1929 - 1933 của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đặt nhân loại trƣớc những khó khăn chƣa từng thấy về mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị xã hội. Trƣớc tình hình đó, mỗi quốc gia có những chính sách riêng nhằm đƣa đất nƣớc thoát ra khỏi khủng hoảng.
Những nƣớc có nhiều thuộc địa nhƣ Anh, Pháp… tìm cách trút gánh nặng khủng hoảng sang các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc, đồng thời, tăng cƣờng khai thác các nguồn lợi kinh tế từ thuộc địa để bù đắp thiệt hại cho
nền kinh tế chính quốc. Thực hiện chính sách đó, những nƣớc này thu đƣợc nhiều lợi ích:
Thứ nhất, xuất phát từ lợi ích kinh tế của chính giới tƣ bản ở chính quốc - là những nhà đầu tƣ lớn vào thuộc địa. Nếu tình hình kinh tế của thuộc địa bất ổn thì chính họ chứ không ai khác sẽ là những ngƣời chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Thứ hai, xuất phát từ đời sống của đông đảo quần chúng ở các nƣớc thuộc địa. Khi khủng hoảng nổ ra, do những tác động của cuộc khủng hoảng và những chính sách nhằm trút hậu quả khủng hoảng sang thuộc địa của các nƣớc thực dân nên đời sống của nhân dân thuộc địa càng cơ cực hơn. Nhƣ vậy tất yếu sẽ nảy sinh những tƣ tƣởng và phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống, chống lại chính quyền cai trị thực dân. Nếu điều này xảy ra, sẽ có ảnh hƣởng xấu đến công cuộc cai trị, bóc lột thuộc địa.
Để khắc phục những hậu quả khủng hoảng, ở Đông Dƣơng, Pháp đã thực hiện hai chính sách: tài trợ cho sản xuất thông qua những khoản tiền thƣởng, cho vay ƣu đãi và xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế.