Một vài nét về tình hình kinh tế Việt Nam những năm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 1933.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với Việt Nam (Trang 29 - 30)

khi diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) làm cho nƣớc Pháp tổn thất nặng nề. Để khắc phục hậu quả, một mặt Pháp thực hiện những chính sách phục hồi và phát triển kinh tế ở trong nƣớc; mặt khác tăng cƣờng khai thác và bóc lột nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động của các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc.

Tại Đông Dƣơng, trong thời kỳ 1919 - 1929, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô lớn gấp nhiều lần cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914).

Vốn đầu tƣ vào Đông Dƣơng của Pháp tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn 1888 - 1918 tƣ bản Pháp đầu tƣ vào Đông Dƣơng khoảng trên 1 tỷ francs; giai đoạn 1924 - 1929 đã tăng lên đến 4 tỷ francs [23, 76-77].

Nhiều công ty nông nghiệp đƣợc thành lập, diện tích canh tác đƣợc mở rộng. Loại hình kinh tế đồn điền đƣợc coi trọng và phát triển trên cả ba kỳ.

Theo Nghị định ngày 27/12/1913, diện tích đồn điền cấp nhƣợng cho không ngƣời Việt có thể lên tới 300 ha. Đồn điền phải trả tiền thì có thể rộng tối đa 15.000 ha [41, 134]. Nhiều điền chủ ngƣời Việt đƣợc cấp phép khai thác đồn điền có quy mô lên tới hàng ngàn ha.

Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có nhiều thay đổi đột biến. Nhiều cơ sở kinh doanh sản xuất công nghiệp và nhất là tiểu thủ công nghiệp của ngƣời Việt đƣợc thành lập với số vốn sản xuất của mỗi cơ sở lên tới hàng triệu franc. Giai đoạn 1923 - 1927, tại Bắc Kỳ đã có 449 nhà

thầu khoán ngƣời Việt nhận thầu trong lĩnh vực công chính với tổng số vốn trên 4.356.417 đồng Đông Dƣơng so với 155 thầu khoán Tây với số vốn 1.857.990 đồng [40, 45].

Các ngành công nghiệp mỏ, tơ lụa, chế biến nông sản xuất khẩu (đặc biệt là xay xát gạo), các cơ sở phục vụ sản xuất và đời sống nhƣ điện, nƣớc sạch… phát triển.

Hoạt động xuất - nhập khẩu đƣợc đẩy mạnh. Tổng giá trị nhập khẩu năm 1919 là 81 triệu đồng và xuất khẩu là 137 triệu đồng; năm 1929 đạt tới 230 triệu đồng xuất khẩu và 228 triệu đồng nhập khẩu [42, 106].

Nhƣ vậy, nền kinh tế Việt Nam trƣớc khi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, gần nhất là trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã biểu hiện sự phát triển ở những mức độ nhất định. Tuy nhiên, đó là sự phát triển không cân đối giữa các ngành kinh tế. Những ngành trực tiếp phục vụ mục đích khai thác và bóc lột thuộc địa đƣợc chú trọng phát triển (chủ yếu là khai mỏ, đồn điền, xay xát gạo…), những ngành sản xuất có thể cạnh tranh với hàng hóa của Pháp đều bị hạn chế tối đa. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp, trở thành thị trƣờng tiêu thụ, đồng thời cũng là địa bàn khai thác nguyên, nhiên, vật liệu và nhân công cho tƣ bản Pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)