Thực trạng của một số ngành kinh tế chủ đạo trong thời kỳ khủng hoảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với Việt Nam (Trang 47 - 61)

địa để chờ thời cơ khai thác sau này [5, 125]. Đó là một hình thức đầu tƣ

“dự trữ” cho tƣơng lai.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, tính chất phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nƣớc Pháp và thị trƣờng thế giới bộc lộ rõ nét. Sự phụ thuộc đó đƣợc biểu hiện trƣớc hết là ở sự giảm giá các mặt hàng xuất khẩu, sự phá sản của các doanh nghiệp, công ty tƣ bản, sự giảm sút khối lƣợng vốn đầu tƣ tƣ nhân và sự thay đổi trong xu hƣớng đầu tƣ của loại vốn này. Những biểu hiện nêu trên đã đánh dấu sự bắt đầu một thời kỳ sa sút của nền kinh tế Việt Nam nhất là một số ngành kinh tế then chốt nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng nghiệp…

2.3.2. Thực trạng của một số ngành kinh tế chủ đạo trong thời kỳ khủng hoảng. khủng hoảng.

2.3.2.1. Nông nghiệp.

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho nông nghiệp Việt Nam có những biến đổi rõ rệt. Trƣớc tiên, số vốn tƣ bản Pháp

đổ vào nông nghiệp ngày càng nhiều, từ năm 1924 đến năm 1930 vốn đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp lên tới 871,9 triệu francs [41, 130]. Kết quả là sản xuất phát triển, diện tích đất canh tác và sản lƣợng nông nghiệp đều tăng trƣởng đáng kể. Số lƣợng công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng nhiều hơn. Sau chiến tranh đã có 120 công ty với số vốn khoảng 410 triệu francs [41, 131].

Bên cạnh lúa gạo, Pháp còn chú trọng đầu tƣ canh tác các loại cây trồng khác, đặc biệt là cà phê, cao su. Nhiều đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê với diện tích lớn xuất hiện khắp Bắc - Trung - Nam. Các sản phẩm này đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động tiêu cực đến quá trình phát triển đó, thể hiên trên các mặt sau:

- Khối lượng và giá trị xuất khẩu giảm

Sự giảm giá các nông sản xuất khẩu trực tiếp ảnh hƣởng đến khối lƣợng xuất khẩu đặc biệt là giá trị xuất khẩu. Kể từ năm 1930 trở đi, khối lƣợng gạo xuất khẩu của Đông Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng bắt đầu sụt giảm.

Bảng 2.10: Số lượng gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn giai đoạn 1929 - 1933 [64, 10].

Năm Khối lượng (Tấn) Giá trị (Nghìn Francs)

1929 1.471.643 1.705.310 1930 1.121.593 1.198.726 1930 1.121.593 1.198.726 1931 959.504 623.447 1932 1.213.906 602.916 1933 1.153.493 425.967

Năm 1929 tại đây xuất khẩu hơn 1,4 triệu tấn lúa gạo thì năm 1933 chỉcòn hơn 1,1 triệu tấn, trong đó năm 1931 giảm mạnh nhất - chỉ còn gần 1 triệu tấn.

Sự sút giảm về giá trị xuất khẩu còn mạnh mẽ hơn. Trong những năm 1929 - 1933, nếu tỷ lệ giảm khối lƣợng xuất khẩu là 21,4% (từ 1.471.643 tấn xuống còn 1.153.493 tấn) thì tỷ lệ giảm giá trị xuất khẩu lên tới 76,5% (từ 1.705.310 tỷ francs xuống còn 425.967 triệu francs).

Giá lúa gạo xuất khẩu hạ kéo theo giá thu mua lúa gạo trong nƣớc giảm. Giá sản phẩm thấp hơn tổng chi phí sản xuất dẫn tới việc nhiều điền chủ làm ăn thua lỗ. Hệ quả tất yếu là các điền chủ hoặc bị phá sản, hoặc thu hẹp hay bỏ hẳn diện tích đất canh tác. Do đó, giá ruộng đất ngày càng rẻ. So So với truớc khủng hoảng, năm 1930, giá ruộng đất xung quanh Sài Gòn giảm 40%, ở Vĩnh Long giảm 50%. Ở Trà Vinh, Sóc Trăng giá mỗi ha ruộng từ 500 - 600 đồng sụt xuống còn 150 đồng [20, 24].

Mặc dù giá ruộng đất giảm nhƣng diện tích đất canh tác không tăng thêm, thậm chí còn giảm do các điền chủ không còn chú trọng đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp vì vừa ít lợi nhuận lại có độ rủi ro cao.

- Sự sút giảm diện tích gieo trồng

Diện tích canh tác lúa ở Việt Nam năm 1928 là 2.028.300 ha, năm 1933 giảm xuống 1.961.000 ha [22, 52]. Năm 1930 hơn 200.000 ha đất trồng lúa bị bỏ hoang. Năm 1934 diện tích đất bỏ hoang lên tới 500.000 ha [17, 157]. Các vùng sản xuất lúa gạo đều giảm diện tích nhƣng sự sụt giảm diễn ra rõ nhất ở Nam Kỳ. Có thể thấy rõ hơn qua số liệu thống kê ở Sóc Trăng, từ năm 1931 đến năm 1934, diện tích canh tác ở đây giảm 12.172 ha [29,55].

Bảng 2.11 : Diện tích trồng lúa ở Nam Kỳ giai đoạn 1928 - 1933 [64,9].

(Đơn vị: Ha)

Giai đoạn Diện tích trồng lúa

1928 - 1929 2.028.300 1929 - 1930 2.178.900 1929 - 1930 2.178.900 1930 - 1931 2.224.900 1931 - 1932 1.983.500 1932 - 1933 1.961.000

Cao su là loại cây công nghiệp chính ở Việt Nam, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ hai sau lúa gạo. Từ năm 1925 - 1932, dƣới ảnh hƣởng của chƣơng trình Stevenson giá cao su trên thế giới giảm 92%. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng 1929 - 1933 cũng làm giảm mạnh khả năng tiêu thụ cao su trên thế giới, từ 807 nghìn tấn năm 1929 xuống 712 nghìn tấn năm 1930 và 673 nghìn tấn năm 1931 [64, 24]. Những diễn biến trên thị trƣờng thế giới đã trực tiếp tác động đến ngành cao su của Đông Dƣơng, làm giảm giá cao su xuất khẩu và giảm diện tích trồng cao su.

Bảng 2.12: Diện tích cao su trồng ở Việt Nam qua các thời kỳ.

(Đơn vị: Ha) [15, 87].

Giai đoạn Diện tích trồng Trung bình 1 năm

1921- 1929 39.958 4.400 1930 - 1938 33.119 3.700 1930 - 1938 33.119 3.700 1939 - 1944 28.146 4.700

Diện tích trồng cao su ở Việt Nam tăng khá nhanh trong giai đoạn 1921 - 1929, đạt tới gần 40 nghìn ha, nhƣng đến giai đoạn 1930 - 1938 chỉ

còn hơn 33 nghìn ha; giai đoạn 1930 - 1938 cũng là giai đoạn có diện tích trồng trong 1 năm thấp nhất (3.700 ha) so với giai đoạn 1921 - 1929 là 4.400 ha và giai đoạn 1939 - 1944 là 4.700 ha.

Từ năm 1927 đến năm 1932, diện tích cà phê trồng ở Việt Nam là 12.000 ha - trong đó Bắc kỳ: 4000 ha, Trung kỳ: 7000 ha, Nam kỳ: 1000 ha. Những năm 1934, 1935 diện tích trồng cà phê ở Việt Nam còn 7000 ha, bao gồm 3000 ha ở Bắc Kỳ, 3000 ha ở Trung Kỳ, 1000 ha ở Nam Kỳ [15, 84-85].

Sự suy giảm nghiêm trọng của ngành nông nghiệp gây ra tâm lý hoang mang trong cộng đồng cƣ dân sinh sống ở nông thôn. Các điền chủ, nhất là các điền chủ nhỏ, cũng lâm vào tình cảnh khó khăn, thua lỗ, nợ nần do sản phẩm làm ra không bán đƣợc hoặc chỉ bán đƣợc với giá thấp

Ngoài nông nghiệp, những ảnh hƣởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 cũng đƣợc thể hiện trong hầu hết các ngành công nghiệp.

2.3.2.2. Công nghiệp.

a. Công nghiệp khai thác mỏ

Trong thời kỳ 1929 - 1933, hầu hết ngành khai khoáng đều giảm sản lƣợng khai thác lẫn doanh thu.

Giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng giảm hơn 8 triệu đồng Đông Dƣơng - từ 18.610.000đồng (năm 1929) xuống còn 10.022.000 đồng (năm 1933). Ngành sản xuất kẽm có mức giảm mạnh nhất (từ 1.800.000 đồng xuống 172.000đồng), sau đó đến ngành nhiên liệu (14.300.000 đồng xuống 8.214.000 đồng), cuối cùng là ngành sản xuất thiếc và vonfram (giảm từ 2.000.000 đồng xuống 1.624.000 đồng ) [57,814].

Trong giai đoạn 1929 - 1934 sản lƣợng khai thác than ở Đông Dƣơng giảm 380.000 tấn - từ 1.972.000 tấn (năm 1929) xuống 1.592.000 tấn (năm 1934).

Các công ty lớn cũng đồng loạt giảm sản lƣợng khai thác. Năm 1931, Công ty than Hạ Long - Đồng Đăng khai thác 52.000 tấn, năm 1934 khai thác 39.000 tấn. Năm 1930, Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ khai thác 1.250.000 tấn, năm 1934 giảm xuống 920.000 tấn.

Khai thác than là một ngành công nghiệp quan trọng, sự suy giảm của nó phần nào phản ánh sự sa sút của các ngành công nghiệp khác.

Sản lƣợng kẽm giảm mạnh từ 47.000 tấn năm 1929 xuống còn 38.000 tấn năm 1930 và xuống 18.000 tấn trong năm 1931 [33, 121].

Bảng 2.13: Tình hình khai thác quặng và sản xuất kẽm từ 1930 - 1936 [33, 136]. (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm Sản lượng Quặng Kẽm 1930 38,1 15,9 1931 18,7 8 1932 10,1 5 1933 12,4 5 1934 12 5

Sản lƣợng khai thác phốt phát giảm mạnh từ 26.000 tấn năm 1930 còn 3.800 tấn năm 1931 [33, 121] [3, 121]. Việc khai thác crôm cũng phải ngừng lại, mặc dù mỏ crôm ở Cổ Định (Thanh Hoá) có thể khai thác 1000 tấn mỗi năm [20, 28].

Mặc dù có sự bảo trợ đối với ngành mỏ nhƣ ban hành Đạo luật ngày 26/7/1935 thƣởng tiền cho sản xuất mỏ, tham gia các Cacten quốc tế về thiếc nhƣ “Kế hoạch quốc tế hạn chế”, giảm thuế mỏ… để tạo sức cạnh tranh nhƣng ngành khai mỏ ở Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế.

b. Công nghiệp chế tạo xi măng và xây dựng.

Trong thời kỳ khủng hoảng 1929 - 1933, hàng loạt các ngành công nghiệp bị ngừng trệ và thu hẹp sản xuất. Ngành xây dựng phải đối đầu với nhiều khó khăn nghiêm trọng. Từ năm 1929 đến năm 1933, chỉ số xây dựng (đặc biệt tại các đô thị lớn) liên tiếp sụt giảm.

Bảng 2.14: Chỉ số xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 1929 - 1933

[53, 861].

(Năm 1925 =100)

Năm Sài Gòn Chợ lớn Hà Nội

1929 214 143 82

1930 117 115 105

1931 90 29 70

1932 39 8 48

1933 37 12 33

Ngành xây dựng sút giảm đã kéo nhiều ngành công nghiệp khác, đặc biệt là công nghiệp chế tạo xi măng sút giảm theo. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, sản lƣợng xi măng giảm từ 151.000 tấn năm 1931 xuống còn 107.000 tấn năm 1935.

Bảng 2.15: Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Đông Dương giai đoạn 1928 – 1932 [64, 83]

(Đơn vị: Tấn).

Năm Sản xuất Xuất khẩu Tiêu thụ nội địa

1929 183.800 40.000 152.400 1930 167.700 34.700 146.400 1930 167.700 34.700 146.400 1931 151.500 52.400 105.500 1932 170.500 90.700

Từ năm 1932 đến năm 1935, sản lƣợng xi măng sút giảm mạnh mẽ từ 170.500 tấn (năm 1932) xuống còn 107.000 tấn năm 1935.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, một số ngành công nghiệp nhƣ khai mỏ, chế biến xi măng phải chịu sự tàn phá nặng nề. Trái lại, những ngành sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong nƣớc, có sự bảo trợ của nhà nƣớc vẫn trụ vững, điển hình là công nghiệp điện.

c. Công nghiệp điện.

Từ 1929 - 1937, sản lƣợng điện ở Đông Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng nhìn chung vẫn ổn định.

Bảng 2.16: Sản lượng điện của Đông Dương từ 1929 - 1937

[33, 154].

(Đơn vị: Nghìn kw/giờ)

Năm Đông Dương Bắc Kỳ Trung Kỳ Nam Kỳ

1929 62.825 17.450 4.293 34.292 1933 61.963 17.014 4.912 33.276 1933 61.963 17.014 4.912 33.276 1934 59.963 16.572 5.113 31.953 1935 64.273 18.266 5.427 34.285 1936 68.401 20.350 5.588 35.588 2.3.2.3. Thƣơng nghiệp.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, tình hình ngoại thƣơng của hầu hết các nƣớc đều bị sút giảm nghiêm trọng. Thêm vào đó, các nƣớc dùng hàng rào thuế quan bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc và độc chiếm thị trƣờng thuộc địa (đối với những nƣớc có thuộc địa). Sự trả đũa thƣơng mại bằng hàng rào thuế quan và các chính sách hạn chế nhập khẩu lẫn nhau càng làm tình hình thƣơng mại thế giới đình trệ hơn.

Đông Dƣơng đƣợc xếp vào nhóm nƣớc có tỷ lệ sút giảm chỉ số ngoại thƣơng lớn nhất:

Bảng 2.17: Sự biến động về chỉ số ngoại thương của một số nước giai đoạn 1929 - 1932 [64 , 104-105] Nước 1929 1932 Tỷ lệ sút giảm (%) Pháp 4.274 1.946 54,1 Tunisie 133 74 44,3 Algérie 382 315 17,5 Maroc 148 75 49,3 Philippines 309 135 56,3 Trung Quốc 1.460 506 65,3 Nhật Bản 1.969 783 60,2 Đông Dƣơng 203 1932 65,5 Ấn Độ 2.074 706 65,9 Malaysia 1.019 285 72

Giá trị xuất - nhập khẩu của Đông Dƣơng từ năm 1929 đến năm 1936 bị sút giảm nghiêm trọng.

Bảng 2.18: Tình hình xuất nhập khầu của Đông Dương qua các năm [19,12] (Đơn vị: Triệu đồng Đông Dương)

Năm Xuất cảng Nhập cảng 1929 261,2 257,4 1930 184 181 1931 112,8 131,1 1932 101,9 95,1 1933 101,45 91,08 1934 106,06 91,43

Giá trị xuất khẩu giảm rõ rệt từ 264,2 triệu đồng Đông Dƣơng (năm 1929) xuống 106 triệu đồng Đông Dƣơng (năm 1934). Giá trị nhập khẩu giảm từ 257,4 triệu đồng Đông Dƣơng năm 1929 xuống 91,43 triệu đồng Đông Dƣơng năm 1934. Gạo và than đá là hai mặt hàng có sự giảm sút nhiều nhất về khối lƣợng xuất khẩu.

Năm 1929, lƣợng gạo xuất khẩu là 1.471.643 tấn, năm 1931 chỉ còn 959.504 tấn

Bảng 2.19: Tình hình xuất khẩu gạo ở Đông Dương từ 1929-1934

(Đơn vị: Tấn) [25,27]

Năm Số gạo xuất cảng

1929 1.471.643 1930 1.121.593 1930 1.121.593 1931 959.504 1932 1.213.906 1933 1.153.493 1934 1.529.000

Xuất khẩu than cũng lâm vào tình cảnh tƣơng tự:

Bảng 2.20: Tình hình xuất khẩu than của Đông Dươngtừ 1930-1934

(Đơn vị: Tấn)[5,130]

Năm Phần xuất khẩu

1930 1.287 1931 1.248 1931 1.248 1932 1.147 1933 1.256 1934 1.173

Trƣớc khủng hoảng, Đông Dƣơng xuất cảng nhiều nhất sang các nƣớc châu Á. Khi khủng hoảng diễn ra, khối lƣợng hàng hoá xuất khẩu của Đông Dƣơng sang thị trƣờng châu Á giảm sút.

Năm 1931 tỷ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc - Hƣơng Cảng chiếm tới 89% tổng khối lƣợng xuất khẩu thì đến năm 1936 chỉ còn là 41%. Năm 1931 Đông Dƣơng xuất 41,5 nghìn tấn gạo sang Singapore và 104 nghìn tấn gạo sang Miến Điện; năm 1933 chỉ còn 18,5% và 68,8% các con số nêu trên [55,198].

Trong khi đó, quan hệ xuất - nhập khẩu của Đông Dƣơng với Pháp và các thuộc địa của Pháp đƣợc tăng cƣờng, giá trị xuất khẩu tăng từ 22% lên 34,7%, giá trị nhập khẩu tăng từ 49% lên 60,6% trong tổng số giá trị xuất nhập khẩu của Đông Dƣơng với Pháp và các thuộc địa Pháp.

Năm 1931 Đông Dƣơng xuất sang Pháp và các thuộc địa của Pháp 307,1 nghìn tấn gạo (riêng xuất sang Pháp 292,2 nghìn tấn), năm 1933 tăng lên 571,1 nghìn tấn (xuất sang Pháp 511,9 nghìn tấn).

Bảng 2.21: Tình hình xuất nhập khẩu của Đông Dương với Pháp và các thuộc địa của Pháp giai đoạn 1928 – 1932 [64 - 114,115]

Năm Giá trị (triệu francs) Tỷ lệ trên tổng số giá trị nhập khẩu của Đông Dương(%) Giá trị (triệu francs) Tỷ lệ trên tổng số giá trị xuất khẩu của

Đông Dương(%)

1929 1.147,5 49 606,6 22 1930 1.289 59,2 480,7 26 1930 1.289 59,2 480,7 26 1931 1.073,6 53,2 374,5 34,2 1932 688,4 60,6 387,6 34,7

Những diễn biến của nền thƣơng mại của Đông Dƣơng thời kỳ này đã phản ánh những đặc trƣng của một nền kinh tế thuộc địa, phản ánh sự lệ thuộc chặt chẽ của Đông Dƣơng vào nền kinh tế Pháp. Nhân dân Đông Dƣơng phải mua đắt hàng hóa của Pháp và bán rẻ hàng hóa của mình. Họ

phải hứng chịu và chia sẻ những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với chính quốc.

2.3.2.4. Tài chính

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm tình hình ngân sách của Đông Dƣơng biến động theo chiều hƣớng xấu. Nguồn thu của ngân sách sút giảm rõ rệt. Năm 1930 số thu của ngân sách trung ƣơng là 94,745 triệu đồng, sang năm 1931 giảm xuống còn 75,696 triệu. Riêng trong năm 1931, số thất thu của ngân sách liên bang lên tới 14 triệu, năm 1932 tăng lên 16 triệu [22, 54]. Nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn thu từ thuế gián thu giảm mạnh do hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút.

Yêu cầu tăng nguồn thu cho ngân sách đƣợc đặt ra cấp bách, nhiều biện pháp đã đƣợc thực hiện trong đó quan trọng nhất là việc phát hành công trái, vay tiền từ chính phủ Pháp và giảm tối thiểu các nguồn chi (chi trả lƣơng cho bộ máy hành chính…). Năm 1931, số công trái phát hành trị giá 3,355 triệu đồng Đông Dƣơng, năm 1932 lên tới 7,261 triệu, năm 1933 tăng lên 9,415 triệu đồng. Số vay nợ từ chính phủ Pháp trong giai đoạn này là 1,62 tỷ Francs [22, 54]. Do nguồn thu giảm nên tổng số chi của ngân sách Đông Dƣơng giảm liên tục từ năm 1931 đến năm 1935:

Bảng 2.22: Các khoản chi tiêu của ngân sách Đông Dương trong các năm 1931 và 1935

(Đơn vị: Triệu đồng Đông Dương) [15, 259].

Các khoản chi Năm 1931 Năm 1932

Chi cho bộ máy hành chính, nộp quỹ ở Pháp 76 34,211 Trả nợ bên Pháp 3,5 14,022 Công chính, y tế, giáo dục 19 7,216

Những khoản chi trong ngân sách dành cho phúc lợi xã hội, lƣơng cho viên chức giảm nhƣng đồng thời các khoản trả nợ cho Pháp lại tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với Việt Nam (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)