Đối thoại và hợp tác chính trị song phương
Để ghi nhận và nâng lên tầm cao mới cho quan hệ song phương, trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống V. Putin (từ 28/2 - 2/3/2001), hai nước đã ký
Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, chính thức xác định khung khổ pháp lý mới cho quan hệ Việt - Nga.
Chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga đã đánh dấu một sự kiện quan trọng, xác lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong thế kỷ XXI. Tổng thống Putin đã nói:“Thật ngu xuẩn nếu vứt bỏ đi quan hệ hữu nghị hợp tác truyền
thống Việt - Xơ. Quan hệ đó khơng chỉ đơn thuần là ý thức hệ, mà đằng sau đó là lợi ích chiến lược lâu dài của cả hai nước”.[33, tr1]. Đối với Việt Nam, đây là hình thức quan hệ
mới, lần đầu tiên được thiết lập giữa Việt Nam với một nước khác. Trong chuyến thăm này, hai bên đã ký được nhiều văn bản quan trọng như nghị định thư liên chính phủ về việc rà sốt cơ sở, điều ước, pháp lý và hiệu lực các hiệp ước, nghị định song phương, các văn kiện về mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí, phối hợp hành động trong tiêu chuẩn hóa, phịng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, trong lĩnh vực liên ngân hàng. Hai bên cũng ghi nhận vai trò then chốt của lĩnh vực dầu khí, đồng thời xác định các phương hướng hợp tác kinh tế có triển vọng, nhất là năng lượng điện, tổ hợp công nghiệp, nghề cá, cơng nghiệp nhẹ, hóa chất, dược phẩm và thực phẩm, đóng mới và sửa chữa tàu, chế tạo máy, vận tải và thông tin, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch.
Từ năm 2001 đến nay, các cuộc tiếp xúc ở tất cả các cấp được xúc tiến thường xuyên, sự hợp tác giữa hai quốc hội, các địa phương và tổ chức chính trị - xã hội được mở rộng với nhiều hình thức phong phú, cơ chế hợp tác được hoàn thiện một cách hiệu quả ở nhiều cấp độ: quốc gia, khu vực cũng như toàn cầu. Tiếp sau chuyến thăm của Tổng thống Putin là chuyến thăm của Thủ tướng Kasyanov (3/2002). Đây là sự kiện quan trọng góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước - đó là sự hợp tác hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại. Trong chuyến thăm lần này, hai bên đã tập trung thảo luận và thống nhất các biện pháp cụ thể để thúc đẩy triển khai các thoả thuận đạt được ở cấp cao, mà trọng tâm là lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục, kỹ thuật - quân sự, văn hoá... Cụ thể, hai bên đã bàn các biện pháp trước mắt và lâu dài để nâng kim ngạch thương mại lên 1 tỷ USD, triển khai sớm việc Việt Nam trả nợ cho Nga bằng hàng hoá, xúc tiến đàm phán và ký Hiệp định mậu dịch tự do giữa hai nước, tăng cường làm ăn trực tiếp giữa các địa phương, khuyến khích hợp tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước. Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Nga Kasyanov đã góp phần nâng quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật giữa hai nước lên ngang tầm quan hệ chính trị tốt đẹp, để quan hệ truyền thống Việt - Nga phát triển bền vững và đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển ở mỗi nước. Ngồi ra cịn có các chuyến thăm Việt Nam của đoàn đại biểu Đuma Quốc gia Quốc hội Liên bang Liên bang Nga do phó chủ tịch Đuma Quốc gia V.A.Kuptsov dẫn đầu (11-2004); Chủ tịch hội đồng Liên bang Quốc hội Nga S.Mironnơp(1-2005); đồn Cựu chiến binh Nga và Hội hữu nghị với Việt nam do Đại tướng, Anh hùng Liên Xô Govorov V.L…, Chủ tịch Uỷ ban cựu chiến binh và phục vụ quân ngũ Nga dẫn đầu (25/3 - 4/4/2005).
Năm 2006 được coi là năm thành công rực rỡ của quan hệ Việt - Nga. Việt Nam đã vinh dự được đón cả Tổng thống Nga V.Putin và Thủ tướng Nga Mikhail Fradkov sang thăm. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga M. Fradkov (02/2006) nhằm tăng cường cơ chế tiếp xúc chính trị, thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận đã đạt được, đồng thời đẩy mạnh hợp tác hai nước trên các diễn đàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Đơng Á và ASEAN. Đây cũng là dịp để hai bên thắt chặt hơn nữa mối quan hệ truyền thống và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư, dầu khí, năng lượng,
khoa học cơng nghệ, nông nghiệp và hàng tiêu dùng. Hai bên cũng thống nhất tiếp tục phát triển những dự án ngang tầm với mối quan hệ chiến lược và tìm kiếm phương hướng mới để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Trong chuyến thăm lần này, hai bên đã ký hai văn kiện hợp tác quan trọng: Nghị định thư về sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về đào tạo công dân Việt Nam tại các trường và các cơ sở đào tạo đại học của Liên bang Nga ký ngày 9/7/2002.
Nhân dịp tham dự “Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC” lần thứ 14 diễn ra tại Hà Nội, Tổng thống V.Putin đã có chuyến thăm chính thức lần hai tới Việt Nam (từ 21- 23/11/2006). Diễn ra trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt vào thời điểm ngay sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC lần thứ 14 tại Hà Nội, chuyến thăm lần này của Tống thống Putin là bằng chứng sinh động thể hiện nguyện vọng và quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước tiếp tục thúc đẩy phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác ổn định lâu dài, bình đẳng và cùng có lợi. Trong chuyến thăm này, Tổng thống V.Putin khẳng định:“Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác
toàn diện Nga - Việt trên cơ sở phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước...không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác..., tìm phương thức giải quyết hiệu quả nhất cho những vấn đề cịn tồn tại”. Trong q trình hội đàm, lãnh đạo hai bên cùng nhất
trí thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, năng lượng, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại bởi giữa hai nước có nhiều cơ sở, quan điểm trùng lặp hoặc gần gũi trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, chống khủng bố. Cụ thể, hai bên đã ký 5văn kiện hợp tác: Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Nga về tiếp tục hợp tác thăm dị, khai thác dầu khí; các thoả thuận về hợp tác giữa Công ty Gazprrom và Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Về giám sát hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Trung ương đối với hợp tác giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Tiết kiệm Nga; Chương trình hợp tác du lịch 2007 - 2008.
Nhận lời mời của Phó thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng ngoại giao Liên Bang Nga Sergei Lavrov sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ 24/7 - 25/7/2009. Hai Bộ trưởng ngoại giao đã hội đàm nhằm thống nhất các biện pháp thúc đẩy quan hệ Việt - Nga phát triển mạnh và hiệu quả hơn nữa, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại và đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nga đầu tư tại Việt Nam cũng như thúc đẩy hàng hóa của Việt Nam sang Nga; thống nhất một số hoạt động hướng tới kỷ niệm trọng thể 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga vào năm 2010. Ngài Sergei Lavrov cũng khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Nga trong việc tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt làm ăn, sinh sống và học tập tại Liên bang Nga cũng như giúp đỡ tiểu thương Việt Nam làm ăn hợp pháp tại chợ Cherkyzovo. Đồng thời, hai bên cũng nhất trí phát triển mối quan hệ truyền thống và đối tác chiến lược vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, vì hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Đặc biệt, năm 2010 là năm kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga, quan hệ chính trị đã được đẩy lên tầm cao mới mở ra một triển vọng hơn nữa trong quan hệ Việt - Nga. Tổng thống Liên bang Nga Dmitri Medvedev có chuyến thăm chính thức Việt Nam (ngày 30 và 31/10/2010) và dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Nga lần thứ hai. Tại các buổi hội đàm, Tổng thống Dmitri Medvedev và các nhà lãnh đạo Việt Nam đều khẳng định rằng Liên bang Nga và Việt Nam có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, quan hệ hợp tác phát triển năng động và ngày càng đi vào chiều sâu. Đây là mối quan hệ có một khơng hai trên thế giới và tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân hai nước là tài sản vô giá cần tiếp tục vun đắp, phát triển. Hai bên cũng đi đến thống nhất sẽ sớm triển khai thực hiện những dự án hợp tác đã thỏa thuận giữa hai nước, trước hết là dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam; tạo thuận lợi cho các công ty của Việt Nam, trong đó có các cơng ty liên doanh về thăm dị và khai thác dầu khí trên lãnh thổ Liên bang Nga mở rộng hoạt động. Cùng với các dự án về khoa học - kỹ thuật, an ninh quốc phịng và văn hóa - giáo dục, hai bên cũng đã thảo luận các điều kiện tiến tới thành lập khu vực thương mại tự do Việt Nam - Nga - Bêlarút - Cadắcxtan, hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 3 tỷ USD vào năm 2012 và đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Cũng trong chuyến thăm này hai bên đã
ký kết các văn kiện quan trọng về xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam; về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng; về bảo hộ lẫn nhau các quyền đối với kết quả hoạt động trí tuệ được sử dụng và thu nhận được trong quá trình hợp tác song phương về kỹ thuật quân sự; về hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan; một số Thỏa thuận hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phương và Tập đồn, Cơng ty hai nước.
Năm 2011, nhân kỷ niệm 10 năm hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, Phó thủ tướng thứ nhất Liên Bang Nga Suvalop thăm Việt Nam, dự cuộc họp đầu tiên của hai đồng chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Việt - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại khoa học và kỹ thuật đầu tiên sau khi nâng cấp. Nhân dịp này, hai bên ký các hiệp định về Nga cung cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi cho Việt Nam mua trang thiết bị kỹ thuật quân sự của Nga, xây dựng Trung Tâm khoa học Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam và một số văn kiện hợp tác quan trọng khác.
Năm 2012 là năm dấu mốc ghi nhận quan hệ Việt - Nga bước sang giai đoạn phát triển mới về chất. Trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7/2012), hai nước đã ký Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược tồn diện giữa Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, đưa quan hệ Việt - Nga từ “đối tác chiến lược” lên “đối tác chiến lược toàn diện”. Sau khi rời hội nghị cấp cao Á - Âu ASEM lần thứ 9 tại Lào, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev chính thức sang thăm Việt Nam trong hai ngày (6 - 7/11/2012). Đây là chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Sau khi hội đàm với các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, hai bên đã ký kết hiệp định liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng khoảng khơng vũ trụ vì mục đích hịa bình; tun bố chung về việc thành lập Nhóm cơng tác chung cấp cao thúc đẩy các dự án đầu tư ưu tiên Việt - Nga; bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo; trao đổi cơng hàm về việc phía Nga mở Chi nhánh cơ quan đại diện thương mại tại Tp. Hồ Chí Minh; trao đổi công hàm thông báo hiệu lực Hiệp định hợp tác về lao động có thời hạn của cơng dân hai nước trên lãnh thổ của nhau.
Ngày 13- 14/11/2012, Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga, bà Valentina Ivannovna Matviyenko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang dẫn đầu Đồn tới thăm chính thức Việt Nam. Chuyến thăm góp phần nhằm tiếp tục tăng cường
hiệu quả hợp tác giữa Quốc hội hai nước, cũng như tình đồn kết, hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Liên bang Nga trong thời gian tới. Trong buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Quốc hội Việt Nam sẽ làm hết sức mình để tăng cường mối quan hệ Việt - Nga, đưa quan hệ tốt đẹp này ngày càng có vai trò lớn hơn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngay sau hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể, đưa quan hệ giữa cơ quan lập pháp hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực hơn trong tương lai.
Năm 2013, có thể nói, là năm đáng nhớ về quan hệ đối ngoại của Việt Nam với Liên bang Nga khi Tổng thống V. Putin chính thức sang thăm Việt Nam một lần nữa (12/11/2013). Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ ba của Tổng thống Nga V. Putin và Việt Nam cũng là nước thứ hai ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (sau Trung Quốc) mà Tổng thống Nga Putin đến thăm trong nhiệm kỳ mới. Chuyến thăm này một lần nữa cũng khẳng định những chiến lược thực hiện chính sách “Hướng Đơng” của Liên bang Nga mà trong hai nhiệm kỳ trước Tổng thống V. Putin chưa làm được nhiều, do tập trung vào ổn định tình hình chính trị và phát triển kinh tế trong nước. Mặt khác, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên bang Nga đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực càng thể hiện triển vọng rất tốt cho mối quan hệ này. Ngay trước thềm chuyến thăm diễn ra, Tổng thống Nga V. Putin đã có bài trả lời báo chí. Ơng khẳng định:“Tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam
đã vững vàng vượt qua được những thử thách nảy sinh từ nhiều sự kiện bi thương của thế kỷ XX cũng như những biến đổi kỳ vĩ trên thế giới và ở hai đất nước chúng ta. Song có một điều cịn mãi khơng bao giờ thay đổi - đó là quan hệ tơn trọng lẫn nhau là truyền thống tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau. Là biết trân trọng sự giúp đỡ vô tư không hề vụ lợi của các đối tác không khi nào phản bội. Về điều này tơi muốn dẫn ra đây những lời nói nổi