Nga
Sau những bước đi không thành công trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương, Nga không những không nhận được kết quả như mong muốn sớm hội nhập vào thế giới phương Tây, mà ngược lại, nước Nga ngày càng thêm suy yếu và bị cô lập. Nga vẫn đứng ngồi lề của q trình liên kết kinh tế sinh động ở cả hướng Tây lẫn hướng Đơng. Vai trị, vị trí quốc tế của Nga bị suy giảm nghiêm trọng. Do vậy, nước Nga buộc phải có những điều chỉnh mới căn bản, có tính bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của mình. Nội dung điều chỉnh lớn đó là: Từ “Định hướng Đại Tây
Dương” chuyển sang “Định hướng Á - Âu”, trong đó Nga tích cực triển khai chính sách
đối ngoại với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong Chiến lược an ninh quốc gia (20/01/2000), Học thuyết quân sự của Liên bang Nga (21/04/2000) và Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga được cơng bố ngày 26/08/2000 có ghi rõ: “Một đường lối đối ngoại thành cơng của nước Nga phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ sự cân bằng giữa các mục tiêu và khả năng đạt được các mục tiêu đó. Liên bang Nga sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và xây dựng chính sách đó dựa trên sự nhất quán, có thể thấy trước và chủ nghĩa thực dụng cùng có lợi. Chính sách đó phải hồn tồn rõ ràng, có tính lợi ích hợp pháp của các nước và nhằm tìm kiếm những giải pháp chung”. Khác với
người tiền nhiệm Yeltsin, Tổng thống Putin đã xác định rõ vị thế, vai trò, sức mạnh hiện có của nước Nga trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều thay đổi. Ơng thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, thực dụng hơn. Một mặt Nga vẫn quan hệ với các nước Châu Âu nhưng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được điện Kremlin đặc biệt quan tâm và xác định đây là khu vực chiến lược quan trọng, có nhiều lợi ích đối với Nga. Nga cho rằng, tăng cường hợp tác với các nước Châu Á - Thái Bình Dương có thể phát huy cả về phương diện đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế. Theo định hướng đó, Liên bang Nga chủ trương tích cực hội nhập vào tất cả các cơ chế đối ngoại của khu vực (ASEAN, ARF, APEC,...), mở rộng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực, trong đó khơng thể không kể đến Đông Nam Á.
Việt Nam từ trước tới nay ln có một vị trí nhất định trong chính sách đối ngoại của Liên Xơ trước đây cũng như Liên bang Nga hiện nay ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nga đối với khu vực này là tiền đề quan trọng để Nga có thể lấy lại vị thế cường quốc Á - Âu của mình. Với tính tốn như vậy, Liên bang Nga coi trọng mối quan hệ với Việt Nam và xác định Việt Nam có một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực này. Trong kỳ họp thứ 7 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga (12/2000), Nga khẳng định: “Việt Nam là đối
tác chiến lược của Nga, có vị trí quan trọng ở Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương”[30, tr5]. Trước khi ký tuyên bố chung với Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Tổng
thống Nga Putin khẳng định: “Việc phát triển mối quan hệ trên tất cả các mặt với Việt Nam được chúng tôi coi là một trong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga ở Châu Á” [29, tr 1&5]. Trong bản “Những định hướng cơ bản chính sách đối ngoại của Liên bang Nga” được Tổng thống Dmitry Medvedev thông qua (12/
07/2008), Tổng thống đã phát biểu cơ bản là kế tục và phát triển chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Putin, trong đó lần đầu tiên kể từ thời Yeltsin, Việt Nam được đề cập đích danh trong “Định hướng chính sách của nước Nga tại Đơng Nam Á” như sau:
“Chính sách của Nga hướng tới tăng cường tính năng động, tích cực trong quan hệ đối với các quốc gia Đông Nam Á, trước hết là phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam”.
Trong thông điệp Liên bang 2015 của Tổng thống Putin, một lần nữa Việt Nam lại được ông nhắc đến trong văn kiện quan trọng này chứng tỏ Việt Nam ln có một vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga.“Chúng ta đã vươn lên
một trình độ mới về chất trong việc phối hợp hành động trong khuôn khổ liên minh kinh tế Á - Âu (Eurasia). Chúng ta đã thành lập được không gian thống nhất cho sự trung chuyển tự do các nguồn vốn, hàng hoá, sức lao động; đã đạt được thoả thuận có tính ngun tắc về việc kết nối liên kết Á - Âu với sáng kiến Con đường Tơ lụa, Vành đai Kinh tế của Trung Quốc; đã thành lập hành lang mậu dịch với Việt Nam.”[35]
Về địa - chiến lược, Việt Nam có một vị trí quan trọng ở Đơng Nam Á. Từ địa bàn Việt Nam có thể kiểm soát những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng qua biển Đơng. Chính vì vậy gần một nửa thế kỷ qua Việt Nam luôn là nơi tranh giành ảnh hưởng
của các nước lớn. Như vậy, với Nga, rõ ràng việc thúc đẩy quan hệ chiến lược với người bạn truyền thống Việt Nam là một đích quan trọng để Nga xác lập lại vị trí của mình là một đối tác quan trọng trong khu vực Đông Nam Á giữa lúc Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang có ảnh hưởng đối với khu vực này. Hay nói cách khác, Nga có thể xem “yếu tố Việt Nam‟‟ là cản trở của Bắc Kinh nếu như Việt Nam quan hệ với Nga hoặc Mỹ, Nhật…Khi đó Trung Quốc sẽ mất thế chủ động ở khu vực này. Đây là một hướng quan trọng trong chiến lược giành lại và phát huy vai trò nước lớn của Nga.
Về địa - kinh tế, Việt Nam nằm trong khu vực có sự phát triển kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay. Mặt khác, sau những nỗ lực vượt bậc Việt Nam đã và đang hội nhập nhanh vào q trình hợp tác liên kết khu vực, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, do vậy Việt Nam có thể đóng vai trị là chiếc cầu nối giúp Nga mở rộng và phát triển quan hệ với các nước ASEAN cũng như với các nước khác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi quan hệ của Nga với các nước ASEAN còn hạn chế, trừ mối quan hệ truyền thống với Việt Nam, thì Việt Nam chính là điểm xuất phát tốt nhất để từ đó Nga có thể vươn ra xa hơn ở khu vực mà Nga coi là một trong những hướng ưu tiên trong chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của mình. Hơn thế nữa, chính sách đối ngoại của Nga ngày nay trước hết nhằm phục vụ lợi ích phát triển kinh tế. Liên bang Nga có những lợi ích thiết thực trong quan hệ với Việt Nam thông qua hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng và bn bán vũ khí. Việt Nam là nơi duy nhất mà ngành dầu khí của Nga có thể cạnh tranh được với các nước phương Tây và đưa lại nhiều hiệu quả, đồng thời cũng là nơi có hàng ngàn chuyên gia, kỹ thuật viên tay nghề cao và các nhà quản lý nhà nước, kinh tế được đào tạo tại Nga trong thời kỳ Liên Xô trước đây. Đó là điều kiện thuận lợi mà Nga khơng thể có được trong quan hệ với các nước khác ở Đông Nam Á. Đặc biệt, trong những năm gần đây Nga chịu sự cấm vận nặng nề từ Mỹ và Phương Tây do vấn đề Ukraine nên việc Nga mở rộng phát triển kinh tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ giúp Nga giải quyết được vấn đề về kinh tế.
Tóm lại, những lợi ích cơ bản và chủ yếu nêu trên đối với mỗi nước, đặc biệt là sự gặp gỡ về lợi ích giữa hai nước chính là cơ sở, động lực rất quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Nga phát triển hơn nữa tương xứng với tầm vóc cần có của quan hệ đối tác chiến
lược cũng như truyền thống tốt đẹp vốn có của mối quan hệ hữu nghị giữa chính phủ và nhân dân hai nước.
* Tiểu kết chƣơng 1
Có thể nói, bước sang những năm đầu thế kỉ XXI, tình hình thế giới và khu vực có những thay đổi to lớn, phức tạp. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, xu thế tồn cầu hóa, sự cạnh tranh, hợp tác và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Xung đột vũ trang và chiến tranh cục bộ vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi song hợp tác vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội vẫn là xu thế lớn chi phối đời sống chính trị thế giới. Vận động trong bối cảnh quốc tế và khu vực mới cùng với lịch sử mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, cũng như căn cứ vào đặc điểm tình hình riêng của mỗi nước, Việt Nam và Liên bang Nga đã đưa ra những sách lược quan trọng để phát triển mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai quốc gia, nhằm phục vụ lợi ích quốc gia của mỗi nước trong tình hình mới góp phần vào sự hịa bình, ổn định của thế giới và khu vực.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ VÀ AN NINH - QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2015