* Thành tựu
Trong suốt hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin và Tổng thống D.Medvedev, nước Nga đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc thực hiện triết lý phát triển xây dựng nhà nước liên bang hùng mạnh, phát triển kinh tế thị trường, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo đảm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, cải thiện vị thế của Nga trên trường quốc tế. Thế và lực mới cũng như những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong chiến lược phát triển của mình đang tạo ra những thành tựu to lớn trong việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt
Nam trên tất cả các lĩnh vực trong đó nổi bật là lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng. Hai nước đã xác lập và đẩy mạnh tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, kể cả cấp cao nhất; mở rộng giữa các tổ chức chính trị - xã hội, giữa các địa phương với nhiều hình thức đa dạng. Thơng qua đó, đối thoại chính trị giữa hai bên được tiến hành một cách tích cực. Sau chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga V.Putin (2001), đối thoại chính trị Việt - Nga diễn ra hàng năm với các cuộc gặp gỡ cấp cao. Các cuộc tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa hai bên là bằng chứng sinh động thể hiện rõ quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo hai nước nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược vì lợi ích quốc gia của mỗi nước.
Trong đối thoại chính trị, hai nước chia sẻ sự gần gũi về lập trường, quan điểm trên một loạt vấn đề quốc tế quan trọng như xây dựng một trật tự thế giới cơng bằng, bình đẳng; chống lại mọi hình thức áp đặt hoặc can thiệp vào cơng việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền; nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc trong giải quyết các vấn đề toàn cầu và phát triển hợp tác; vấn đề kiểm sốt vũ khí và giải trừ quân bị; vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan… Hai bên cũng thể hiện rõ sự nhất trí cao về nguyên tắc đối với các vấn đề an ninh và hợp tác ở Châu Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á như ủng hộ việc thiết lập khu vực Đông Nam Á phi hạt nhân, tăng cường an ninh hàng hải trên các tuyến giao thông huyết mạch tại khu vực, đề cao vai trò của các diễn đàn hợp tác khu vực như APEC, ASEAN, ARF, Diễn đàn Hợp tác Thượng Hải (SCO)… Nga ủng hộ vai trị tích cực của Việt Nam trong ASEAN cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực mới.
Mặt khác, giữa Việt Nam và Nga cịn có sự đồng thuận trong việc đánh giá các xu thế chủ yếu diễn ra trên thế giới, nhất là về vai trò, tác động của cách mạng khoa học - cơng nghệ hiện đại, về tính chất hai mặt của xu thế tồn cầu hố, về tính cấp bách của q trình hội nhập quốc tế… Hai bên cũng không chỉ khẳng định mong muốn, mà trên thực tế ngày càng tỏ rõ sự chủ động xúc tiến các hoạt động phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế, trong các tổ chức đa phương, ở Liên hợp quốc cũng như nhiều diễn đàn quốc tế khác vì lợi ích hai nước và lợi ích chung của hồ bình, an ninh và phát triển. Hai bên cũng có lập trường về việc xây dựng một thế giới đa cực, khơng có bạo lực, khơng có
các trung tâm sức mạnh về chi phối thế giới, về việc khẳng định vai trị duy trì hịa bình và ổn định của hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong giải quyết các xung đột trên thế giới. Điểm “đặc biệt” trong quan hệ chính trị Việt - Nga là độ tin cậy ở mức rất cao được không chỉ giới lãnh đạo mà nhân dân hai nước ghi nhận và coi trọng. Tính chất quan hệ này khơng có hoặc chưa có trong các mối quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Nhật hay Việt - Trung. Trong quan hệ Việt - Mỹ, mặc dù những năm gần đây thể hiện rõ xu hướng tăng tốc đáng kể, nhưng hai bên trên thực tế đều hiểu rằng nền tảng chính vẫn là lợi ích tại biển Nam Trung Hoa. Lĩnh vực kinh tế - thương mại phát triển rất nhanh, đem lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, nhưng trong lĩnh vực chính trị cịn tồn tại một số bất đồng xung quanh vấn đề dân chủ - nhân quyền. Mâu thuẫn giữa hai nước về ý thức hệ và thể chế chính trị ln là rào cản của mối quan hệ này. Về quan hệ Việt Nam và Nhật Bản, mặc dù Nhật Bản những năm gần đây cam kết cung cấp viện trợ tài chính, cung cấp các thiết bị quân sự để giúp Việt Nam tăng cường năng lực hành động tại biển Nam Trung Hoa, nhưng mục đích chính vẫn là kiềm chế sự bành chướng của Trung Quốc tại vùng biển này. Trong quan hệ Việt - Trung, ngoài những tranh chấp lãnh thổ do những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc, thì những nghi kỵ, thiếu tin tưởng lẫn nhau đang là vật cản lớn đối với mối quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi giữa hai quốc gia.
Trong lĩnh vực an ninh - quốc phịng, quan hệ Việt - Nga có những chuyển động tích cực với sự củng cố, tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự phù hợp yêu cầu an ninh của mỗi nước, chia sẻ thơng tin tình báo liên quan đến an ninh khu vực và thế giới, nhất là các hoạt động khủng bố, nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” Việt - Nga và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tồng thống Nga V.Putin đã ký tháng 5 - 2012 đã là cơ sở để mở rộng quan hệ chiến lược sang lĩnh vực quân sự, bao gồm cả những vấn đề tầm vĩ mô như hợp tác nghiên cứu và ứng dụng các học thuyết quân sự, nghệ thuật quân sự (chiến thuật, chiến lược, chiến dịch) trong thời đại chiến tranh có sử dụng vũ khí cơng nghệ cao, chiến tranh điện tử - tin học… Hợp tác quân sự Việt - Nga sẽ tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống có lợi cho hịa bình và phát triển, khơng nhằm mục đích đến một nước thứ ba nào.Trong những năm vừa qua Việt Nam đã đặt mua tàu ngầm Kilo, máy bay chiến đấu Su-30 MK2, tàu tuần tra cao tốc lớp Svetlyak và tàu khu trục Gepard của Nga… Đây được đánh giá không chỉ là
những hoạt động thương mại quân sự thuần túy mà còn là một biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Việc mở rộng hợp tác Quốc phòng với Việt Nam không chỉ giúp Moscow thu được những khoản ngoại tệ quan trọng từ các hợp đồng bán vũ khí với Hà Nội mà cịn giúp Nga giữ một hình ảnh chính trị nhất định tại Việt Nam, Đơng Nam Á cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
* Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trên đây, quan hệ Việt - Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phịng cịn những khó khăn nhất định. Trong suốt hơn một thập niên qua hai bên đã có rất nhiều hiệp định chính trị, văn bản quan trọng được ký kết nhưng vấn đề triển khai nội dung các hiệp định và tiến độ thực hiện chúng vẫn còn nhiều tồn tại và có phần chậm được cụ thể hóa, chưa tương xứng với tiềm năng và nguyện vọng của hai phía. Tính hiệu quả trong quan hệ hợp tác địa phương chưa cao, các chuyến thăm chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị và mới chỉ dừng lại ở việc ký kết các văn bản.
Trong lĩnh vực kỹ thuật - quân sự vẫn còn một số vấn đề bất cập trong quá trình đàm phán và thực hiện các dự án và hợp đồng. Sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính của hai nước, trình độ ứng dụng cơng nghệ của cán bộ Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong hợp tác trao đổi vũ khí và trang bị kỹ thuật, Nga cũng chưa cung cấp những thiết bị tối tân cho Việt Nam như đã cung cấp cho Trung Quốc. Việc hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đơng giữa Việt Nam và Liên bang Nga phần lớn đều do các tập đồn và cơng ty tư nhân thực hiện. Hơn thế nữa, do mối quan hệ Nga - Trung đang ở thời điểm đỉnh cao nên Việt Nam cũng chưa tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của Nga trong vấn đề Biển Đông.
Tiểu kết chƣơng 2
Quan hệ Việt - Nga trong những năm gần đây đã phát triển một cách toàn diện, thực chất, đúng nghĩa “đối tác chiến lược tồn diện” mang lại lợi ích thiết thực trên tất cả các lĩnh vực quan hệ song phương và đa phương ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương góp phần củng cố và nâng cao vị thế của hai quốc gia trên trường quốc tế và khu vực. Như Tổng thống Putin đã nhận xét: “Nói chung khó có thể tìm được hướng hoạt động nào
mà Nga và Việt Nam không phát triển sự hợp tác hiệu quả” và bất luận tình hình thế giới cũng như tình hình hai nước trong hơn thập niên qua có nhiều thay đổi, “song có một
điều cịn mãi, khơng bao giờ thay đổi - đó là sự tơn trọng lẫn nhau, là quan hệ truyền thống tin cậy và giúp đỡ nhau, biết trân trọng sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi của các đối tác thủy chung”; và đó là sự ủy thác tinh thần cho các thế hệ công dân hôm nay và mai sau của hai đất nước chúng ta” và “đó chính là sự bảo đảm tính kế thừa và sự bền vững cho mối quan hệ hướng tới tương lai” [36]. Nhờ có mối quan hệ này đã giúp cho cả
hai nước từng bước hội nhập sâu rộng vào đời sống chính trị thế giới. Với quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo hai nước và sự gần gũi trong lập trường, quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, đặc biệt cả hai nước đều nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của nhau cũng như vị trí, vai trị của Việt Nam và Liên bang Nga trong các tổ chức quốc tế và khu vực mà cả hai hiện đều là thành viên. Hiểu và nhận thức đúng vai trò và vị thế của nhau đã góp phần làm mối quan hệ Việt - Nga đang ngày càng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu với những thành tựu khích lệ như đã trình bày ở trên đáp ứng lợi ích thiết thực của mỗi nước. Mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực của hai nước, mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga được hy vọng sẽ có những bước phát triển ngày càng tốt đẹp hơn trong tương lai.
CHƢƠNG 3