Trƣớc năm 1929, khoản đầu tƣ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đƣợc lấy từ ngân sách cấp xứ. Sau năm 1931, khoản đầu tƣ này lấy từ số tiền vay nợ từ chính quốc, trong đó có huy động công trái.
Đạo luật tháng 2/1931 của chính phủ Pháp cho Đông Dƣơng vay 1270 triệu francs, dành chủ yếu cho việc xây dựng các công trình công cộng.
Trên thực tế, nguồn thu từ công trái cung cấp 47% số kinh phí cho việc xây dựng các công trình công cộng, 53% còn lại đƣợc lấy từ ngân sách liên bang. Việc huy động công trái từ việc vay nợ bên ngoài đã làm tăng nguồn nợ công của ngân sách liên bang. Mục đích của việc vay vốn để thực hiện các công trình công cộng là giải quyết các vấn đề kinh tế (kích cầu) và ổn định xã hội (giải quyết vấn đề thất nghiệp). Tuy nhiên, đó cũng là một giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tƣ của các công ty tƣ bản chính quốc.
Sau đây là tỷ lệ vốn đầu tƣ cho việc xây dựng các công trình công cộng qua từng loại ngân sách:
Bảng 2.2: Sự tiến triển các loại chi phí của ngân sách liên bang từ 1931 - 1938 [2, 34]
Loại 1931 1935 1938
Cơ quan vay nợ 3.5% 26.7% 19.2% Đóng góp cho chi phí của chính quốc 12.25 75% 5.1% Hành chính quản lý 57% 47.6% 48% Công trình công cộng 15.9% 7.6% 12.2% Trợ cấp cho các ngân sách địa phƣơng 11.45 11.1% 15.5%
Tổng cộng 100% 100% 100%
Bảng 2.3: Các loại chi phí của ngân sách cấp xứ năm 1930
(Đơn vị: triệu đồng Đông Dương) [2, 35]
Loại Bắc Kỳ Trung Kỳ Nam Kỳ Lào Cao Miên Tổng cộng
Chi tiêu về chính trị và quản
lý chung 10,1 5.6 8.2 2.2 6.5 32.6 Chi tiêu cho các công sở tài
chính 0.8 0.4 1.2 0.1 0.8 3.3 Chi tiêu thuộc lợi ích kinh tế 1.1 0,9 1.2 0.2 0.9 4.3 Chi tiêu cho các công trình
công chính 3.9 1.9 5.6 0.8 3.9 16.1 Chi tiêu thuộc lợi ích xã hội 4.6 2.7 4.2 0.8 1.8 14.1 Các khoản chi tiêu khác 1.2 0.3 0.8 0.1 2.4
Tổng 21.7 11.8 21.2 4.1 14.0 72.8
Từ năm 1930 - 1935, chính quyền đã dành 405 triệu đồng cho việc xây dựng các công trình công cộng, trong đó có 214,3 triệu đồng lấy từ ngân sách liên bang và 190,6 triệu đồng là tiền vay. Trong đó 64% kinh phí
đƣợc dành cho Trung Kỳ và Bắc Kỳ, 21% kinh phí dành cho Nam Kỳ. Phân bố kinh phí xây dựng các công trình công cộng theo từng vùng, miền nhƣ sau:
Bảng 2.4 : Phân bố theo thuộc địa và theo tính chất công trình, những chi phí cho công trình công cộng, thực hiện từ 1900 đến 1935
(theo %) [2, 35].
Khu vực Đường sắt Đường sá Thuỷ lợi và việc đi lại trên sông biển
Các khoản khác Bắc Kỳ 27,6 24,5 37,7 31,9 Trung Kỳ 46,1 27,5 22,6 26 Nam Kỳ 13,1 11,5 35,5 30,8 Lào 0,1 16 2,1 2,7 Cao Miên 13,1 20,5 2,1 8,6 Tỷ lệ 42 17 19 22
Sự phân bố những chi phí về công trình công cộng đƣợc minh họa nhƣ sau:
Bảng 2.5: Sự phân bố chi phí chung kể từ năm 1931
(Đơn vị: ngàn frs) [2,35]
Tính chất công trình công cộng Tổng số tiền
Đƣờng sắt 1.161.000
Thủy lợi nông nghiệp 482.400 Trang bị bƣu điện 108.000 Chi phí y tế 120.000
Tổng 1.871.400
Rõ ràng là việc chi phí cho đƣờng sắt là chủ yếu với 62% tổng số vốn chung, sau đó đến thủy lợi nông nghiệp với 25.7% số vốn và 12% còn
lại dành cho trang bị bƣu điện và chi phí y tế với tỷ lệ ngang nhau.
Cho tới năm 1931, thực dân Pháp đã xây dựng đƣợc 2.389km đƣờng sắt rộng 1m ở Đông Dƣơng, bao gồm các tuyến Hà Nội - Na Sầm (179km), Hà Nội - Vinh (326 km), Vinh - Đông Hà (299km), Đông Hà - Đà Nẵng (175km). Tính đến ngày 31/12/1931 đã có 2.000km đƣờng rải nhựa, 1.975km đƣờng đắp đất, 4.720km rải đá đƣợc đƣa vào sử dụng ở Đông Dƣơng.
Sự ƣu tiên cho việc xây dựng các công trình công cộng đặc biệt là đƣờng sá, công trình thủy lợi là điều có thể thấy rõ rệt trong thời kỳ này.
Với việc hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế Đông Dƣơng, Pháp muốn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công cuộc khai thác thuộc địa; tạo điều kiện vận chuyển hàng hoá về “mẫu quốc” dễ dàng hơn; thu hút trở lại nguồn đầu tƣ của tƣ bản tƣ nhân, tăng khả năng tiêu thụ - tăng sức mua ở Đông Dƣơng để giảm khối lƣợng hàng hoá ứ đọng.
Bên cạnh những chính sách tài trợ cho sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, chính quyền thực dân pháp ở Đông Dƣơng còn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá hàng hoá xuất khẩu của Đông Dƣơng ở nhiều thị trƣờng thế giới, nhằm tiêu thụ hàng hoá ứ đọng.