Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với Việt Nam (Trang 25 - 29)

Trƣớc khi khủng hoảng nổ ra, nền kinh tế Pháp đã có những bƣớc phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Trung bình hàng năm Pháp sản xuất hơn 12 triệu tấn than, 39 triệu tấn sắt thép, riêng năm 1929 đã sản xuất 250.000 chiếc ô tô [62, 513]. Hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế (chiếm 1/3 số luợng các doanh nghiệp tại Pháp) [62, 513]. Bên cạnh đó, việc áp dụng những khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất đƣợc quan tâm và thu đƣợc những thành tựu quan trọng.

Giống nhƣ các nƣớc tƣ bản khác, Pháp cũng bị ảnh hƣởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng 1929 - 1933. Khủng hoảng xảy ra ở Pháp muộn hơn các quốc gia khác nhƣng lại kéo dài hơn.

Dấu hiệu khủng hoảng xuất hiện tại Pháp từ năm 1930. Bắt đầu là việc các ngân hàng bị đình trệ và phá sản hàng loạt. Từ lĩnh vực ngân hàng, khủng hoảng lan rộng ra các ngành kinh tế khác. Trong giai đoạn 1929 - 1935, sản lƣợng công nghiệp giảm 1/3, sản lƣợng tơ lụa và len giảm 1/2 [35, 117], 130 xí nghiệp dệt vải bị phá sản [24, 296], giá nông sản giảm sút 30% đối với lúa mỳ và 20% đối với rƣợu [62, 514]. Năm 1935, sản xuất thép chỉ còn gần 50%, sản lƣợng ô tô chỉ còn gần 35% [62, 514], kim ngạch ngoại thƣơng giảm 3/5 và tổng thu nhập quốc dân giảm 1/3. Trong nông nghiệp, nông dân bị phá sản trên quy mô lớn và thu nhập từ nông nghiệp giảm từ 44,8 tỷ francs (1929) xuống còn 17 tỷ francs (1934) [49, 234].

Ngoài những tác động về kinh tế nêu trên, Pháp còn phải đối mặt với những vấn đề chính trị - xã hội nặng nề: nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động.

Năm 1932, Pháp có 241.000 ngƣời thất nghiệp, năm 1933 là 316.000 ngƣời, năm 1934 là 332.000 ngƣời, năm 1935 là 479.000 ngƣời và năm

1936 là 487.000 ngƣời [63, 28]. Những ngƣời có việc làm thì tiền lƣơng thực tế giảm 30 - 40%. Khoảng một vạn chủ xí nghiệp nhỏ, 10 vạn tiểu thƣơng bị phá sản [35, 118]. Nông dân là những ngƣời chịu ảnh hƣởng khá rõ từ cuộc khủng hoảng. Thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần. Trƣớc kia, với 1 tạ lúa mỳ, họ có thể mua đƣợc 1 tấn than thì vào năm 1935 họ chỉ mua đƣợc nửa tấn [62, 514]. Tại Pháp, nhiều cuộc bãi công của công nhân, đấu tranh của ngƣời lao động đã nổ ra đòi thực hiện luật lao động: làm 40 giờ/1tuần, nghỉ phép 2 tuần có lƣơng/năm. Ngày 10/02/1934, trên 5 triệu công nhân Pháp bãi công. Ngày 25/5/1936, công nhân Pháp tổng đình công [49, 267].

Nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng ở Pháp kéo dài đƣợc tìm thấy từ các chính sách về kinh tế, xã hội không thích hợp của các chính phủ trong việc khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng.

Trong suốt thời kỳ diễn ra khủng hoảng, khi những yếu kém của nền kinh tế đã lộ rõ, Pháp không kịp thời định giá lại đồng Franc, do vậy có sự khác biệt giữa giá trị của tiền tệ so với sức mạnh kinh tế. Năm 1936, Pháp mới phá giá đồng Franc trong khi Anh đã thực hiện điều này đối với đồng Bảng từ năm 1931. Mặt khác, Pháp giữ chế độ kim bản vị quá lâu (đồng Franc gắn với vàng cho đến năm 1936). Chính việc chậm phá giá đồng Franc và giữ chế độ kim bản vị quá lâu là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Pháp chậm phục hồi so với các quốc gia khác bởi giá trị cao của đồng tiền khiến cho hàng hóa tại thị trƣờng nội địa có giá cao hơn ở bên ngoài làm cho việc xuất khẩu rất khó khăn.

Trong giai đoạn khủng hoảng, vì chú trọng tới việc cân bằng cán cân ngân sách vốn liên tục bị thâm hụt nên chính phủ Pháp giảm chi tiêu công cộng, không tăng lƣơng cho ngƣời lao động và công chức. Hệ quả của chính sách đó gây ra tình trạng giảm cầu và những vấn đề xã hội nhƣ thất nghiệp, bất ổn xã hội. Năm 1935, Tổng thống Laval chủ trƣơng cắt giảm

10% chi tiêu của chính phủ (bao gồm cả lƣơng trả cho công chức) đã vấp phải sự phản đối của đông đảo quần chúng và các tổ chức xã hội [62,514].

Hệ thống chính trị không ổn định khiến cho việc thực hiện các chính sách đối phó với khủng hoảng không hiệu quả. Kết quả là quá trình phục hồi kinh tế diễn ra tại Pháp diễn ra chậm hơn so với nhiều quốc gia tƣ bản khác.

Yêu cầu về một chính phủ có khả năng giải quyết khủng hoảng kinh tế và những vấn đề xã hội đƣợc đặt ra cấp bách. Năm 1936, các đảng phái trong Mặt trận Bình dân đã giành đƣợc thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội. Chính phủ của Mặt trận Bình dân đã đƣợc thành lập do Léon Blum (ngƣời của Đảng Xã hội) đứng đầu.

Tháng 6/1936, đại diện giới chủ và nghiệp đoàn công nhân đã đi đến thỏa thuận: tăng 12% lƣơng cho công chức, quy định tuần làm việc 40 giờ, số ngày nghỉ phép của ngƣời lao động là 2 tuần/năm, tăng 25% lƣơng cho công nhân một số ngành [62 - 523, 524]. Những chính sách của chính phủ Mặt trận Bình dân đã góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp, cải thiện đời sống cho nhân dân qua đó tăng đƣợc sức mua trong xã hội.

Tiểu kết chương 1

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là một cuộc khủng hoảng “thừa” nghiêm trọng, sâu sắc và rộng lớn nhất trong lịch sử chủ nghĩa tƣ bản. Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả nặng nề về cả kinh tế lẫn chính trị - xã hội. Trên bình diện quốc tế, cuộc khủng hoảng đã khoét sâu vào mâu thuẫn vốn tồn tại giữa các nƣớc tƣ bản về lợi ích mà cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đem lại, đặc biệt là vấn đề phân chia thuộc địa. Những mâu thuẫn này cùng với hậu quả kinh tế, chính trị - xã hội mà cuộc khủng hoảng gây ra đã làm gia tăng ảnh hƣởng của chủ nghĩa phát xít. Kết quả là, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm chính quyền ở Đức, Ý và Nhật. Đây

là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939- 1945).

Một mặt, các nƣớc tƣ bản đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khôi phục kinh tế, khắc phục những hậu quả chính trị - xã hội trong nƣớc. Mặt khác, những nƣớc có nhiều thuộc địa (Anh, Pháp…), đã tìm mọi cách để trút gánh nặng khủng hoảng từ “mẫu quốc” sang các thuộc địa và phụ thuộc. Đồng thời, những nƣớc này tăng cƣờng khai thác, bóc các nguồn lợi kinh tế từ thuộc địa để bù đắp cho những thiệt hại ở chính quốc. Nhân dân lao động ở thuộc địa vốn đã bị cơ cực dƣới sự áp bức bóc lột của thực dân, đế quốc lại càng cơ cực hơn do phải chịu gánh nặng khủng hoảng mà “mẫu quốc” trút sang.

Trong bối cảnh chung đó, Đông Dƣơng - một thuộc địa quan trọng vào bậc nhất của thực dân Pháp cũng phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội do cuộc khủng hoảng này gây ra.

Chương 2

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 1929 - 1933

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)