Vị trí, vai trò của Liên bang Nga trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên bang nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 2015 (Trang 32 - 35)

nƣớc.

Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực tan vỡ, tình hình thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, phức tạp. Tình hình lại càng trở nên phức tạp, khó lường hơn kể từ sau vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 khiến nhiều nước phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, trong đó có Việt Nam và Liên bang Nga, nhằm tìm kiếm và xác lập cho mình một vị trí quốc tế có lợi nhất. Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, vấn đề cơ bản nhất, bao trùm nhất là lợi ích. Lợi ích của các quốc gia dân tộc là nội dung ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của một nhà nước. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều ưu tiên cho mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế trong chính sách đối ngoại của mình. Việt Nam và Nga cũng nằm trong tính tất yếu đó của đối ngoại.

Mặc dù trong chính sách đối ngoại của hai nước khơng hồn tồn giống nhau, nhưng Việt Nam và Nga tìm thấy những thuận lợi, những giá trị lợi ích của mình trong việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhau trong giai đoạn hiện nay.

1.3.1. Vị trí, vai trị của Liên bang Nga trong chính sách đối ngoại của Việt Nam Nam

Lợi ích dân tộc chân chính của Việt Nam trong đối ngoại hiện nay là giữ vững hòa bình, tạo lập mơi trường quốc tế thuận lợi nhằm phục vụ thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã khẳng định những quan điểm cơ bản trong chính sách đối ngoại đổi mới là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối

ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển [5]. Trong chiến lược đối ngoại của Việt Nam đã xác định rõ: mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Liên bang Nga là

một trong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay. Trong điều kiện q trình tồn cầu hóa sơi động và phức tạp hiện nay, Việt Nam xác định quan điểm cần phải chú trọng đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định trong chuyến thăm Nga

năm 2008:“Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện với Liên

bang Nga là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình. Việt Nam mong muốn Nga phát triển vững mạnh, giữ vai trò trong những cường quốc hàng đầu, đóng góp cho hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên thế giới” [36, tr 1]. Ngoài ra, trong bối cảnh

phấn đấu hồn thành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020, Việt Nam cần tranh thủ yếu tố bên ngoài thuận lợi để phục vụ cho mục tiêu này trong đó khơng thể khơng tính đến vai trò của Nga. Cho đến nay, một số ngành công nghiệp then chốt của Việt Nam vẫn là các cơ sở do Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng trước đây. Những cơng trình lớn và có hiệu quả nhất như Vietsovpetro chiếm 90% sản lượng khai thác dầu hàng năm của Việt Nam, Nhà máy thủy điện Hịa Bình, Nhà máy tuyển quặng Apatit Lào Cai … đang phát huy hiệu quả tốt. Việt Nam có nhu cầu lớn về bảo dưỡng, nâng cấp thiết bị máy móc cho những cơng trình này Nga là một thị trường rộng lớn, có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn, yêu cầu về chất lượng hàng hóa tuy khơng cịn như trước nhưng cũng khơng phải là quá cao so với khả năng thực tế của Việt Nam. Việt Nam có thể đẩy mạnh phát triển bn bán làm ăn với vùng Viễn Đơng của Nga. Việt Nam có một đội ngũ trí thức và cơng nhân lành nghề được học tập và đào tạo ở Nga. Họ có sự hiểu biết và những tình cảm hữu nghị đặc biệt đối với Nga. Vì vậy, họ có nhu cầu và mong muốn Việt Nam khơi phục, phát triển có quan hệ với Liên bang Nga và điều này rất có lợi cho cả Việt Nam và Liên bang Nga.

Đối với Việt Nam, cân bằng quan hệ với các nước lớn là một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Lợi ích về chính trị trong quan hệ với Nga là lợi ích chiến lược đáng kể đối với chúng ta. Dù kinh tế Nga chưa phát triển cao, nhưng Nga là một trong những nước có tiếng nói quyết định trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Nga có tiềm lực quân sự, Nga có nền khoa học cơng nghệ khá cao và đang dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực như chinh phục vũ trụ… Nga là nước duy nhất trên thế giới có thể tự bảo đảm tài nguyên khoáng sản và năng lượng cho sự phát triển lâu dài. Hơn nữa, trong lịch sử cũng như hiện tại, đối với Việt Nam, quan hệ với Nga là mối quan hệ khơng có xung

đột, mâu thuẫn lớn, không bị cạnh tranh nhau trong bất cứ lĩnh vực nào mà lại có truyền thống hữu nghị lâu dài. Phát triển quan hệ tốt đẹp với Nga, sẽ tạo thuận lợi cho chúng ta trong quan hệ với các nước lớn trong khu vực và thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ấn Độ...từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trên các diễn đàn quốc tế và khu vực, Nga và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng như đều muốn thúc đẩy một thế giới hịa bình, ổn định, cơng bằng và dân chủ hơn.

Đặc biệt, trong khi tình hình ở Biển Đơng đang diễn biến phức tạp, thì Việt Nam cần quan hệ với Nga như một “liên minh mở” để bù đắp sự bất lợi cân bằng về quyền lực và đây là điều hiển nhiên trong ứng xử quan hệ với Trung Quốc khi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đơng đang bị các bên tranh chấp. Do đó, thúc đẩy quan hệ với Nga sẽ có lợi cho việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Mặt khác, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn của Việt Nam. Với mối quan hệ truyền thống, tin tưởng lẫn nhau Nga có thể bán cho Việt Nam những loại vũ khí hiện đại mà khơng cần bất kỳ một điều kiện gì. Từ đó, Việt Nam có thể củng cố sức mạnh quốc phịng để tự bảo vệ mình trước những thế lực thù địch, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi tình hình Biển Đơng đầy phức tạp.

Cộng đồng người Việt Nam ở Nga hiện nay có số lượng đơng đảo, phần lớn trong số này là những công nhân sang làm việc theo các hiệp định hợp tác lao động được ký kết giữa Việt Nam và Liên Xơ trước đây, ngồi ra là số sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh khoa học. Tuyệt đại đa số cộng đồng người Việt ở Nga là những người làm ăn chân chính, tích cực lao động, có nhiều đóng góp hướng về Tổ quốc. Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy quan hệ với Nga, tăng cường trao đổi với Nga nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt sinh sống và làm ăn một cách ổn định, hợp pháp. Một điều thực tế là trong những năm chuyển đổi kinh tế, chính hoạt động kinh tế thương mại của cộng đồng người Việt này đã góp phần bù đắp những hẫng hụt trong buôn bán giữa hai nước. Khôi phục và tăng cường quan hệ Việt - Nga, ngồi việc góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển, cịn bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho cộng đồng người Việt Nam ở Nga. Việt Nam cũng mong muốn thông qua việc thúc đẩy quan hệ với Nga để bày tỏ một thông điệp về sự tơn trọng và tình cảm thủy chung trong quan hệ với các nước bạn bè truyền thống. Phát triển tốt quan hệ Việt - Nga trong khuôn khổ đối tác chiến lược sẽ là

yếu tố quan trọng giúp Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ở Trung, Đông Âu và Trung Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam liên bang nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh quốc phòng giai đoạn 2001 2015 (Trang 32 - 35)