cả vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và một số quốc gia ASEAN vào lãnh thổ Trung Quốc. Điều này đã đặt ra một vấn đề cấp thiết với Việt Nam là phải có sự hợp tác sâu rộng hơn nữa với Liên bang Nga trong các dự án khai thác dầu khí trên Biển Đơng. Sự hợp tác này một mặt sẽ duy trì được lợi ích kinh tế của hai nước, mặt khác là điều kiện quan trọng để đảm bảo an ninh quốc gia Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có những hành động đe dọa về quân sự nhằm xác lập ảnh hưởng của Bắc Kinh ở vùng biển này.

Việt Nam hiện đang có đội ngũ rất đông đảo các nhà khoa học trí thức, những người lao động đã từng sinh sống và làm việc tại Liên bang Nga và các nước Liên bang Xô Viết trước đây. Một số lớn đang giữ vị trí lãnh đạo trong Đảng, nhà nước và quân đội của Việt Nam vì vậy lực lượng này được hy vọng sẽ làm cầu nối quan trọng thúc đẩy tình hữu nghị hai nước.

Bên cạnh sự tin tưởng cao về mặt chính trị giữa các nhà lãnh đạo hai nước thì nhân dân hai nước Việt - Nga ln có một tình cảm đặc biệt kể từ thời Liên Xơ đến bây giờ, đó là tình bạn hữu, sắc son khơng bao giờ thay đổi. Theo một điều tra gần đây nhất về tỷ lệ người dân trên thế giới yêu mến nước Nga như thế nào, thì Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 75% dân số Việt Nam). [66, tr1]. Điều này cũng là nhân tố rất thuận lợi cho mối quan hệ Việt - Nga trong tương lai.

Hợp tác Việt - Nga rõ ràng đang đứng trước những triển vọng lớn. Tuy nhiên, hai nước vẫn có những khó khăn, thách thức hiện đang phải đối mặt cả ở trong nước cũng như trong bối cảnh quốc tế mới và những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ song phương. Việt Nam và Liên bang Nga là hai nước có hệ thống chính trị khác nhau. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản ln giữ vai trị lãnh đạo tuyệt đối đối với Nhà nước và xã hội. Trong khi

đó, Liên bang Nga lại áp dụng hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập của nền chính trị TBCN phương Tây, mỗi đảng có đường lối, xu hướng chính trị khác nhau. Trong số đó, có những Đảng chính trị theo đường lối Chủ nghĩa Dân tộc cực đoan và thân phương Tây với quan điểm Hội nhập quốc tế khác với “Đảng nước Nga Thống nhất” của Tổng thống Putin và có chủ trương hạn chế quan hệ với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Mặc dù khả năng dành quyền lãnh đạo của các đảng này là không cao nhưng do lực lượng này có ảnh hưởng chính trị nhất định trong Quốc hội hai Viện của Liên bang Nga nên ít nhiều vẫn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi các dự án đã được kí kết của hai nước trong những năm trước đây. Mặt khác, bộ máy nhà nước vận hành theo nguyên tắc: “Tam quyền phân lập”. Mọi quyết định chính trị, trong đó có việc xây dựng đường lối chính sách đối ngoại thường được thông qua các cuộc tranh giành quyền lực gay gắt giữa các đảng phái chính trị và các nhóm lợi ích đa dạng trong Quốc hội lưỡng viện của Liên bang Nga. Chính vì vậy, quan hệ hai nước cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối khá sâu sắc bởi các quyết định của hai Viện Quốc hội nước Nga đưa ra.

Trong giai đoạn 2001 - 2015, nước Nga duới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Putin và D.Mevedev - hai nhà lãnh đạo có mối quan hệ gần gũi với Việt Nam. Với những quy định mới trong Hiến pháp Nga thì nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm tăng lên 6 năm, đồng nghĩa với việc nhiệm kỳ hiện nay của Tổng thống Nga V.Putin sẽ kết thúc vào năm 2018 và ông dự định sẽ tham gia tranh cử Tổng thống Liên bang Nga lần thứ 4 vào năm này, tuy nhiên, Tổng thống Putin vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Nếu Tổng thống Putin tiếp tục tranh cử và giành thắng lợi, ông sẽ là người đứng đầu nước Nga đến năm 2024. Nhưng nếu ông Putin khơng cịn làm Tổng thống Liên bang Nga sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ với Việt Nam bởi Liên bang Nga với nhà lãnh đạo mới, chính sách đối ngoại mới chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Tất cả những diễn biến chính trị trên sẽ có tác động rất lớn đối với mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga.

Trong chiến lược đối ngoại của mình, Liên bang Nga vẫn xác định duy trì đầu tư quan hệ với các nước lớn: Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản... Vai trò của Nga tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên bang nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 2015 (Trang 71 - 78)