Để mối quan hệ Việt - Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phịng đến năm 2030 phát triển theo Kịch bản 1, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, hai nước cần đổi mới nhận thức, dành sự quan tâm đặc biệt cho mối
quan hệ chính trị trên tinh thần “đối tác chiến lược toàn diện”. Tăng cường các cuộc viếng thăm cao cấp giữa các nhà lãnh đạo hai nước (cấp Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, đặc biệt là Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an và Bộ Ngoại giao), các ban ngành, địa phương, để trao đổi thông tin và tìm các biện pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Cần tạo sự tin tưởng trong quan hệ an ninh - quốc phịng, tiếp tục đẩy mạnh việc trao đổi đồn cấp cao, nhất là trao đổi đoàn giữa các quân, binh chủng; mở rộng cơ chế hợp tác dưới nhiều hình thức linh hoạt nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa quân đội hai nước; duy trì và thúc đẩy cơ chế trao đổi, tham vấn lẫn nhau đối với các vấn đề quốc tế và khu vực thông qua các kỳ họp của Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự Việt - Nga, Đối thoại Chiến lược Ngoại giao - Quốc phòng - An ninh Việt - Nga, Đối thọại Chiến lược quốc phòng Việt - Nga.
Thứ hai, tăng cường hợp tác các lĩnh vực là thế mạnh của cả hai bên như năng
lượng, dầu khí và kỹ thuật quân sự. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình tranh chấp biển đảo đang diễn biến phức tạp, hai bên cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển, giữa hải quân và cảnh sát biển hai nước, hợp tác trong lĩnh vực cơng nghiệp quốc phịng, trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo quân sự, đóng tàu và sản xuất trang bị; đẩy mạnh hợp tác về công nghệ và an ninh mạng; trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quân y đảm bảo quân y dã chiến cấp chiến thuật - chiến dịch, cũng như đảm bảo quân y cho các đơn vị chuyên
ngành. Đẩy mạnh các dự án hợp tác khai thác dầu khí trên biển Đơng, kêu gọi thu hút thêm sự hợp tác của các tập đoàn nhà nước. Điều này chắc chắn sẽ góp phần củng cố và tăng cường hợp tác song phương về quốc phòng - an ninh.
Thứ ba, hai nước cần có các biện pháp cụ thể trong việc triển khai các chương trình
hợp tác ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn trong các lĩnh vực mà hai nước đã ký kết trong các chuyến thăm của lãnh đạo hai nước, đặc biệt là lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Cần nỗ lực thúc đẩy giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng trong các thỏa thuận đã ký như: Trung tâm Kỹ thuật đa ngành; Liên doanh Visorutex; việc hợp tác về cung cấp và sử dụng tại Việt Nam các loại máy bay dân dụng mới do Nga sản xuất; việc thành lập Trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay lên thẳng, v.v..Việc hiện thực hóa những chương trình này và đưa chúng vào đời sống thực tế sẽ giúp quan hệ hai nước trở nên nồng ấm hơn. Đồng thời, nên đẩy mạnh tăng cường hợp tác về kinh tế, thương mại bởi đây là lĩnh vực mà hai nước thực sự phát triển chưa xứng với mối quan hệ chính trị.
Thứ tư, Việt Nam cần xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học chuyên nghiệp để đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng và vận hành các trang thiết bị quân sự do Nga cung cấp cho Việt Nam. Trên tình thần đó, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trong việc đào tạo, trao đổi giữa các quân, binh chủng, quân y, giữ gìn hịa bình và nghiên cứu khoa học, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin và an ninh mạng, phi công và kỹ sư hàng khơng qn sự. Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao chuyên nghiệp để thực thi đường lối đối ngoại của Đảng và làm cầu nối giữa các nhà lãnh đạo của hai quốc gia. Điều này có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phịng.
Thứ năm, hai bên cần tiếp tục phối hợp tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đặc
biệt, hai bên cùng ủng hộ lập trường của nhau trên các diễn đàn đa phương về các vấn đề cùng nhau quan tâm trên cơ sở lợi ích quốc gia của mỗi nước, cũng như các nguyên tắc của luật pháp quốc tế; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hịa bình Liên hợp quốc góp phần duy trì mơi trường hịa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Thứ sáu, hai nước cần phải xây dựng “niềm tin chiến lược” trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp. Một mặt, sự phát triển của khoa học -
cơng nghệ và tồn cầu hóa tạo nhiều cơ hội cho các nước phát triển, mặt khác, những nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, bạo loạn, khủng bố, an ninh mạng... ngày càng diễn ra gay gắt. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đơng Nam Á nói riêng đang phát triển năng động, là nơi tập trung ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi. Xu thế hợp tác, liên kết đa tầng, đa lĩnh vực đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo. Tuy nhiên, trong những năm qua, khu vực này cũng đứng trước những nguy cơ và thách thức ngày càng lớn đối với hịa bình và an ninh bởi sự tranh giành quyền lực và sự ảnh hưởng tại khu vực của Mỹ, Trung Quốc; sự đan xen về lợi ích trong mối quan hệ giữa các nước lớn...Vì vậy, để mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga phát triển bền vững, là cơ sở khẳng định vị thế của Nga tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hai nước cần phải cùng nhau xây dựng và củng cố niềm tin chiến lược vì hịa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của mỗi quốc gia và của cả thế giới. Hai nước quan hệ với nhau trên cở sở bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau và cao hơn là có lịng tin chiến lược vào nhau, bằng sự thực tâm và chân thành.
Thứ bảy, hai nước cần xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa Đảng Cộng Sản Việt
Nam với Đảng Cộng sản Nga và các đảng phái chính trị khác của Liên bang Nga (ngồi Đảng nước Nga thống nhất) nhằm đa dạng hóa mối quan hệ với các đảng phái chính trị để tranh thủ sự ủng hộ và đề phòng những rủi ro đến từ sự thay đổi chính trị trong tương lai như đã dự báo ở trên. Do đó, trong việc phát triển mối quan hệ với Liên bang Nga, Việt Nam cần có sự tìm tịi, đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và có nhận thức đúng đắn nhất về xu hướng phát triển của các đảng phái chính trị này. Nếu không chúng ta sẽ vấp phải những khó khăn, thách thức trong q trình mở rộng và phát triển mối quan hệ với Liên bang Nga trong tương lai.
Thứ tám, Việt Nam cần cân bằng hóa quan hệ giữa các nước lớn. Để thực hiện thành công chiến lược cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển đất nước. Tuy nhiên, chúng ta cần thực hiện một chính sách ngoại giao năng động, chủ động, mềm dẻo và cân bằng giữa các nước lớn để tạo xung lực mới trong quan hệ đối ngoại. Vì vậy, trong quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Nga hay Việt - Trung chúng ta cần hết sức khéo léo, hiểu được đặc tính riêng của từng mối quan hệ để chúng ta giữ được một vị thế có lợi nhất trong quan hệ giữa các nước lớn và mục đích
cuối cùng là tạo dựng một mơi trường hịa bình và ổn định, trong đó lợi ích quốc gia phải được đặt lên hàng đầu.
Thứ chín, tăng cường ngoại giao nhân dân để gắn kết tình hữu nghị, hợp tác và tình
đồn kết nhân dân hai dân tộc Việt Nam - Liên bang Nga. Khác với mối quan hệ Việt - Trung hay Việt - Mỹ, mối quan hệ Việt - Nga luôn nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của nhân dân hai nước, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga và cộng đồng người Nga tại Việt Nam. Lực lượng này luôn là cầu nối cho lãnh đạo hai nhà nước trong mọi lĩnh vực của mối quan hệ này. Việc thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân hai nước đóng vai trị khơng nhỏ trong việc thúc đẩy mối quan hệ Việt - Nga trong tương lai.
Tiểu kết chƣơng 3
Sự quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo hai nước và sự tương đồng về lợi ích quốc gia đã mở ra bước ngoặt mới trong quan hệ Việt - Nga với việc thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược (2001) và sau hơn 10 năm được nâng tầm lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (2012). Hợp tác chiến lược Việt - Nga được hình thành trên những cơ sở rất cơ bản, nên đã tạo thế nâng đỡ, hỗ trợ khá vững chắc cho sự hợp tác giữa hai nước có khả năng phát triển sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên. Tiềm năng, nhu cầu và khả năng hiện thực của hợp tác Việt - Nga là rất tiềm tàng, không thua kém bất kỳ một mối quan hệ nào của Việt Nam hiện nay với các đối tác nước ngoài. Hơn nữa, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai bên mang tính chất ổn định và kế thừa, được đặc trưng bởi mức độ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau cao. Mặc dù vậy, cũng cần thấy rằng, do chịu tác động từ tình hình mỗi nước và từ mơi trường quốc tế cũng như khu vực hiện nay, hợp tác song phương cũng đang và tiếp tục đứng trước những khó khăn khơng nhỏ. Do đó địi hỏi cả hai nước cần có sự nỗ lực cao hơn, tích cực đổi mới tư duy, tiếp cận rõ ràng, cụ thể hơn nữa về khuôn khổ mối quan hệ đã được xác lập và bằng hành động thiết thực để khắc phục những khó khăn trở ngại hiện tồn, đưa quan hệ Việt - Nga phát triển đi vào chiều sâu thực chất, tương xứng với tầm vóc cần có của quan hệ đối tác chiến lược tồn diện cũng như truyền thống tốt đẹp vốn có của mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
KẾT LUẬN
Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga có lịch sử lâu dài, nền tảng vững chắc. Việt Nam và Liên Xô tuy xa cách nhau hàng vạn dặm, nhưng giữa hai dân tộc đã có sự tiếp xúc với nhau từ rất sớm và trở nên gần gũi hơn từ sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) thơng qua vai trị của Nguyễn Ái Quốc - người cộng sản đầu tiên ở Đông Dương. Từ năm 1950 trở đi, quan hệ hai nước ngày càng có sự gắn bó khăng khít, mật thiết. Trong những năm tháng tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên Xô; hai nước hợp tác chặt chẽ trên những vấn đề đối nội, đối ngoại. Liên Xô luôn ủng hộ đường lối, mục tiêu, lập trường và quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Sự giúp đỡ tích cực của Liên Xơ trên nhiều phương diện là động lực quan trọng thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam và đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), tình hình thế giới có nhiều biến động. Liên bang Nga, quốc gia kế thừa Liên Xô trên trường quốc tế, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trên mọi phương diện từ chính trị - nội bộ, kinh tế - xã hội đến an ninh - quốc phịng. Do đó, chính quyền Yelstin thực hiện chủ trương thân Mỹ và phương Tây để tranh thủ sự ủng hộ của họ nhằm khôi phục kinh tế và chấn hưng đất nước. Vì vậy, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong suốt 10 năm (1991 - 2001) bị ảnh hưởng không nhỏ, lúc thăng, lúc trầm.
Bước sang thế kỷ XXI, chính trường Nga có những thay đổi với sự xuất hiện của Tổng thống V.Putin với những chính sách đối ngoại cởi mở và thực dụng, năng động hơn trong quan hệ ngoại giao. Chính quyền Putin ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với các nước thuộc khu vực không gian hậu Xơ Viết (SNG) và các quốc gia có quan hệ truyền thống với Liên Xô trước đây. Trước những thất bại trong chính sách thân phương Tây của người Tổng thống tiền nhiệm, Tổng thống Putin đã thực hiện chính sách chuyển hướng trọng tâm sang Châu Á - Thái Bình Dương.
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, nước Nga dần dần ổn định và khơi phục lại vị trí cường quốc của mình. Với những thành tựu bước đầu sau nhiều năm đổi mới, Việt Nam ngày càng có vị trí trên trường quốc tế và khu vực cùng với những thế mạnh về vị trí địa chiến lược đã khiến cho Việt Nam trở thành sân chơi mà các nước lớn đều muốn tham
gia. Mặt khác, khu vực Đông Nam Á đang trở thành một trung tâm kinh tế năng động thu hút nhiều nước lớn trên thế giới. Sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ vào khu vực này khiến Nga không thể đứng ngồi cuộc. Để thực hiện chính sách cân bằng Đơng - Tây của mình, Nga tăng cường phát triển quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và đặc biệt là các nước ASEAN mà bấy lâu nay Nga đã bỏ ngỏ. Trong 10 nước thành viên ASEAN. Việt Nam và là thành viên duy nhất có quan hệ truyền thống hữu nghị, hợp tác lâu dài với Nga từ thời Liên Xơ vì vậy Việt Nam được coi là chiến lược trọng điểm, được lựa chọn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga, là cầu nối giúp Nga hội nhập sâu hơn với ASEAN.
Trên cơ sở đó, quan hệ Việt - Nga tiếp tục được phát triển và có những bước đột phá. Trong chuyến công du Việt Nam (3/2001) của Tổng thống Putin, hai nước đã ký Tuyên bố chung nâng quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược”, tạo dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Năm 2012 trong chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên đã nhất trí nâng quan hệ lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện kiểu mới” trong thế kỷ XXI. Trong suốt hơn thập niên qua, với quyết tâm cao của lãnh đạo hai nước, Việt Nam và Liên bang Nga đã có các chuyến thăm hữu nghị chính thức, các cuộc hội đàm với cường độ cao và nội dung đối thoại ngày càng sâu sắc, phong phú, đa dạng làm mối quan hệ thay đổi sâu sắc về chất so với những giai đoạn trước. Hai bên đã được những thành tựu to lớn về mọi mặt trong quan hệ song phương và đa phương, nổi bật nhất là lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phịng, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam và Liên bang Nga trên thế giới và khu vực.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quan hệ hai nước cũng đứng trước những khó khăn, thách thức do biến động của tình hình chính trị thế giới, nhận thức chính trị của các đảng phái ở Nga về Việt Nam khác nhau, quy trình triển khai các dự án đã ký kết, trình độ khoa học - kỹ thuật và khả năng ứng dụng công nghệ vào thực tiễn của Việt Nam còn hạn chế, sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, những diễn biến phức tạp tại Biển Đơng… Mặc dù vậy, nhưng trong chính sách đối ngoại của mình, hai bên vẫn ln đánh giá cao vai trò của nhau trong khu vực và thế giới. Với những diễn biến chính trị